Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Dấu hiệu trẻ bị còi xương qua các giai đoạn - Mẹ cần lưu ý

Mục lục

Tình trạng còi xương ở là bệnh lý thường gặp ở giai đoạn trẻ sơ sinh tới dưới 3 tuổi. Nếu kéo dài, bệnh có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng hơn. Trong đó điển hình như biến dạng xương hay nặng hơn có thể dẫn tới tử vong. Thế nên việc sớm nhận biết các dấu hiệu trẻ bị còi xương và có biện pháp khắc phục kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng.

Dấu hiệu trẻ bị còi xương qua các giai đoạn phát triển

1. Nhóm trẻ có nguy cơ mắc bệnh còi xương

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh còi xương ở trẻ. Trong đó việc thiếu Vitamin D3 là nguyên nhân chủ yếu. Nó khiến cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ lượng chất canxi – phốt pho cần thiết cho quá trình phát triển.

Trong đó, những nhóm trẻ sau đây có nhiều nguy cơ bị còi xương, ba mẹ cần đặc biệt quan tâm đến dinh dưỡng:

  • Bé sinh non hoặc các cặp sinh đôi: Rất dễ thiếu hụt Vitamin D do kém hấp thu hoặc bị cạnh tranh hấp thu từ thời kỳ bào thai. Nếu trẻ không được bổ sung kịp thời và đúng cách sẽ khiến trẻ bị còi xương.
  • Cho bú sữa bò thay vì sữa mẹ: Sữa mẹ là tốt nhất trong quá trình phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Canxi từ sữa bò thường khó hấp thu hơn canxi có trong sữa mẹ.
  • Trẻ nặng cân, quá bụ bẫm: Trẻ có nhu cầu về canxi, phốt pho, Vitamin D cao hơn so với trẻ bình thường. Việc thiếu các dưỡng chất cần thiết cộng với “áp lực” từ cân nặng khiến cho hệ xương non nớt của trẻ chịu gánh nặng lớn.
  • Trẻ sinh ở những nơi có điều kiện thời tiết âm u, thiếu ánh nắng: Nhiều phụ huynh lo lắng bé dễ sinh bệnh nên để con trong nhà thay vì cho con tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Điều này làm cản trở quá trình tổng hợp Vitamin D dẫn đến còi xương.

nhóm trẻ có nguy cơ còi xương

4 nhóm trẻ có nguy cơ còi xương, ba mẹ cần đặc biệt lưu ý

Xem thêm:  Trẻ còi xương hay suy dinh dưỡng khác nhau thế nào ?

2. Dấu hiệu trẻ bị còi xương qua các giai đoạn

Tình trạng trẻ còi xương có thể xuất hiện ở giai đoạn sớm (khoảng 6 tháng đầu đời). Khi bệnh có biến chứng nặng hơn đã là giai đoạn còi xương cấp.

Giai đoạn còi xương sớm

Giai đoạn này thường phát sinh trong khoảng 6 tháng đầu đời. Biểu hiện trẻ khó ngủ, đổ mồ hôi trộm, rụng tóc vành khăn, da xanh xao, trẻ viêm phổi tái phát nhiều lần…

Trẻ có thể không đạt được các mốc phát triển chiều cao và cân nặng theo độ tuổi.

Giai đoạn còi xương cấp

Đây là giai đoạn bệnh còi xương ở trẻ đang có xu hướng nặng dần. Trẻ xuất hiện một số biểu hiện như nôn, nấc khi đang ăn, thiếu máu, trẻ co giật do tụt canxi máu, ra mồ hôi trộm cả ban ngày, chán ăn và biếng ăn…

Giai đoạn còi xương nặng

Trẻ bị còi xương trong thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng nặng hơn. Cụ thể:

Đối với trẻ dưới 1 tuổi

  • Trẻ chậm mọc răng, răng mọc lệch, không theo trật tự.
  • Xương sọ mềm, đầu bẹp cá trê
  • Chậm biết ngồi, bò, đứng…

Đối với trẻ lớn hơn

  • Xuất hiện các biến dị xương như: nhô xương lồng ngực, chân vòng kiềng, khung chậu hẹp, lưng gù hoặc cong, dáng đi dị dạng
  • Đau nhức xương: Trẻ có thể than phiền về đau nhức ở chân, lưng hoặc các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là khi vận động hoặc khi chạm vào các vùng xương.
  • Dễ bị gãy xương: Trẻ bị còi xương có nguy cơ cao bị gãy xương ngay cả với chấn thương nhỏ do xương yếu hơn.

chân vòng kiềng (chữ O) hoặc chữ X ở trẻ

Dấu hiệu trẻ bị còi xương: Chân vòng kiềng, chữ X hoặc chữ O

3. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh còi xương cho trẻ

Trước khi sinh

Để đề phòng trẻ còi xương, mẹ nên bổ sung Vitamin D từ khi mang thai. Mẹ nên tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin D trong thực đơn như trứng, bơ sữa… Bên cạnh đó mẹ cũng nên tắm nắng thường xuyên để cơ thể tiếp nhận nguồn Vitamin D tự nhiên.

Sau khi sinh

Sau khi sinh để tránh khỏi các dấu hiệu bé còi xương, mẹ nên chăm sóc bé theo các cách sau:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ, tối thiểu 6 tháng đầu đời.
  • Không nên quá kiêng cữ, sau sinh mẹ và bé nên nằm trong phòng thông thoáng đầy đủ ánh sáng.
  • Với bé từ 2 tuần tuổi nên cho bé tắm nắng trước 9h sáng 15 – 20 phút mỗi ngày.
  • Khi trẻ bắt đầu ăn dặm nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, cá, trứng, sữa… Đặc biệt thực đơn thiếu dầu mỡ sẽ khiến trẻ không hấp thu được Vitamin D nên có thể dẫn tới còi xương.
  • Bổ sung vitamin D3 với liều 400IU/ngày qua các sản phẩm bổ sung có chia liều phù hợp, có thể kết hợp với bổ sung vitamin K2.

4. BioAmicus Vitamin D3 K2 – Hỗ trợ hấp thu tối đa canxi.

BioAmicus D3K2 cho xương chắc khỏe

BioAmicus D3K2 - Hỗ trợ hấp thu canxi, khắc phục dấu hiệu trẻ bị còi xương

D3K2 BioAmicus giúp đảm bảo chính xác hàm lượng D3 và K2 hấp thu ở ruột với độ tinh khiết lên tới 99,7%, hoạt tính mạnh mẽ giúp hấp thu canxi tối ưu và phần bố canxi hiệu quả tại xương và răng. Bộ đôi vàng D3 K2 của BioAmicus chính là giải pháp hỗ trợ trẻ phòng ngừa còi xương và phát triển chiều cao.

Sản phẩm không màu, không mùi, không vị vô cùng dễ uống với bé. Không chất bảo quản, không thành phần biến đổi gen, không chất gây dị ứng an toàn cho cả trẻ sơ sinh.

Hy vọng những dấu hiệu trẻ bị còi xương trên đây có thể giúp mẹ xác định chính xác tình trạng còi xương ở trẻ. Nếu còn phân vân với bất cứ biểu hiện bất thường nào ở trẻ, hãy liên hệ 1900 636 985 hoăc để lại thông tin tại BioAmicus để được tư vấn miễn phí.

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí



Bài viết liên quan