Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

[Cảnh báo] Hậu quả của tiêu chảy ở trẻ em

Mục lục

LTrẻ em gặp tình trạng tiêu chảy không phải xa lạ với các mẹ. Nhưng đôi khi chủ quan, khiến hậu quả của tiêu chảy ở trẻ em nghiêm trọng hơn, dẫn tới những ảnh hưởng về sức khỏe của con. Cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu về các hậu quả và biến chứng có thể xảy ra đối với từng thể bệnh tiêu chảy. Đồng thời tìm ra giải pháp giảm nhẹ các hậu quả này.

cảnh báo hậu quả tiêu chảy ở trẻ em

 

1. Tiêu chảy là gì và các phân loại trong lâm sàng

Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài với phân lỏng, nhiều nước hơn bình thường, đôi khi toàn nước. Trong một ngày, tần suất đi ngoài tăng đến 3 – 5 lần hoặc hơn. Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, thường đi ngoài phân nát, sệt trên 3 lần/ngày nhưng không phải là tiêu chảy.

Trong lâm sàng, tiêu chảy được phân chia thành 4 loại khác nhau dựa trên thời gian mắc, đặc điểm của phân, mức độ nghiêm trọng… Dựa vào những biểu hiện của trẻ và phân loại khi bị tiêu chảy để đưa ra những phương án điều trị sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Tiêu chảy cấp phân nước

Là một đợt tiêu chảy rầm rộ, chất phân lỏng. Chiếm tới gần 80% tổng các trường hợp tiêu chảy, bao gồm cả bệnh tả. Thời gian thường khoảng 5 – 7 ngày, không quá 14 ngày.

Tiêu chảy cấp phân máu

Là tình trạng tiêu chảy cấp, phân lỏng lẫn máu màu đỏ tươi hoặc thâm đen. Hiện tượng này chiếm hơn 10% tổng số các trường hợp tiêu chảy, có nơi lên đến 20%. Bao gồm hội chứng lỵ.

Do niêm mạc ruột tổn thương tại các vị trí khác nhau nên tính chất phân có thể khác nhau. Nếu đường tiêu hóa trên (ruột non) bị tổn thương thì phân nhiều nước, có lẫn máu nhầy. Nếu tổn thương ở đoạn dưới (đại tràng) thì phân ít nước, nhiều máu nhầy, có kèm theo đau bụng quặn, mót rặn.

Tiêu chảy cấp phân máu ở trẻ
Tiêu chảy cấp phân máu ở trẻ

Tiêu chảy kéo dài

Một đợt tiêu chảy cấp, thường phân không nhiều nước, mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy từng trẻ. Kèm theo rối loạn hấp thu và thời gian kéo dài liên tục trên 14 ngày. Trong tổng số các trường hợp tiêu chảy, tiêu chảy kéo dài chiếm khoảng 5 – 10%.

Tiêu chảy kèm suy dinh dưỡng nặng

Là tình trạng tiêu chảy kèm theo suy dinh dưỡng nặng thể teo đét – Marasmus hoặc suy dinh dưỡng nặng thể phù – Kwashiorkor. Trẻ có thể mắc vào vòng xoắn bệnh lý giữa tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Tiêu chảy là nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng và suy dinh dưỡng khiến trẻ dễ mắc tiêu chảy, kéo dài hơn.

Ở trẻ tiêu chảy kèm suy dinh dưỡng Marasmus, thường gặp ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Biểu hiện gầy mòn rõ rệt kèm nếp véo da mất rất lâu ở trẻ cả khi không bị thiếu nước. Tiêu chảy kèm suy dinh dưỡng Kwashiorkor hay gặp ở trẻ lớn hơn từ 1 – 5 tuổi, triệu chứng đa dạng như chân phù, gan to, bụng chướng.

Song song với cách điều trị khác nhau, hậu quả tiêu chảy cấp ở mỗi trẻ cũng sẽ có những điểm giống và khác biệt cơ bản.

2. Hậu quả của tiêu chảy ở trẻ em

Nếu trẻ em không được điều trị kịp thời, tiêu chảy có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm. Có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe trong quá trình phát triển. Dưới đây là những tác hại chung, hay gặp nhất khi trẻ mắc tiêu chảy.

2.1. Mất nước ở trẻ tiêu chảy

Đi ngoài phân nước nhiều lần khiến cơ thể trẻ mất đi lượng lớn nước và khoáng chất. Trẻ thiếu nước khiến máu bị cô đặc dẫn tới giảm khối lượng máu tuần hoàn. Khi đó, nguy cơ suy giảm hoạt động chức năng của các cơ quan thiết yếu do không đủ oxy và dưỡng chất. Nguy hiểm hơn trẻ có thể bị sốc, trụy tim mạch.

Một số dấu hiệu thiếu nước ở trẻ em giúp mẹ nhận biết tại nhà như:

– Mất nước nặng: Trường hợp có hai trong các dấu hiệu ngủ mê man, mắt trũng sâu, uống kém, mất chậm nếp véo da sau 2 giây.

– Có mất nước: Trường hợp có hai trong các dấu hiệu khóc lóc, lăn lộn, mắt trũng, háo nước, mất nếp véo da trong vòng 2 giây.

– Không mất nước: Khi không đủ các dấu hiệu kể trên để phân loại.

theo dõi đánh giá toàn trạng trẻ tiêu chảy cấp
Nhận biết dấu hiệu mất nước phòng tránh tác hại tiêu chảy

2.2. Rối loạn chuyển hóa điện giải

Tiêu chảy còn khiến cơ thể bị rối loạn chuyển hóa các chất điện giải như natri, magie, calci, clorua, cacbonat,… Là những chất có nhiệm vụ quan trọng trong các hoạt động chức năng của trẻ. Khi đó, trẻ bắt đầu gặp vấn đề về vận động, chuyển hóa, các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả.

Ví dụ như, mất cân bằng natri, kali gây ra rối loạn trong dẫn truyền tín hiệu giữa các tế bào. Hậu quả là dẫn tới động kinh, xuất hiện các cơn co cơ không tự chủ, đôi khi có thể mất ý thức.

2.3. Hậu quả trên chức năng não bộ

Não bộ trẻ được cấu tạo trên 70% là nước. Tiêu chảy gây rối loạn nước điện giải, ảnh hưởng tới não bộ trẻ làm giảm trí nhớ, sự tập trung; nghiêm trọng hơn có thể là phù não hay động kinh. Khi thiếu dịch, cảnh báo “khát” được cơ thể phát lên não, khiến trẻ uống nhiều, đòi uống.

Cùng với thiếu nước là thiếu máu lên não. Giảm lượng oxi, giảm tuần hoàn não, gây tổn thương và giảm chức năng não bộ. Với những biểu hiện ở trẻ như chóng mặt, đau đầu.

2.4. Suy dinh dưỡng do kém hấp thu và tăng thải trừ

Suy dinh dưỡng là một trong những hậu quả cần được lưu ý ở bất kỳ phân loại tiêu chảy nào ở trẻ em. Bởi tiêu chảy có thể làm tổn thương tế bào ruột, giảm tiết men tiêu hóa, giảm thời gian thức ăn lưu lại tại ruột. Từ đó, ức chế và giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong thức ăn.

Sau một đợt tiêu chảy, nhiều trẻ trở nên biếng ăn hơn, ăn uống khó tiêu hơn. Có những trẻ ăn nhiều mà không hấp thu dẫn tới không tăng cân hoặc tăng cân chậm.

2.5. Suy giảm chức năng các cơ quan khác

Các cơ quan khác như gan, mật, thận, não hay tim của trẻ đều có thể bị ảnh hưởng bởi tiêu chảy. Điển hình, tình trạng thiếu nước kéo dài ở trẻ bị tiêu chảy làm giảm bài tiết nước tiểu khiến trẻ tiểu ít hay tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, hình thành sỏi thận. Nặng nề nhất là dẫn tới suy thận.

Các dấu hiệu mất nước, rối loạn điện giải hay suy dinh dưỡng đều có thể hồi phục. Nhưng nếu mẹ lơ là, không quan sát, theo dõi và chăm sóc con đúng cách, tiêu chảy có thể dẫn tới những biến chứng khó lường, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

3. Đâu là biến chứng nguy hiểm nhất của mỗi loại tiêu chảy?

Các loại tiêu chảy khác nhau sẽ có biểu hiện khác nhau. Chính vì thế, biến chứng của chúng cũng nặng nhẹ khác nhau. Dưới đây là các biến chứng nguy hiểm nhất của mỗi loại.

3.1. Tiêu chảy cấp phân nước cần cảnh giác nguy cơ mất nước

tiêu chảy mất nước biến chứng nặng
Tác hại của tiêu chảy cấp ở trẻ nguy hiểm nhất là mất nước, điện giải

Tiêu chảy cấp diễn ra với các biểu hiện rầm rộ: sốt cao, đổ mồ hôi nhiều, nôn trớ, đi ngoài nhiều lần liên tiếp, phân lỏng nhiều nước… Khiến cơ thể thiết hụt nước và điện giải. Do đó có thể dẫn tới mất nước chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu không được bù dịch đúng cách, trẻ dễ lên cơn co giật, thậm chí tử vong.

Nhiều trẻ nhỏ không thể biểu đạt cảm giác khát hay tự uống nước được. Các triệu chứng mất nước do đó chỉ được phát hiện bởi khả năng quan sát của trẻ. Hãy lưu ý để đừng bỏ sót nguy cơ mất nước ở trẻ tiêu chảy cấp.

3.2. Tiêu chảy cấp phân máu – Lưu ý tổn thương niêm mạc ruột

Nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy cấp phân máu thường là do nhiễm trùng đường ruột. Niêm mạc ruột bị phá hủy khiến vi khuẩn càng dễ xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm trùng, nhiễm độc ở trẻ em.

Ruột viêm, cháy máu, tế bào bị hủy hoại với các mức độ từ nặng tới nhẹ. Các tổn thương này nếu không được chữa trị kịp thời có thể tiến triển thành mạn tính. Việc chữa trị mà bỏ qua phục hồi chức năng ruột và tái tạo niêm mạc ruột để lại hậu quả kém hấp thu, tiêu hóa kém, dễ mắc tiêu chảy trở lại.

3.3. Tiêu chảy kéo dài gây suy dinh dưỡng nghiêm trọng

Hiện tượng tiêu chảy kéo dài làm đường ruột của trẻ bị suy yếu. Tiêu chảy kéo dài cũng kéo theo thiếu hụt men tiêu hóa, loạn khuẩn ruột, rối loạn khả năng hấp thu dinh dưỡng. Do đó, trẻ dễ thiếu hụt protein, vitamin và các chất vi lượng. Thiếu hụt dinh dưỡng lại quay trở lại cản trở việc tổng hợp men tiêu hóa, khiến tiêu chảy càng lâu khỏi.

Hơn nữa, nhiều mẹ có suy nghĩ rằng phải kiêng ăn cho trẻ bị tiêu chảy. Khiến hồi phục niêm mạc ruột chậm hơn, chính điều này càng góp phần dẫn đến suy dinh dưỡng.

3.4. Tiêu chảy kèm suy dinh dưỡng nặng dễ dẫn tới suy kiệt, tử vong

Trẻ suy dinh dưỡng vốn đã yếu, nay mắc tiêu chảy không chỉ khiến trẻ tăng trưởng chậm, còi cọc, yếu ớt mà miễn dịch cũng suy giảm. Tạo cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng, tác động xấu đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể. Nếu không điều trị kịp thời, dễ dẫn tới suy kiệt, tử vong.

4. Các biện pháp đẩy lùi hậu quả của tiêu chảy

Để đẩy lùi các hậu quả của tiêu chảy ở trẻ em, mẹ cần trang bị đầy đủ các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà cơ bản cho trẻ.

4.1. Bổ sung nước, điện giải hợp lý

Cho trẻ uống nhiều nước hay một số dung dịch hơn bình thường đề phòng mất nước và rối loạn điện giải.

bổ sung đủ nước chấm dứt vòng xoắn bệnh lý do tiêu chảy ở bé
Bổ sung đủ nước, điện giải hợp lý cho trẻ tiêu chảy

Có thể sử dụng hầu hết các loại dịch trẻ thường dùng như:

– Nước tinh khiết

– Nước cơm, nước cháo muối

– Nước dừa, nước hoa quả tươi

– Dung dịch Oresol

– Súp củ quả hoặc súp gà, súp thịt

Nguyên tắc chung là cho uống tuỳ theo mong muốn của con tới khi ngừng tiêu chảy. Lượng dịch cần bổ sung cho trẻ mẹ điều chỉnh như sau:

Độ tuổi Lượng dịch bổ sung sau mỗi lần đi ngoài
Dưới 2 tuổi 50 – 100ml
Từ 2 – 10 tuổi 100 – 200ml
Trên 10 tuổi Theo nhu cầu

4.2. Chế độ ăn khoa học cho trẻ mắc tiêu chảy

Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần chú trọng hơn đến chế độ ăn uống cho con, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Xây dựng thực đơn theo 03 nguyên tắc chính: Bổ sung đủ 04 nhóm chất, Hạn chế đồ ăn khó tiêu, Thay đổi khẩu phần ăn.

Bổ sung đủ 04 nhóm chất cho trẻ

Thực đơn cho trẻ bị tiêu chảy nên có đầy đủ 4 nhóm chất: Tinh bột, Đạm, Chất béo và vitamin, Khoáng chất. Trong đó protein đóng góp tối thiểu 10% tổng lượng calo cho bữa ăn.

Những thực phẩm giúp giảm triệu chứng tiêu chảy, cải thiện sức khỏe như: thịt gà, thịt heo, cá, khoai tây, sữa chua, dầu thực vật cũng nên thêm vào thực đơn. Riêng với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất giúp bổ sung đầy đủ nước và dưỡng chất cho con.

Hạn chế đồ ăn khó tiêu

Nên loại bỏ những thực phẩm khiến trẻ khó tiêu như thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp trong khẩu phần ăn. Hay nếu có nghi ngờ trẻ bị tiêu chảy do không dung nạp lactose, cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa lactose, sản phẩm từ sữa.

Thay đổi khẩu phần ăn

Hệ tiêu hóa của trẻ đang chịu những tổn thương, cần thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ dễ hấp thu thức ăn và cơ thể làm việc nhẹ nhàng hơn. Có thể chia nhỏ thực phẩm khi chế biến như xay nhuyễn và nấu loãng. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày với lượng nhỏ thích hợp.

4.3. Bổ sung men vi sinh đa chủng

Các chế phẩm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn giúp dự phòng, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, hạn chế những hậu quả của tiêu chảy ở trẻ em. Từ đó, góp phần giúp trẻ nhanh khỏi và sớm phục hồi sau các đợt tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Các chủng lợi khuẩn được bổ sung có khả năng cạnh tranh, ngăn cản sự khu trú của hại khuẩn, thúc đẩy đáp ứng đề kháng của cơ thể. Trẻ được cân bằng hệ tạp khuẩn đường ruột thường ít mắc tiêu chảy hơn.

Men 10 chủng BioAmicus Complete – Cải thiện sức khỏe đường ruột, hỗ trợ ngăn ngừa hậu quả của tiêu chảy ở trẻ em

BioAmicus hỗ trợ phòng và điều trị chảy cấp ở trẻ em
Men 10 chủng BioAmicus - Cải thiện sức khỏe đường ruột, hỗ trợ giảm tác hại tiêu chảy cấp ở trẻ

Được nhiều chuyên gia và bác sĩ nhi khoa khuyên dùng, BioAmicus Complete là men vi sinh đầu tiên cung cấp đầy đủ 10 chủng lợi khuẩn tại Việt Nam. Thuộc hai nhóm lợi khuẩn quan trọng Bifidobacterium và Lactobacillus, hiệp đồng đa tác dụng, hỗ trợ điều hòa toàn hệ vi sinh trong đường ruột.

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete bền vững với acid dạ dày và muối mật. Kết hợp công thức vượt trội, đảm bảo mỗi liều BioAmicus bổ sung đủ 01 tỷ lợi khuẩn tới ruột non. Nhanh chóng hỗ trợ tăng cường đề kháng, hỗ trợ dự phòng và điều trị tiêu chảy.

BioAmicus Complete dạng nhỏ giọt, có thể dùng trực tiếp hoặc cùng đồ uống, đồ ăn thích hợp cho trẻ hàng ngày. Một liệu trình sử dụng 3 tháng, với 05 giọt men vào mỗi buổi sáng. Hỗ trợ con hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, duy trì hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh để ứng phó với các vấn đề đường ruột.

4.4. Kết hợp với kẽm phục hồi niêm mạc ruột

Trong quá trình trẻ bị tiêu chảy, cơ thể hao hụt một lượng lớn kẽm. Để giúp trẻ rút ngắn thời gian, sớm cải thiện bệnh và ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng của tiêu chảy nên bù lại lượng kẽm mất đi.

Sử dụng các chế phẩm kẽm trên thị trường cho trẻ, cùng liều lượng bổ sung phù hợp với từng độ tuổi. Trẻ cần uống bổ sung kẽm đủ liều trong thời gian 14 ngày.

Độ tuổi Liều lượng bổ sung
Dưới 6 tháng tuổi Mỗi ngày 10 mg
Từ 6 tháng tuổi trở lên Mỗi ngày 20 mg

Bên cạnh đó, các mẹ cũng có thể xây dựng chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy với thực phẩm chứa nhiều kẽm. Như lòng đỏ trứng gà; thịt đỏ (thịt bò, thịt heo, thịt cừu); hải sản có vỏ (tôm, cua, hàu, ngao); rau củ quả (ổi, củ cải, đậu xanh, đậu tương);…

Hãy yên tâm, nếu mẹ xử trí tốt triệu chứng tiêu chảy và gây dựng được hệ miễn dịch khỏe mạnh cho con, hậu quả của tiêu chảy ở trẻ em sẽ không xảy ra. Xem thêm các bài viết khác thuộc chủ đề tiêu chảy tại website BioAmicus. Nếu muốn được tư vấn miễn phí cho trường hợp tiêu chảy ở con, hãy hoàn thiện thông tin dưới đây, hoặc liên hệ ngay hotline 1900 636 985.

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để được tư vấn chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của bé



Bài viết liên quan