Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Đau bụng tiêu chảy ở trẻ em - Mẹ cần biết những gì?

Mục lục

Đau bụng tiêu chảy ở trẻ em là bệnh hay gặp. Đau bụng tiêu chảy thường không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nhưng tình trạng đau nhiều, dai dẳng, tiêu chảy không ngừng có thể do một số bệnh lý. Mẹ hãy cùng tìm hiểu những thông tin xung quanh chủ đề này trong bài viết sau nhé!

1. Đau bụng tiêu chảy ở trẻ em là gì?

đau bụng tiêu chảy ở trẻ em

Đau bụng tiêu chảy ở trẻ em

Đau bụng tiêu chảy ở trẻ là tình trạng đau bụng kèm theo tiêu chảy. Hơn 50% số bệnh nhi mắc tiêu chảy có triệu chứng đau bụng. Đau bụng tiêu chảy có một số biểu hiện như là:

– Xuất hiện cơn đau thắt ở bụng sau khi ăn

– Đi ngoài ra phân lỏng kèm với dịch nhầy, có thể có mùi chua

– Đi ngoài nhiều lần gây nóng rát ở hậu môn

– Chóng mặt, đổ mồ hôi, buồn nôn và nôn

– Mệt mỏi, không muốn ăn

Đau bụng có thể xuất hiện trước khi con đi ngoài phân lỏng. Cơn đau thường hết ngay khi con đi tiêu, không kéo dài.

Mời mẹ xem các biểu hiện tiêu chảy ở trẻ sơ sinh tại: Hình ảnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

2. Cơ chế gây đau bụng tiêu chảy

Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng đau bụng tiêu chảy ở trẻ em. Ngoài ra, đau bụng kèm tiêu chảy còn do các kích thích nhu động ruột và hoạt động bất thường của hệ vi sinh đường ruột.

2.1. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hệ thần kinh thực vật bị rối loạn gây ra hội chứng ruột kích thích. Hoạt động co bóp ở đại tràng bị rối loạn dẫn tới đau bụng tiêu chảy.

Trẻ mắc ruột kích thích có cảm giác đau quặn, nổi các cục cứng ở vùng bụng. Con thường xuyên đòi đi vệ sinh. Đi vệ sinh liên tục sau mỗi bữa ăn, khi stress, khi làm quen với một loại thức ăn mới. Các cơn đau bụng thúc xuống dưới hậu môn và kích thích trẻ đi tiêu ngay.

Do thức ăn chưa được tiêu hóa, lại thêm các kích thích từ nhu động ruột, con đi ngoài phân lỏng, phân sống chưa được tiêu hóa.

2.2. Rối loạn vi khuẩn đường ruột

Rối loạn vi khuẩn đường ruột gây ra đau bụng tiêu chảy ở trẻ em thường gặp sau đợt điều trị kháng sinh, thay đổi môi trường, tập ăn các thức ăn mới. Tỷ lệ hại khuẩn tăng lên tác động lên thành ruột, giảm sự hấp thu nước của ống ruột, đặc biệt là các chủng gây tiêu chảy cơ hội như E.coli.

rối loạn ví inh đường ruột gây đau bụng tiêu chảy

Rối loạn vi sinh đường ruột gây đau bụng tiêu chảy

Bên cạnh đó, Serotonin và một phần nhỏ các hormon giúp thư giãn ruột được sinh bởi lợi khuẩn bị giảm đi. Các cơn quặn ruột hay tăng đột ngột nhu động ruột là nguyên nhân của đau bụng tiêu chảy.

2.3. Viêm đại tràng, con đau bụng thường xuyên, tiêu chảy phân nát

Bệnh gây ra các tổn thương viêm nhiễm với mức độ khác nhau trên niêm mạc đại tràng. Tổn thương trong viêm đại tràng khiến nước, dinh dưỡng không được hấp thu, ở lại trong lòng ruột, bị tháo ra ngoài. Ổ viêm lan tỏa tới đâu, con đau rát tới đó.

Một số dấu hiệu của bệnh này đó là bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, đi ngoài nhiều lần trong cùng một ngày. Trẻ đi ngoài phân nát sáng sớm hoặc sau khi ăn các loại đồ lạnh.

2.4. Bệnh Celiac

Bệnh Celiac hay còn gọi là bệnh không dung nạp gluten. Mẹ có thể bắt gặp con tiêu chảy khi ăn các loại hạt ngũ cốc, yến mạch, một nguyên cám. Phân lúc này có mày xám, có mùi hôi và có bọt.

Phản ứng đau bụng đi ngoài trong bệnh lý Celiac là cách con đào thải gluten – chất gây dị ứng ra ngoài. Đây cũng là cách con gửi lời cảnh báo mẹ: Hãy xem lại chế độ ăn của con.

2.5. Một số yếu tố khác

Ngoài các nguyên nhân đã kể trên, một số yếu tố khác có thể dẫn tới tình trạng tiêu chảy đó là:

– Ngộ độc thực phẩm: Xảy ra khi sử dụng các loại thực phẩm ôi thiu, bị nhiễm độc, tồn dư nhiều thuốc trừ sâu hay các chất phụ gia, chất bảo quản độc hại…

– Không đảm bảo vệ sinh: Môi trường sống và ăn uống mất vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể

– Ăn dặm quá sớm: Con chưa tiêu hóa được hết thức ăn, có thể gây ra tiêu chảy hoặc táo bón

– Trẻ mọc răng: Thường kèm rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đi ngoài táo lỏng thất thường

3. Đau bụng do tiêu chảy dẫn tới những biến chứng gì?

Nếu được xử lý đúng cách và kịp thời, tình trạng đau bụng tiêu chảy sẽ khỏi hoàn toàn và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, nếu như chủ quan không điều trị kịp thời thì có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Cụ thể như:

3.1. Những biến chứng cấp tính

Biến chứng cấp tính xảy ra khi tiêu chảy dồn dập, 5-6 lần có khi 13 lần mỗi ngày, có kèm nôn, đổ mồ hôi. Bao gồm:

– Mất nước, mất điện giải: Nếu không bổ sung nước và điện giải kịp thời, đúng cách thì có thể gây co giật, tổn thương não, nguy hiểm nhất là tử vong.

– Suy dinh dưỡng: Vi chất, chất dinh dưỡng không được hấp thu mà bị mất đi qua phân. Con thiếu đa dạng các nhóm chất, đặc biệt thiếu kẽm, sắt, vitamin A và B.

– Trụy tim mạch: Mất nước ảnh hưởng đến khả năng vận mạch, mất điện giải làm rối loạn hoạt động của tế bào cơ, trong đó có cơ tim.

trẻ quấy khóc khi đau bụng tiêu chảy

Đau bụng tiêu chảy, trẻ mất nước, quấy khóc, mệt mỏi Hậu quả của tiêu chảy ở trẻ em

Mời mẹ đọc thêm:

3.2. Các biến chứng lâu dài của tiêu chảy

Tiêu chảy ở trẻ thường khỏi sau 5-7 ngày. Khi đau bụng tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần, bé có thể không còn đi tiêu lỏng nhiều như trước. Nhưng các biến chứng vẫn có thể xảy ra. Biến chứng do tiêu chảy nhiều ngày thường âm ỉ, nhưng gây ảnh hưởng lâu dài.

– Kém hấp thu, chậm lớn: Trẻ đau bụng, tiêu chảy nhiều ngày làm thiếu men tiêu hóa. Các tế bào ruột bị tổn thương khiến trẻ kém hấp thu. Mẹ chăm con ăn bao nhiêu cũng khó tăng cân chính là một trong các biến chứng lâu dài của tiêu chảy.

– Suy nhược sức khỏe: Con không có đủ năng lượng và dinh dưỡng trong một thời gian dài. Dẫn tới yếu cơ, người mất lực, ảnh hưởng tới hoạt động học tập, rèn luyện và vui chơi của con.

Các biến chứng lâu dài còn do các bệnh lý dẫn tới đau bụng tiêu chảy ở trẻ em không được phát hiện và điều trị kịp thời. Có thể kể đến như:

– Suy tụy: Lượng dịch tuyến tụy tiết ra không đủ để phân giải, dẫn đến tình trạng đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, sụt cân…

– Viêm đại tràng mạn tính: Thường gặp trong đau bụng tiêu chảy do viêm đại tràng cấp tái phát nhiều lần. Khi đã tiến triển mạn tính, con sẽ phải sống với các con đau bụng, đi ngoài thường xuyên trong suốt quá trình trưởng thành.

– Ung thư dạ dày: Đau bụng, đi ngoài nhiều lần kèm theo buồn nôn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với viêm dạ dày, viêm ruột… khiến người bệnh chủ quan.

4. Giải pháp giảm nhẹ đau bụng tiêu chảy ở trẻ em

Trẻ đau bụng tiêu chảy thường cáu kỉnh, quấy khóc. Trong trường hợp chưa thể giảm ngay tiêu chảy, mẹ áp dụng một số giải pháp sau làm dịu cơn đau cho bé.

4.1. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh để bé ăn quá no

Với trẻ đau bụng tiêu chảy, mẹ không nên ép con ăn quá nhiều. Ăn quá nhiều khi không thể tiêu hóa hết ngược lại còn khiến đau bụng tiêu chảy nặng hơn.

Để đảm bảo dinh dưỡng hằng ngày, mẹ có thể chia nhỏ số bữa ăn trong ngày và giảm độ thô của các món ăn. Trẻ bú mẹ nên tăng thêm 1-3 cữ bú. Trẻ lớn hơn có thể ăn thêm bữa phụ vào giữa buổi sáng và chiều.

4.2. Bổ sung men vi sinh đa chủng

Bổ sung men vi sinh đa chủng ổn định hệ vi sinh góp phần làm giảm các cơn co thắt nhu động ruột bất thường. Thông qua việc thư giãn ruột, trẻ sẽ bớt đau bụng hơn. Chưa kể, bổ sung men vi sinh đa chủng trong vòng 24 giờ sau tiêu chảy rút ngắn thời gian mắc tiêu chảy.

Một trong số những sản phẩm men vi sinh đa chủng thường xuyên được bác sĩ sử dụng cho trẻ tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa là Men 10 chủng BioAmicus Complete.

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete hỗ trợ cho sức khỏe đường ruột của bé

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete là men vi sinh đa chủng nhập khẩu từ Canada. Thành phần chính là 10 chủng lợi khuẩn thuần khiết thuộc 2 nhóm Bifidobacterium và Lactobacillus. Đây là các lợi khuẩn cần có mặt trong đường tiêu hóa của trẻ ngay từ khi lọt lòng. Phân bố dọc đường tiêu hóa từ ruột non tới ruột già, mang lại hiệu quả toàn diện.

men 10 chủng bioamicus complete

Thành phần 10 chủng lợi khuẩn quan trọng trong Men 10 chủng BioAmicus

Men 10 chủng BioAmicus đảm bảo cung cấp đủ 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều với độ bền lên tới 95%. Bổ sung chuẩn liều, lợi khuẩn nhanh chóng ổn định, xây dựng đường ruột khỏe mạnh bền vững. Từ đó men 10 chủng BioAmicus hỗ trợ giải quyết nhanh tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, phân sống ở trẻ nhỏ.

Men 10 chủng BioAmicus không chứa chất tạo mùi, tạo vị, chất bảo quản, GMO và chất dễ kích ứng. Phù hợp để bổ sung thường xuyên, hỗ trợ nâng cao đề kháng ở trẻ nhỏ. Nhất là những trẻ có đường ruột đang bị tổn thương như trong dâu bụng tiêu chảy.

Chi tiết hơn về cách dùng và đối tượng sử dụng men 10 chủng BioAmicus, mẹ liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí.

4.3. Một số loại thực phẩm trẻ nên ăn

Con bị đau bụng tiêu chảy, mẹ hãy ưu tiên các thực phẩm sau cho thực đơn hằng ngày:

– Sữa mẹ: Đối với trẻ đang bú mẹ thì sữa mẹ chính là lựa chọn tối ưu. Vừa giàu dinh dưỡng lại cung cấp lượng lớn kháng thể cần thiết.

– Tinh bột từ gạo, khoai lang, khoai tây: Đây được coi là các loại tinh bột tốt, lại ít gây kích ứng. Gạo và khoai lang đều dễ dàng chế biến thành các món cháo, soup cùng với nhiều nguyên liệu khác.

– Sữa chua: Với hương vị thơm ngon sẽ giúp kích thích vị giác cho trẻ, tăng cảm giác ngon miệng. Đồng thời các lợi khuẩn trong sữa chua cũng góp phần cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Mẹ nên lưu ý, chỉ nên sử dụng sữa chua với bé đã ăn dặm, lựa chọn các sản phẩm nguyên chất, ít đường.

Ngoài ra, khi tình trạng tiêu chảy đã được cải thiện, hãy cho trẻ ăn cùng với mân cơm gia đình càng sớm càng tốt.

4.3. Các thực phẩm cần tránh khi con bị đau bụng tiêu chảy

Một số thực phẩm có thể làm nặng thêm tình trạng đau bụng tiêu chảy. Hoặc chính là nguyên nhân gây đau bụng tiêu chảy. Hãy cẩn trọng với những thực phẩm sau:

– Sữa và một số chế phẩm từ sữa như phô mai, bơ, kem… Một số trẻ bị dị ứng hoặc bất dung nạp protein và đường trong sữa bò gây ra tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy, mẹ chỉ nên cho con dùng loại sữa mà con đã quen dùng từ trước.

– Hạn chế một số loại nước trái cây nhiều đường như nước ép lê, táo, đào… Lượng đường nhiều làm tăng áp lực thẩm thấu, kéo nước vào ruột gây tiêu chảy.

– Các loại thực phẩm như bim bim, bánh, kẹo, nước ngọt có gas, cà phê… Đặc biệt, khi trẻ bú mẹ đang bị đau bụng tiêu chảy, mẹ cũng cần hạn chế các đồ uống kích thích như cà phê, rượu.

– Các món ăn nhiều dầu mỡ, chất bảo quản, chất phụ gia sẽ không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.

– Một số loại thủy hải sản tôm, cua, động vật có vỏ cứng. Protein trong thành phần của nhóm thực phẩm này có thể gây kích ứng, tăng phản ứng nôn trớ, đau bụng, đi ngoài.

Mẹ cần lưu ý tuyệt đối không nên tự sử dụng các loại thuốc chữa đau bụng tiêu chảy cho bé khi chưa có sự chẩn đoán và đồng ý của bác sĩ.

Bên cạnh các biện pháp làm dịu cơn đau, mẹ vẫn nên duy trì chế độ chăm sóc tiêu chuẩn cho bệnh nhân tiêu chảy. Chi tiết xem tại Điều trị tiêu chảy ở trẻ em đơn giản tại nhà

5. Khi nào mẹ cần đưa trẻ bị đau bụng tiêu chảy đến bác sĩ?

Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà con vẫn đau bụng tiêu chảy không ngừng, nhiều khả năng con đã mắc một số bệnh lý và cần đi khám để tìm ra nguyên nhân.

đau bụng tiêu chảy ở trẻ khi nào cần đi khám bác sĩ

Đau bụng tiêu chảy ở trẻ khi nào cần đi khám bác sĩ

Ngoài ra, nếu trẻ đau bụng tiêu chảy kèm các biểu hiện sau, hãy đưa bé đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt:

– Tình trạng đau bụng liên tục, đau quặn bụng trên 3 ngày

– Cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn với mức độ ngày càng nặng hơn

– Bé bị nôn mửa liên tục, sốt trên 38 độ

– Đi ngoài ra phân đen, hôi tanh hoặc có tia máu

– Bé mệt mỏi, chán ăn, hoa mắt, chóng mặt

– Có biểu hiện khô miệng hoặc khát nước kéo dài, nước tiểu sẫm màu hoặc cả ngày không đi tiêu

– Co giật, mất ý thức, tim đập nhanh

Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng đau bụng tiêu chảy ở trẻ em. Nên cẩn trọng xong không cần quá lo lắng khi con gặp phải tình trạng này. Nếu cần thêm tư vấn, hãy liên hệ tới hotline miễn phí 1900 636 985 hoặc để lại thông tin tại website BioAmicus.

 



Bài viết liên quan