Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

2 cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng và lưu ý cho mẹ

Mục lục

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là hiện tượng phổ biến khiến mẹ băn khoăn và lo lắng. Nếu mẹ đang tìm kiếm những giải pháp an toàn từ thiên nhiên, đừng bỏ qua cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng. Bài viết sau sẽ cung cấp cho mẹ 2 cách dùng lá đinh lăng phổ biến nhất cũng như những lưu ý cần nhớ khi dùng.cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng

1. Tác dụng của lá đinh lăng trị mồ hôi trộm ở trẻ

Cây đinh lăng là một loại cây phổ biến và quen thuộc được trồng nhiều ở Việt Nam, dùng làm cây cảnh hay làm thuốc. Các bộ phận của cây đinh lăng đều có những tác dụng đến sức khỏe. Trong đó, lá đinh lăng được dùng để giảm tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ. Lá đinh lăng có vị đắng nhẹ, tính mát, quy vào các kinh tâm, can, thận, với các công năng sau: 

  • Giải biểu, thanh nhiệt: Giúp làm mát cơ thể, hỗ trợ cải thiện tình trạng trẻ bị ra mồ hôi trộm do cơ thể bị nhiệt hoặc suy nhược.
  • Bổ khí, kiện tỳ: Hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho những trẻ em có cơ địa yếu, dễ đổ mồ hôi, mất ngủ, hoặc mệt mỏi.
  • An thần, giảm căng thẳng: Tác dụng an thần của lá đinh lăng giúp trẻ ngủ ngon, giảm tình trạng ra mồ hôi khi ngủ.
  • Kháng viêm, lợi tiểu: Giúp thanh lọc cơ thể, giảm tình trạng tích nhiệt bên trong – một trong những nguyên nhân dẫn đến mồ hôi trộm.

Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh các thành phần trong lá đinh lăng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ ra mồ hôi trộm. Cụ thể như:

  • Saponin - Hoạt chất chính có trong nhân sâm - Giúp tăng cường sức khỏe, kích thích tuần hoàn máu và cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể – yếu tố gây mồ hôi trộm ở trẻ.
  • Các vitamin nhóm B, C và acid amin thiết yếu hỗ trợ ổn định thần kinh, giúp trẻ ngủ ngon hơn, từ đó giảm tình trạng mồ hôi trộm vào ban đêm.
  • Flavonoid và Alkaloid: Các chất này có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm nhiễm, mẩn ngứa

2. Gối đinh lăng chữa mồ hôi trộm cho bé

gối đinh lăng trị mồ hôi trộm cho bé

Gối đinh lăng có phần ruột từ bông và lá đinh lăng khô

2.1. Tác dụng của gối đinh lăng đối với trẻ ra mồ hôi trộm

Lá đinh lăng có khả năng hút ẩm tốt, giúp giữ cho đầu bé khô ráo, thông thoáng giúp tránh hiện tượng ẩm ướt, bết dính tóc, làm trẻ dễ chịu hơn khi ngủ.

Ngoài ra, mùi thơm nhẹ từ lá đinh lăng có tác dụng an thần, giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ, giảm tình trạng trằn trọc, ít tỉnh giấc vào ban đêm.

Với các tác dụng trên thì chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng phù hợp với những bé hay bị ra mồ hôi trộm ở phần đầu khi làm dạng gối đầu cho bé. Dạng gối ôm, gối chặn bụng phù hợp khi bé bị đổ mồ hôi trộm ở phần thân.

2.2. Gối đinh lăng khác gì so với gối nằm thông thường?

Khác với gối nằm bằng cotton hoặc bông thông thường, gối là từ lá đinh lăng có mùi thơm nhẹ tự nhiên của thảo mộc. Hương thơm này giúp an thần, tạo cho trẻ cảm giác thư giãn và dễ chịu, hỗ trợ giấc ngủ ngon.

Lá đinh lăng khô tạo sự khô phồng tự nhiên, nhẹ nhàng nâng đỡ cơ thể trẻ mà không bị bí bách, thông thoáng khí, tránh kích ứng do tích tụ mồ hôi ở da đầu.

2.3. Cách làm gối đinh lăng

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá đinh lăng khô: 0,5 – 1 kg hoặc lá tươi (1-3kg)
  • Vải cotton mềm, thoáng khí
  • Bông gòn (nếu cần độ phồng cao hơn)

Hướng dẫn làm:

  • Sơ chế lá đinh lăng: Rửa sạch lá đinh lăng, phơi khô ở nơi thoáng gió. Đảm bảo lá khô hoàn toàn để tránh ẩm mốc.
  • Chuẩn bị gối: Cắt vải thành kích thước phù hợp với bé (30x40cm hoặc tùy ý). Khâu viền gối, chừa một khe hở để nhồi lá.
  • Nhồi lá đinh lăng: Nhồi lá đinh lăng khô vào gối, có thể thêm một ít bông gòn để tăng độ mềm mại, khâu kín khe hở lại.
  • Bảo quản: Thường xuyên phơi gối dưới nắng để giữ gối thơm và hạn chế nấm mốc.

3. Cho bé tắm lá đinh lăng

tắm lá đinh lăng trị mồ hôi trộm

Em bé tắm nước lá đinh lăng

3.1. Tác dụng của tắm nước lá đinh lăng

Lá đinh lăng chứa các chất kháng vi khuẩn và chống nấm tự nhiên. Việc tắm lá đinh lăng có thể giúp làm sạch da, ngăn ngừa rôm sảy, hăm da, mẩn ngứa.

Bên cạnh đó, tắm lá đinh lăng giúp bé thư giãn cơ thể, tạo cảm giác dễ chịu và hỗ trợ bé ngủ ngon, ít trằn trọc.

3.2. Cách tắm lá đinh lăng cho bé

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Lá đinh lăng tươi: 100 – 200g (hoặc lá khô: 50 – 100g)
  • Nước sạch: 2 – 3 lít
  • Khăn tắm mềm và quần áo thoáng mát

Hướng dẫn làm:

  • Sơ chế lá đinh lăng: Rửa sạch lá đinh lăng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Có thể ngâm lá với nước muối pha loãng khoảng 10 phút để đảm bảo vệ sinh.
  • Đun nước lá đinh lăng: Cho lá đinh lăng vào nồi, đổ vào 2 – 3 lít nước. Đun sôi trong khoảng 5 – 7 phút để các tinh chất trong lá tiết ra.
  • Lọc nước: Sau khi đun xong, vớt bỏ lá và để nước nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh cho đến khi nước đạt khoảng 37 – 38°C.
  • Tắm cho bé: Đặt bé vào chậu hoặc bồn tắm và nhẹ nhàng lấy nước lá đinh lăng lau khắp cơ thể bé. Chú ý lau kỹ các vùng da nhiều mồ hôi như cổ, lưng, nách, và bẹn. Tránh để nước chảy vào mắt hoặc miệng bé. 
  • Lau khô và mặc quần áo: Sau khi tắm xong, dùng khăn mềm lau khô người bé. Mặc cho bé quần áo thoáng mát để cơ thể không bị nóng hoặc bí.

4. Dùng lá đinh lăng trị mồ hôi trộm bao lâu thì hết?

Lá đinh lăng là biện pháp hỗ trợ tự nhiên, an toàn nhưng thường không có hiệu quả ngay lập tức. Với tình trạng mồ hôi trộm nhẹ, mẹ có thể thấy hiệu quả sau 2 – 4 tuần. Tuy nhiên, với trường hợp mồ hôi trộm nặng hoặc do cơ thể suy nhược, việc cải thiện có thể kéo dài từ 3 – 6 tháng.

Cả lá đinh lăng tươi và lá đinh lăng khô đều cho tác dụng tương tự nhau. Nếu không tìm được lá đinh lăng tươi, mẹ có thể sử dụng lá đinh lăng khô bán sẵn tại chợ.

lá đinh lăng tươi và lá đinh lăng khô

Lá đinh lăng khô và tươi trị mồ hôi trộm

Để bé nhanh chóng hết mồ hôi trộm, mẹ có thể kết hợp với các biện pháp khác như:

  • Thay đổi không gian ngủ: Một không gian thoải mái, thoáng mát sẽ giúp giảm tình trạng bé đổ mồ hôi trộm khi ngủ. Nên chọn ga trải giường và gối có chất liệu thoáng khí, giữ nhiệt độ phòng ở mức dễ chịu. Việc giảm ánh sáng và tiếng ồn cũng góp phần tạo giấc ngủ sâu hơn cho con
  • Sử dụng thảo dược khác kết hợp: Các loại lá như lá khế, lá dâu tằm cũng có tác dụng làm mát cơ thể, giảm mồ hôi và có thể dùng xen kẽ với lá đinh lăng.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất sẽ hỗ trợ sức khỏe và hệ miễn dịch. Hạn chế thức ăn cay nóng và thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Cho trẻ tắm nắng: Tắm nắng là cách hiệu quả để tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, mẹ cũng lưu ý rằng da của trẻ rất mỏng nên khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu gây tổn thương da.
  • Bổ sung Vitamin D3: Bổ sung vitamin D3 có thể tăng cường hấp thu canxi, giảm tình trạng kích thích về đêm, ra mồ hôi trộm ở trẻ. Một trong các số sản phẩm bổ sung vitamin D3 cho trẻ được các mẹ tin dùng là BioAmicus D3K2. Sản phẩm này giúp mẹ bổ sung cho trẻ đồng thời 2 loại vitamin D3 và K2 tinh khiết, tối ưu khả năng hấp thu canxi, hỗ trợ bé hết khóc đêm ra mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn.

5. Lưu ý khi dùng lá đinh lăng trị ra mồ hôi ở trẻ

Để sử dụng lá đinh lăng trị ra mồ hôi trộm ở trẻ một cách an toàn và hiệu quả mẹ cần lưu ý một số điều sau: 

  • Trước khi cho bé tắm hoặc dùng gối lá đinh lăng, hãy thử một ít nước lá lên vùng da nhỏ (như cổ tay) để xem bé có bị kích ứng không. Nếu xuất hiện mẩn đỏ hoặc ngứa, ngừng sử dụng ngay.
  • Chỉ nên tắm 2 – 3 lần mỗi tuần. Tắm quá nhiều có thể gây khô da hoặc mất cân bằng độ ẩm tự nhiên của da bé.
  • Gối lá đinh lăng cần được phơi nắng thường xuyên để giữ khô thoáng và ngăn ngừa ẩm mốc. Nếu gối có dấu hiệu mốc hoặc bốc mùi khó chịu, cần thay mới ngay.

Nếu tình trạng ra mồ hôi không cải thiện, kèm theo các triệu chứng như mất ngủ, còi xương, ngực nhô, dị dạng xương... đưa trẻ tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân sâu hơn.

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho mẹ thêm thông tin chi tiết về 2 cách chữa mồ hôi trộm bằng lá đinh lăng cho trẻ. Mọi thắc mắc mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc website BioAmicus để nhận được tư vấn của đội ngũ dược sĩ.



Bài viết liên quan