Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Trẻ dưới 5 tuổi là đối tượng chính của tiêu chảy cấp và thường được điều trị tại nhà. Vì thế nhận biết đúng bệnh và tìm ra phương pháp chữa bệnh hiệu quả là rất quan trọng. Dưới đây là những dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em để cha mẹ có thể nhận biết ngay loại bệnh này.
Theo định nghĩa Bộ Y Tế, tiêu chảy cấp là đi ngoài phân lỏng bất thường từ 3 lần trở lên trong 24 giờ. Đợt tiêu chảy không quá 2 tuần, thường khoảng 5 – 7 ngày.
Đặc biệt với trẻ đang bú mẹ, con có thể đi ngoài >3 lần mỗi ngày vẫn là bình thường. Bất thường khi đi phân toé nước, tràn bỉm, kèm các dấu hiệu khác.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy cấp, phổ biến nhất là:
– Virus: Rotavirus, Adenovirus, Enterovirus, Norovirus.
– Vi khuẩn: VK đường ruột E.Coli, lỵ (Shigella), C.jejuni, Salmonella enterocolitica, vi khuẩn tả. Loạn khuẩn – sự mất cân bằng hệ vi sinh ở đường tiêu hóa – cũng là một trong những nguy cơ gây tiêu chảy cấp ở trẻ em.
– Ký sinh trùng: Amip, đơn bào G.lamblia, Cryptosporidium.
– Bất dung nạp lactose: tiêu chảy cấp xảy ra do bé bị thiếu hụt enzym lactase, nên không thể tiêu hóa đường lactose. Tích lũy lactose và sản sinh acid lactic sẽ gây tiêu chảy cấp.
– Dị ứng thực phẩm, thuốc hoặc thức ăn không phù hợp: khiến niêm mạc đường tiêu hóa của trẻ bị tổn thương, gây tiêu chảy cấp.
Trẻ có thể nhiễm tiêu chảy cấp do thói quen vệ sinh chưa tốt hoặc bị lây lan từ bạn bè, người thân trong gia đình. Rota là nguy hiểm nhất với trẻ dưới 2 tuổi (trẻ trên 2 tuổi và người lớn ít bị đe dọa bởi virus này).
Tiêu chảy cấp trong lâm sàng chia làm nhiều loại. Dấu hiệu chung của tiêu chảy cấp bao gồm các triệu chứng đau bụng, đi ngoài lỏng, nát, khó chịu quấy khóc. Ngoài ra, các nguyên nhân khác nhau sẽ dẫn đến tiêu chảy với các dấu hiệu riêng.
Rotavirus lây truyền chủ yếu qua đường phân – miệng và là nguyên nhân của hơn 125 triệu ca tiêu chảy cấp trên toàn thế giới mỗi năm. Rotavirus bền vững trong nước và sống nhiều giờ trên bàn tay nên lây nhiễm rất cao. Đối tượng chính của virus này là trẻ dưới 2 tuổi, đặc biệt là các bé dưới 12 tháng.
Rota tấn công vào hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, gây tiêu chảy cấp nặng
Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, Rota gây bệnh quanh năm, đặc biệt vào mùa lạnh. Miền Bắc thường có nguy cơ cao vào thời điểm chuyển mùa, nồm ẩm.
Các triệu chứng của Rotavirus thường xuất hiện sau 1-2 ngày:
– Nôn ói và tiêu chảy. Nôn xuất hiện trước tiêu chảy và khi con bắt đầu đi ngoài, trẻ sẽ giảm nôn.
– Phân lỏng toàn nước, có lúc màu xanh dưa cải, có thể có đờm, nhớt nhưng không có máu. Đây là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán phân biệt tiêu chảy do virus và vi khuẩn.
– Có thể sốt kèm đau bụng.
Các dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em do Rotavirus gây ra thường xuất hiện rất đột ngột và kéo dài khoảng 1 tuần. Vừa nôn vừa tiêu chảy cộng thêm cơ thể khó chịu bú kém, ăn kém khiến trẻ dễ bị mất nước. Các triệu chứng của mất nước bao gồm: liên tục khát nước, môi khô, da khô, lưỡi khô, tiểu ít, quấy khóc.
Tiêu chảy cấp do VK và loạn khuẩn ruột gây ra còn được gọi là tiêu chảy nhiễm khuẩn.
Bàn về nguyên nhân khởi phát bệnh, các bác sĩ cho rằng là do sự thay đổi thói quen ăn uống dẫn tới xáo trộn cân bằng vi sinh đường ruột. Trong khi hệ tiêu hóa của trẻ con non nớt, dễ bị hại khuẩn tấn công và gây bệnh. Vi khuẩn thường gây bệnh ở các độ tuổi bé đi học và vào mùa nóng.
Đường ruột yếu và thiếu hụt lợi khuẩn gây tiêu chảy
Tiêu chảy do vi khuẩn hay loạn khuẩn thường bắt đầu với hững biểu hiện tương tự rối loạn tiêu hóa. Những dấu hiệu vật vã, quấy khóc do mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, nôn có ở hầu hết các loại tiêu chảy cấp. Nôn do vi khuẩn không đặc trưng như với virus, có thể đến trước/sau đợt đi ngoài.
Để phân biệt các loại tác nhân gây bệnh thường theo dõi máu và chất nhầy trong phân.
– Tiêu chảy do lỵ: sốt cao và phân có máu và chất nhầy.
– Tiêu chảy do phẩy khuẩn tả: Phân chứa chất lỏng trắng màu như nước vo gạo, nôn mửa nhưng không có nôn dữ dội.
– Dấu hiệu của loạn khuẩn: Trẻ có thể bị sốt nhẹ và đi ngoài phân lỏng, phân sống, phân lẫn chất nhầy và máu kèm theo mót rặn.
Nhiễm ký sinh trùng đường ruột có thể gây tiêu chảy cấp. Con đường xâm nhập chủ yếu của ký sinh trùng là đường phân – miệng. Đặc biệt ở trẻ em 6 tháng – 2 tuổi, độ tuổi đang tập bò tập đi và tò mò với mọi đồ vật xung quanh. Thói quen hay đưa tay hay đồ chơi vào miệng gặm sẽ tạo cơ hội lớn cho ký sinh trùng đi vào.
Một số biểu hiện của tiêu chảy cấp do ký sinh trùng như:
– Biếng ăn trước khi bị tiêu chảy: Biếng ăn là một trong những dấu hiệu đầu tiên khi bị nhiễm ký sinh trùng. Ăn không ngon, bỏ bữa sẽ dẫn tới các hậu quả khác, trong đó có tiêu chảy cấp.
– Suy dinh dưỡng, chậm lớn: ký sinh trùng trong đường ruột cạnh tranh hút dưỡng chất mà bé nạp vào. Hậu quả là trẻ dù có ăn nhiều nhưng vẫn thiếu chất, chậm lớn, thậm chí là suy dinh dưỡng, dẫn tới tiêu chảy cấp.
– Bụng sình to: Tình trạng này là do ký sinh trùng xâm nhập vào đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, chướng bụng. Hiệu suất tiêu hóa thức ăn cũng giảm khiến các chất bị “nghẽn” lại, làm bụng phình to.
– Đau bụng, ngứa hậu môn: Ngứa hậu môn do giun kim gây ra, là dấu hiệu đặc trưng nhất của tác nhân gây tiêu chảy này. Đau bụng cũng là một cảnh báo nhắc nhở cha mẹ rằng hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề.
Bất dung nạp Lactose do trẻ thiếu men tiêu hóa lactase. Từ đó không thể tiêu hóa đường lactose (có trong sữa công thức, thức ăn). Trong đại tràng, khi vi khuẩn gặp Lactose chưa được tiêu hóa có thể gây tiêu chảy.
Bất dung nạp Lactose do bẩm sinh có nhưng rất ít, chủ yếu là do hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, dễ bị tấn công dẫn tới tổn thương. Vì vậy đối tượng cần chú ý ở đâu là trẻ sơ sinh, các bé tiêu hóa kém, đề kháng yếu.
Cơ chế bất dung nạp Lactose – dấu hiệu gây tiêu chảy cấp ở trẻ em
Nhận biết tiêu chảy cấp ở trẻ không dung nạp Lactose như sau:
– Tiêu chảy (thường sau 30 phút – 2 tiếng) khi ăn sữa, sữa chua…có lactose.
– Con từ chối uống sữa, khóc quấy mỗi lần bú
– Phân có mùi chua do vi khuẩn lên men lactose tại đại tràng và sinh acid lactic
– Dấu hiệu hăm đỏ quanh hậu môn
Tiêu chảy cấp lây lan và đe dọa các trẻ mẫu giáo, tiểu học cũng vì thói quen ăn hàng, quán. Rất nhiều trường hợp được ghi nhận tiêu chảy cấp khi trẻ quay lại trường học. Dị ứng đồ ăn như sữa, trứng, tôm,… cũng có thể gây tiêu chảy cấp.
Những dấu hiệu mà cha mẹ cần cẩn trọng là:
– Phân lỏng, phân sống
– Trẻ lừ đừ, nôn ói, chân tay lạnh toát
– Choáng, ngất xỉu
– Ngứa, nổi mề đay, phù
Nói đến tiêu chảy cấp, biểu hiện rầm rộ nhất là các triệu chứng mất nước. Bởi đi ngoài tóe nước ngày 6-7 lần, kèm theo nôn ói và ăn uống kém hấp thu khiến lượng nước trong cơ thể mất đáng kể.
Cha mẹ hãy quan sát tình trạng da và lượng nước tiểu của con để phán đoán đúng nhất. Dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em do mất nước nặng sẽ có biểu hiện:
– Da: nhăn nheo, khô ráp, nếp véo da mất chậm, mắt trũng.
– Nước tiểu: tiểu ít hoặc hoàn toàn không có nước tiểu, nước tiểu sậm màu hoặc có màu khác thường (đỏ, đục)
Mất nước có thể gây những biến chứng nguy hiểm trong tiêu chảy cấp
Mời mẹ xem thêm:
Hậu quả của tiêu chảy ở trẻ em
Cách chăm sóc trẻ của ba mẹ ảnh hưởng rất lớn tới tiến triển bệnh và hiệu quả điều trị. Điều mà cha mẹ cần làm ngay khi con có dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em là:
– Bù nước, bù dịch qua đường uống bằng dung dịch Oresol.
– Cho con ăn đầy đủ dinh dưỡng: để tránh suy dinh dưỡng – 1 trong những lý do hàng đầu gây tử vong – thì thực đơn của trẻ cần chú trọng. Ngũ cốc, rau quả, đặc biệt là sữa sẽ tốt cho bé. Nên tránh các rau củ thô hay đồ có nhiều đường.
– Bổ sung kẽm: kẽm được chứng minh giảm mức độ và thời gian đợt tiêu chảy. Cha mẹ cần bổ sung 10-20mg kẽm/ngày trong 10-14 ngày.
Ngoài ra, để ổn định đường ruột và bình ổn sức khỏe của con, tránh các tác hại của tiêu chảy cấp, mẹ nên bổ sung men vi sinh cho con mỗi ngày. Các lợi khuẩn trong men vi sinh, đặc biệt là Bacillus clausii, Lactobacillus, Bifidobacterium được khuyến cáo sử dụng giúp ổn định đường ruột, giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian đợt tiêu chảy cấp.
Cha mẹ cũng nên chọn thực phẩm có nguồn gốc an toàn, đảm bảo chất lượng. Nấu chín kỹ thức ăn để không làm trầm trọng thêm bệnh.
Men vi sinh đa chủng BioAmicus Completet đầu tiên tại Việt Nam
Men 10 chủng BioAmicus Complete cung cấp các lợi khuẩn thuộc 10 chủng thuộc hại nhóm Bifidobacterium và Lactobacillus. Qua đó ức chế virus, vi khuẩn, tăng cường sản sinh yếu tố kháng thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
Men 10 chủng BioAmicus Complete cung cấp 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều. Đặc biệt, dòng men 10 chủng BioAmicus chứa những lợi khuẩn bền vững tới 95% trong acid dịch vị. Cung cấp đủ liều lợi khuẩn xuống ruột để phát huy tối đa hiệu quả hỗ trợ trẻ khi bị tiêu chảy.
Hỗ trợ hấp thu và tiêu hóa thức ăn, kể cả đường Lactose, men đa chủng BioAmicus Complete là bạn không thể thiếu, giúp bảo vệ và hỗ trợ đường ruột của trẻ. Con ăn tốt hơn, đề kháng tăng cường, mẹ không lo biến chứng của tiêu chảy cấp.
Tiêu chảy cấp đặc biệt nguy hiểm với trẻ sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng. Cha mẹ cần theo dõi cẩn thận và nhận biết các dấu hiệu sau:
– Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức, lừ đừ, mệt mỏi
– Trẻ vã mồ hôi, da xanh tái nhợt nhạt, chân tay lạnh
– Trẻ khó thở, tim đập nhanh, loạn nhịp tim
– Trẻ đau đầu, vàng da, ù tai, nói ngọng
Nếu thấy các dấu hiệu trên, cần đưa ngay bé tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám. Diễn biến của tiêu chảy cấp rất nhanh và khó lường. Vì vậy cha mẹ đừng chủ quan dù bệnh nặng hay nhẹ.
Bài viết trên đã tổng hợp các dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em mà cha mẹ cần lưu ý. Nếu cần tư vấn hỗ trợ thêm, mẹ có thể liên lạc tới hotline 1900 636 985 hoặc để lại thông tin trên website BioAmicus