Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Biểu hiện tiêu chảy ở trẻ sơ sinh mẹ cần biết

Mục lục

   Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ em. Tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra suy dinh dưỡng. Lý do chính là trẻ ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại cần phải cao. Vậy những biểu hiện tiêu chảy ở trẻ như thế nào?

Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

   Trẻ em là một cơ thể đang lớn và đang hoàn thiện. Tùy từng giai đoạn phát triển mà phân của trẻ có những tính chất khác nhau. Không trẻ nào giống trẻ nào hoàn toàn. Thậm chí nó có sự khác biệt giữa các ngày với nhau. Do đó, trước khi xem đến những biểu hiện tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Cùng tìm hiểu những điều BÌNH THƯỜNG ở trẻ mà nhiều khi ta vẫn coi là khác thường mẹ nhé!

triệu chứng Tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường

Số lần đi vệ sinh của trẻ trong ngày

   Cha mẹ thường lo lắng khi thấy trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày. Song ở trẻ sơ sinh, kiểu đi ngoài BÌNH THƯỜNG khá dao động. Trẻ sơ sinh thường đi ngoài 3-4 lần/ngày. Hoặc cũng có thể lên đến 7-8 lần/ngày tùy từng trẻ. 

    Trẻ lớn dần thì hệ tiêu hóa cũng hoàn thiện hơn, tốc độ vận chuyển thức ăn chậm lại nên số lần đi ngoài sẽ giảm. Thậm chí một số trẻ chỉ đi 1 lần/ngày hoặc vài ngày mới đi 1 lần.

    Trẻ bú mẹ đi ngoài nhiều hơn trẻ bú sữa công thức.  

    Số lần đi ngoài trong ngày ở mỗi trẻ không giống nhau. Nếu trẻ vẫn tăng cân đều, ăn ngủ tốt và không có các triệu chứng bất thường khác kèm theo thì mẹ đừng lo lắng quá nhé! 

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em mẹ cần lưu ý

Tính chất phân

   Ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong những tháng đầu đời, phân thường lỏng và mềm hơn bình thường. Có màu xanh đậm hoặc vàng đậm. Nhưng chúng sẽ khuôn dần theo thời gian.

    Phân là kết quả của một quá trình tiêu hóa: Thức ăn nuốt vào và được phân hủy bởi hệ vi khuẩn, enzyme tiêu hóa của đường ruột. Do đó, phân của trẻ liên quan mật thiết đến hệ vi khuẩn sinh sống trong đường ruột; enzyme tiêu hóa và những thứ mà mẹ ăn, trẻ ăn và trẻ uống.

Ví dụ như: 

    Khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng (do kháng sinh, nhiễm khuẩn, nhiễm rota virus,…). Trẻ rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kém hấp thu, miễn dịch kém. Trẻ thường đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân sống hay lẫn nhầy máu,…

    Một số loại thực phẩm như: cà chua, cà rốt, củ dền, rau chân vịt,… Một số loại thuốc như sắt, bismuth subsalicylate khi bổ sung thường làm màu sắc phân của trẻ thay đổi.

    Do đó, mẹ đừng quá hoảng sợ hay lo lắng khi thấy phân của bé đổi màu nhẹ. Thêm một vài hạt nho nhỏ trong một hay hai lần đi ngoài nhé! Trong giai đoạn sơ sinh này, mẹ nên dự phòng sẵn men vi sinh tại nhà cho bé. Nhất là với bé miễn dịch kém, bé ăn sữa ngoài, bé đang ăn dặm bổ sung. Khi hệ vi sinh đường ruột được cân bằng, hệ tiêu hóa của bé sẽ được bảo vệ và vận động trơn tru hơn. 

Có thể mẹ quan tâm

Dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy – Cách chăm sóc bé khoa học

Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em mẹ cần lưu ý

Biểu hiện tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

    Ở nhiều trẻ sơ sinh, việc đi ngoài >3 lần/ngày là điều bình thường. Số lần đi ngoài của mỗi trẻ là khác nhau. Song nếu bỗng một ngày, trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường, phân lỏng, rất lỏng, thậm chí chỉ toàn nước khác hẳn mọi ngày thì mẹ hãy chụp lại hoặc lưu lại mẫu phân và cho bé đi khám ngay nhé!

    Ngoài ra, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này như: do kháng sinh, nhiễm vi khuẩn, nhiễm virus,… Tùy từng trường hợp mà trẻ tiêu chảy có các dấu hiệu khác kèm theo như:

Phân chứa nhiều chất nhầy hay lẫn máu: Ở trẻ sơ sinh, một lượng nhỏ chất nhầy trong phân là bình thường. Trẻ bú mẹ, trẻ mọc răng hay đang bị viêm nhiễm đường hô hấp, đờm nhiều thì lượng chất nhầy trong phân cũng nhiều hơn. Song sẽ đáng lo ngại khi phân lần nhiều chất nhầy, đặc biệt là nhầy máu. Rất có thể trẻ đang gặp phải tình trạng nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Khó chịu, quấy khóc, chán ăn

Đau bụng

Nôn ói nhiều

Sốt 38,5 độ trở lên

Có dấu hiệu mất nước như: khô miệng, lạnh đầu chi, giảm lượng nước tiểu,… Mẹ có thể đặt thử 1 ngón tay vào miệng trẻ để kiểm tra. Lưu ý là rửa tay sạch trước đã mẹ nhé!

tính chất phân tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Tính chất phân bình thường ở trẻ sơ sinh

Sử dụng men vi sinh BioAmicus Complete – Hỗ trợ giảm tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh

    Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị tiêu chảy, cha mẹ cần lập tức đưa bé đến bệnh viện để được để xác định đúng nguyên nhân và sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy cho bé sao cho đúng. Ngoài ra, việc chăm sóc cho bé tại nhà đúng cách cũng rất quan trọng.

    Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete cung cấp 10 chủng lợi khuẩn cần nhiết và quan trọng nhất cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Các lợi khuẩn giúp tiêu hóa hiệu quả thức ăn, đồng thơi giảm lượng hại khuẩn sinh khí trong đường ruột.

men vi sinh 10 chủng giúp bé hết tiêu chảy cấp

Men vi sinh 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam – Bioamicus Complete

   Cách dùng:

    Với trẻ < 1 tuổi cho bé dùng 5 giọt/ngày, mỗi ngày 1 lần

    Trẻ > 1 tuổi dùng 5 giọt/lần, ngày 1-2 lần

   Sản phẩm không màu, không mùi, không vị , không chất bảo quản, không chất gây dị ứng

   BioAmiucus Complete được phân phối chính hãng tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Dược phẩm Hunmed và đã có mặt tại hơn 30 Quốc gia trên thế giới.

   Hi vọng, những thông tin về hiện tượng tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh mà BioAmicus Việt Nam đã tổng hợp được sẽ giúp ích cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc con nhỏ. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để giúp bé yêu có một khởi đầu khỏe mạnh ba mẹ nhé!



Bài viết liên quan