Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bé bị tiêu chảy nhưng không sốt: Nguyên nhân và giải pháp

Mục lục

Bé bị tiêu chảy có sốt hay không phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giải thích lý do bé bị tiêu chảy nhưng không sốt, đồng thời cung cấp những biện pháp hữu ích cho mẹ để xử lý vấn đề này.

Bé bị tiêu chảy nhưng không sốt: nguyên nhân và giải pháp

1. Tiêu chảy ở trẻ là gì? Trẻ bị tiêu chảy có sốt không?

Tiêu chảy ở trẻ em được định nghĩa là tình trạng đi phân lỏng hoặc nước, nhiều hơn 3 lần mỗi ngày. Tiêu chảy gồm 2 loại chính: cấp tính (kéo dài không quá 14 ngày) và mãn tính (kéo dài vài tuần).

Trẻ tiêu chảy có thể có sốt nếu mắc kèm nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc ký sinh trùng. Còn lại, hầu hết các trường hợp, trẻ tiêu chảy thường mắc kèm biếng ăn, nôn trớ, đau bụng nhưng không có sốt.

Tuy nhiên, tiêu chảy không sốt không đồng nghĩa với việc bệnh trạng của bé ít nguy hiểm hơn. Những cơn tiêu chảy cấp tính dù có sốt hay không đều có nguy cơ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

2. Nguyên nhân bé bị tiêu chảy nhưng không sốt

Việc tìm hiểu về nguyên nhân bé bị tiêu chảy nhưng không sốt sẽ giúp các mẹ có phương pháp chăm sóc và điều trị chính xác, phù hợp và an toàn với trẻ.

nguyên nhân bé bị tiêu chảy nhưng không sốt

5 nguyên nhân bé bị tiêu chảy nhưng không sốt

2.1. Loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột có thể gây tiêu chảy mà không sốt, điển hình bởi tình trạng suy giảm số lượng lợi khuẩn và tăng cường số lượng hại khuẩn.

Loạn khuẩn thường xảy ra khi con dùng thuốc kháng sinh, chế độ ăn uống không hợp lý, thay đổi môi trường sống hoặc mắc một số bệnh lý. Chứng bệnh này thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần nếu như không được ba mẹ quan tâm và bổ sung đủ số lượng lợi khuẩn.

Ngoài triệu chứng tiêu chảy, trẻ bị loạn khuẩn còn có thể gặp các biểu hiện khác như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và cảm giác khó chịu, buồn nôn.

2.2. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra khi con tiếp xúc với protein hoặc các chất gây dị ứng khác. Khi trẻ bị dị ứng, cơ thể sẽ tiết ra các chất gây viêm, kích thích niêm mạc ruột tống thức ăn và các tác nhân gây dị ứng ra ngoài. Kết quả là con tiêu chảy liên tục, nôn, phát ban nhưng không kèm sốt.

Các thực phẩm dễ gây dị ứng mẹ cần lưu tâm bao gồm:

  • Sữa. Trẻ bị dị ứng với protein (casein hoặc whey) có trong sữa bò, sữa công thức hoặc các sản phẩm có chứa sữa 
  • Đậu nành, đỗ tương, lạc và các loại hạt, quả hạch
  • Trứng (trứng gà, trứng vịt, trứng cá...).
  • Lúa mì, lúa mạch. Phổ biến nhất là dị ứng/bất dung nạp gluten có trong lúa mì, gây tiêu chảy cấp tính không có sốt
  • Cá và hải sản
  • Động vật có vỏ kitin (nhộng, tằm, tôm động vật giáp xác...)

bé bị đi ngoài không sốt do dị ứng

Trẻ bị dị ứng có biểu hiện đi ngoài, mẩn đỏ ở tay, quanh miệng

2.3. Bất dung nạp lactose

Bất dung nạp lactose ở trẻ xảy ra khi cơ thể không đủ enzyme để tiêu hóa lactose, thường dẫn đến tiêu chảy nhưng không sốt do không có phản ứng viêm. Khi mẹ cho bé uống sữa hoặc các sản phẩm từ sữa như phô mai, bơ, lactose tích tụ trong ruột có thể kéo nước vào trong đường ruột gây phân lỏng.

Ngoài ra, trẻ có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, chướng bụng và buồn nôn xuất hiện khoảng 30 phút đến 2 giờ sau khi ăn thực phẩm chứa lactose.

Yếu tố di truyền, tuổi và chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến tình trạng này. 

2.4. Trẻ nhiễm ký sinh trùng

Trẻ nhỏ dễ nhiễm ký sinh trùng do ăn phải thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm với ký sinh trùng như Giun, sán, trùng kiết lỵ, trùng roi... gây tiêu chảy. Trong một số trường hợp, khi số lượng ký sinh trùng còn nhỏ, con không có biểu hiện sốt. 

Tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng ở trẻ có thể có chất nhầy hoặc máu, đi kèm với các triệu chứng như đau bụng, ngứa quanh hậu môn, mệt mỏi, chán ăn, đôi khi có thể gây phát ban da.

2.5. Giai đoạn sớm của một số bệnh lý đường tiêu hóa

Trong giai đoạn sớm của một số bệnh lý đường tiêu hóa, trẻ có thể bị tiêu chảy mà không sốt. Các bệnh lý này thường không gây ra triệu chứng sốt trong giai đoạn đầu, nhưng khi tiến triển nặng, các triệu chứng có thể trở nên rõ rệt hơn, kèm sốt cao, miệng khô, mất nước...

Một số bệnh lý thường không có sốt trong giai đoạn đầu bao gồm:

  • Hội chứng ruột kích thích: Bệnh mạn tính thường không có sốt
  • Viêm loét đại tràng: Bệnh mạn tính hoặc cấp tính, khiến bé tiêu chảy kèm đau bụng
  • Bệnh Crohn: Tiêu chảy kèm sốt toàn thân, xuất hiện khi bệnh tiến triển
  • Bệnh Celiac: Sốt chỉ xuất hiện khi có nhiễm trùng hoặc biến chứng
  • Suy tuyến tụy hoặc viêm tụy: Đi ngoài phân có bọt (mỡ), đôi khi có sốt khi bệnh tiến triển cấp tính
  • Viêm ruột thừa: Trẻ không sốt hoặc sốt nhẹ nên thường bị bỏ qua, khi bé sốt cao là bệnh đã trở nên nguy hiểm

3. Bé bị tiêu chảy nhưng không sốt mẹ cần phải làm gì?

Nếu mẹ đang lúng túng không biết làm gì khi bé bị tiêu chảy nhưng không sốt, hãy chú ý đến 4 nguyên tắc điều trị sau đây. Áp dụng đúng, tình trạng tiêu chảy ở trẻ có thể dần cải thiện nhanh chóng hồi phục.

3.1. Nhanh chóng bù nước, điện giải

bù nước điện giải cho trẻ

Nhanh chóng bù nước, điện giải cho trẻ bằng dung dịch phù hợp

Điều nguy hiểm nhất khi trẻ bị tiêu chảy là tình trạng mất nước và điện giải. Vì vậy, mẹ nên cho bé uống dung dịch bù nước và điện giải (ORS) theo hướng dẫn bác sĩ, uống từ từ và thường xuyên để cơ thể hấp thụ tốt hơn.

Nếu có dấu hiệu mất nước nặng, như miệng khô hoặc tiểu ít, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.

3.2. Lưu ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ

Khi bé bị tiêu chảy nhưng không sốt, cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để con có đủ năng lương, hỗ trợ quá trình tái tạo niêm mạc và phục hồi của trẻ sau này:

  • Ưu tiên các món ăn dễ tiêu: Mẹ nên ưu tiên những thực phẩm quen thuộc với bé như gạo, chuối, khoai tây, thịt lợn, gà... chế biến theo cách đơn giản. Các món cháo, súp cũng là những lựa chọn đáng được cân nhắc trong thực đơn khi bé bị tiêu chảy
  • Để trẻ ăn thêm hoa quả giàu nước, vitamin, kali và kẽm như chuối, táo, cam, dưa hấu...
  • Ưu tiên rau xanh và thực phẩm giàu chất xơ hòa tan, hỗ trợ hệ tiêu hóa
  • Hạn chế đường, gia vị, thực phẩm cay nóng
  • Hạn chế các thực phẩm có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn như sữa, thực phẩm nhiều chất béo, đồ ngọt...
  • Nếu trẻ gặp vấn đề với lactose trong sữa, mẹ có thể thay thế bằng các sản phẩm không chứa lactose như sữa đậu nành.

3.3. Bổ sung men vi sinh

Bổ sung men vi sinh có thể giúp bé bị tiêu chảy nhưng không sốt hồi phục nhanh chóng. Men vi sinh hỗ trợ cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột, cải thiện chức năng tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng men vi sinh trong 24h đầu có thể giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy.

Mẹ có thể tham khảo Men 10 chủng BioAmicus - sản phẩm bổ sung men vi sinh chứa tới 10 loại lợi khuẩn đầu tiên tại Việt Nam

Với công thức chuẩn liều 1 tỷ lợi khuẩn, sản phẩm không chỉ hỗ trợ ngăn ngừa hiệu quả tình trạng tiêu chảy mà còn giúp xây dựng hệ vi sinh khỏe mạnh và đa dạng, hỗ trợ cải thiện táo bón, rối loạn tiêu hóa. biếng ăn...

Sản phẩm được sử dụng rộng rãi tại hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ và được phân phối chính hãng tại hơn 10.000 điểm bán, nhà thuốc, bệnh viện trên cả nước.

có men 10 chủng tiêu hóa trơn tru

Có men 10 chủng - Tiêu hóa trơn tru

3.4. Bổ sung kẽm

Kẽm rất quan trọng cho trẻ bị tiêu chảy vì nó giúp cải thiện tình trạng bệnh và tăng cường hệ miễn dịch. Việc bổ sung kẽm giúp ruột hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn. Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung kẽm cho trẻ đúng liều lượng.

3.5. Đảm bảo vệ sinh hạn chế tiêu chảy lây lan

Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi chăm sóc trẻ là rất quan trọng để tránh lây lan mầm bệnh. Rửa tay cho cả mẹ và bé bằng xà phòng sau khi thay tã hoặc tiếp xúc với dịch tiêu chảy. Đồng thời, giữ vệ sinh đồ chơi và các vật dụng trẻ tiếp xúc để hạn chế tình trạng lây nhiễm trong gia đình.

3.6. Theo dõi tình hình của trẻ 

Mẹ cần quan sát các dấu hiệu nặng hơn như sốt cao, phân có máu, hoặc nôn mửa nhiều lần. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như bé khóc không có nước mắt, da khô, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay để kiểm tra và điều trị kịp thời.

4. Trẻ bị đi ngoài không sốt khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khi trẻ bị tiêu chảy không sốt, việc theo dõi triệu chứng và quyết định thời điểm đi khám bác sĩ là rất quan trọng. Mẹ nên lưu ý nếu tình trạng kéo dài hơn 24 giờ mà không cải thiện. Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước như miệng khô, tiểu ít hoặc khát nước nhiều hơn bình thường, mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.

Ngoài ra, các triệu chứng như đau bụng dữ dội, nôn mửa nhiều lần, hoặc phân có máu cũng cần được chú ý. Đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời giúp xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả.

Hy vọng bài viết "Bé bị tiêu chảy nhưng không sốt: Nguyên nhân và giải pháp" đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng này, cũng như cơ chế liên quan và các giải pháp hỗ trợ. Nếu mẹ cần thêm thông tin hoặc có thắc mắc, hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để được nhận tư vấn từ đội ngũ chuyên gia nhé.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan