Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Mẹo cho bé nhanh biết đi, đứng vững vàng

Mục lục

Mỗi bé sẽ có quá trình phát triển và chạm mốc ở thời điểm khác nhau. Tuy thế, nhận thấy con chậm biết đi hơn các bạn vẫn khiến nhiều mẹ lo lắng. Vậy mẹ hãy thử áp dụng các mẹo dân gian giúp con nhanh biết đi được giới thiệu ở bài viết này nhé!

Mẹo giúp bé nhanh biết đi

1. Mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết đi

Ông bà ta quan niệm "Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi" ý chỉ các mốc phát triển bình thường của trẻ. Nếu quá chín tháng mà trẻ chưa biết đi, có thể áp dụng một số mẹo sau đây:

1.1. Dùng cá lóc “làm phép” cho bé nhanh biết đi 

Theo ông bà ta, cá lóc (hay cá quả) là loài cá mạnh mẽ, có sức khỏe dẻo dai, dễ sống. Do đó, dùng cá lóc "làm phép" giúp trẻ nhanh biết đi, biết đứng vững vàng vàng khỏe mạnh.

Để “làm phép” bằng cá lóc, mẹ lựa con cá vừa vay cầm, khỏe mạnh và còn sống. Cá lóc để "làm phép" cần mua vào ngày đẹp, chọn giờ đẹp.

Sau đó, mẹ dùng đuôi cá lóc vỗ nhẹ vào chân của trẻ. Với bé trai thì mẹ “làm phép” 7 cái, bé gái thì 9 cái. Mẹo dân gian, cách này không chỉ giúp con nhanh biết đi mà còn chữa chân vòng kiềng. 

Sau khi đập cá lóc vào chân để trẻ nhanh biết đi, mẹ có thể nấu cháo cá lóc hoặc canh cá lóc cho bé ăn. Trong thịt cá lóc chứa canxi và nhiều protein, cũng là món ngon bổ sung dinh dưỡng cho bé.

Đánh cá lóc vào chân cho bé nhanh biết đi

Mẹo dân gian dùng cá lóc "làm phép" giúp bé nhanh biết đi

1.2. Dùng lá trầu không hơ chân cho bé

Lá trầu không có tính ấm. Theo quan niệm dân gian, hơ, tắm lá trầu không cho bé giúp tăng cường tuần hoàn máu. Dùng lá trầu khâu hơ chân giúp kích thích các khớp xương phát triển. Điều này rất có lợi với bé chậm đi. 

Để thực hiện, mẹ lựa 5-6 lá trầu không, rửa sạch rồi hơ nóng trên lửa. Sau khi lá trầu không nguội vừa ấm, mẹ áp nhẹ lên đầu gối, bàn chân, bắp chân của trẻ, thực hiện 2-3 lần mỗi tuần.

Mẹo dân gian này thực chất chưa được kiểm chứng về hiệu quả. Tuy nhiên, đã có trường hợp bé bị bỏng, đau rát, mẩn đỏ do kích ứng với lá trầu không. Do đó, dùng lá tràu không hơ chân để kích thích con học đi ngày càng ít được áp dụng.

1.3. Chọn ngày đẹp để “khai chân” cho bé bước đi vững vàng 

Theo dân gian, ngày bắt đầu của những việc quan trọng cần được lựa chọn kỹ càng. Với ý nghĩa cầu mong bé luôn bước đi vững vàng, mọi sự đều hanh thông, các cụ thường chọn một ngày tốt là ngày đầu tiên con đặt chân xuống đất.

Mẹ có thể tham khảo lịch âm để tìm ngày đẹp, hợp tuổi với con để bắt đầu cho con tập đi. Ngày này sẽ là kỷ niệm bước đi đầu đời của bé, vừa là ngày cho khởi đầu cho khôn lớn khỏe mạnh, hạnh phúc cho con. 

1.4. Massage chân và lưng cho bé

Chân và lưng là hai vị trí quan trọng để con có thể bước đi những bước đầu tiên. Chân và lưng phải khoẻ mạnh thì con mới bước đi vững vàng. 

Theo dân gian, mẹ nên massage nhẹ nhàng những vị trí này hàng ngày. Việc làm này sẽ giúp lưu thông máu, tăng cường sự linh hoạt cho các khớp xương. 

Kết hợp với đó, mẹ có thẻ dùng những loại dầu, tinh dầu massage cho bé, vừa giúp con thư giãn, lại ngừa được rôm sẩy vào mừa hè, khô nẻ da vào mùa đông.

massage chân và lưng cải thiện tuần hoàn máu

Massage chân hàng ngày giúp con biết đi sớm hơn 

2. Cách giúp bé tập đi, tập đứng hiệu quả 

Ngoài những mẹo dân gian giúp bé nhanh biết đi, biết đứng mẹ có nên dùng thêm các biện pháp khoa học như 

2.1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, D3 và canxi cho bé

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng là tiền đề cho một hệ cơ - xương chắc khỏe. Chỉ khi con có một bộ xương đủ cứng cáp, bé mới sẵn sàng để bước đi những bước đầu tiên.

Trong những chất dinh dưỡng cho khung xương, không thể không kể đến bộ ba canxi - vitamin D3 - vitamin K2:

  • Canxi: là thành phần khoáng hóa của xương, làm dày và làm dài xương, giúp tăng mật độ xương
  • Vitamin D3: Tối ưu quá trình hấp thu canxi từ thực phẩm, vận chuyển canxi vào máu, thúc đẩy các quá trình tăng trưởng chiều cao và chức năng xương khớp
  • Vitamin K2: Hỗ trợ quá trình vận chuyển tích cực Canxi vào xương, giúp xương cứng cáp, ngừa loãng xương.

Trẻ nhỏ cần được bổ sung vitamin D3 và K2 ngay từ những tháng đầu tiên sau khi sinh. 

Để bổ sung canxi, D3 và K2 cho bé, mẹ có thể tăng cường cho trẻ tắm nắng, ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, hải sản hoặc bổ sung qua những sản phẩm tinh khiết như BioAmicus D3K2.

bé chậm biết đi bổ sung vitamin D3 và canxi

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng - Nền tảng phát triển xương khớp, cho bé đi, đứng vững vàng

2.2. Khuyến khích trẻ tự đi, đứng

Để bé nhanh biết đi, biết đứng, ba mẹ nên hạn chế dần sự hỗ trợ đối với trẻ.

Những bước đi đầu tiên của bé chắc chắn sẽ không vững chắc, hơi khuệch khoạng nên cần ba mẹ đỡ. Nhưng dần dần cha mẹ hãy để con tự đi, đứng. Việc này sẽ giúp con tự quen với việc điều chỉnh bước đi. Bên cạnh đó, còn tạo cho con sự độc lập trong từng bước chân. 

2.3. Tạo thêm các vị trí tay vịn kích thích trẻ tập đứng, tập đi 

Để hỗ trợ con tập đi, đứng ba mẹ nên lắp lên các thanh vịn để con có điểm tựa. Cha mẹ nên lắp các tay vịn ở vị trí thoáng, ít đồ vật, phù hợp với chiều cao của trẻ.

Mẹ dạy con bám tay lên tay vịn và đỡ con ở những buổi đầu. Sau đó mẹ hãy tự để con bám và đi, đứng. 

2.4. Cho bé tập đi bằng chân trần

Những trải nghiệm xúc giác sẽ giúp não bộ trẻ tiếp nhận thông tin tốt hơn. Với những ngày đầu, mẹ nên cho con đi bằng chân trần trên những mặt phẳng, mềm. Khi trẻ đã đi, đứng vững vàng, hãy khuyến khích trẻ đi trên các bề mặt gồ ghề hơn, như thảm tập đi, đi trên bãi cỏ, đi trên cát mịn...

2.5. Tạo không gian an toàn cho bé để tập đi

Trẻ nên được tập đi trong một không gian thoáng. Không gian này sẽ kích thích sự tìm tòi và tránh con bị vấp ngã. 

Mẹ cũng nên dọn gọn đồ chơi, bo góc bàn, ghế để đảm bảo an toàn cho bé. Việc lót sàn bằng xốp hoặc thảm mềm cũng giúp bé tránh bị đau khi ngã, giúp con giảm sợ hãi khi tập đi.

2.6. Tăng cường cơ bắp cho trẻ bằng bài tập đứng và ngồi xổm 

Với bài học này, mẹ cần một chiếc ghế nhỏ, vừa tầm của con. Mẹ sẽ giúp con ngồi lên ghế và đứng dậy. Mẹ có thể cho con một vài đồ chơi để con chơi khi ngồi. 

Để luyện cho con đứng dậy, mẹ đặt đồ chơi yêu thích của bé ở các tầm cao khác nhau. Điều này sẽ khuyến khích con đứng dậy, với lấy món đồ.

Khi con đã đứng vững, mẹ có thể cho bé tập đi bằng cách đi ra xa và giang tay gọi con đến ôm. 

Khi con đã có thể tự bước đi, hãy cho bé tự đẩy xe tập đi.

mẹo giúp bé nhanh biết đi - bài tập đi cho trẻ

Bài tập giúp con đi đứng sớm hơn 

3. Làm thế nào nhận biết bé đã sẵn sàng tập đi?

Trẻ thông thường sẽ biết đi khi đủ 1 tuổi. Song mỗi bé sẽ khác nhau, con có thể biết đi sớm hoặc muộn hơn. Nhiều bé có thể biết đi khi chưa đầy 1 tuổi. 

Nếu con có các biểu hiện sau, mẹ có thể nhận thấy bé đã sẵn sàng tập đi:

  • Bé có thể tự đứng vững mà không cần đỡ
  • Con bò nhanh, thích vận động, cầm nắm tốt, có khả năng giữ thăng bằng tốt
  • Bé tò mò, thích di chuyển
  • Con thích cầm, nắm, vịn vào đồ vật để đứng lên
  • Con có phản xạ bước đi khi mẹ giữ bé ở tư thế đứng

Lúc này, mẹ nên khuyến khích con đi nhiều hơn, đồng thời cho bé tập các bài tập đi, đứng nêu trên.

4. Có nên cho trẻ dùng xe tập đi?

Xe tập đi là phương tiện hỗ trợ giúp con chập chững những bước đầu. Xe tập đi giúp con giữ thăng bằng và đi được nhiều nhờ bánh lăn. 

Hiện nay, có hai loại xe tập đi phổ biến là:

  • Xe tập đi dạng tròn: Bé ngồi trên xe và chòi chân để xe di chuyển
  • Xe tập đi dạng đẩy: Bé đẩy xe và đi theo

Xe tập đi dạng tròn giúp bé giữ thăng bằng và không bị ngã. Tuy nhiên, không nên cho bé sử dụng dạng xe này trong thời gian dài vì có thể khiến bé bị phụ thuộc vào xe. Mẹ cũng không nên cho bé ngồi xe tập đi sớm để tránh mắc hội chứng chân vòng kiềng.

Xe tập đi dạng đẩy giúp con chủ động hơn trong việc di chuyển, là loại xe được khuyến khích sử dụng để tập đi cho bé. Tuy nhiên, trong quá tình tập đi, con dễ bị ngã. Do đó, mẹ nên chuẩn bị thêm đệm lót, balo ong hoặc mũ để bé tập đi.

Hy vọng những mẹo dân gian giúp trẻ nhanh biết đi phía trên đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mẹ. Mọi thắc mắc mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc qua website BioAmicus để nhận được tư vấn từ đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm nhé. 



Bài viết liên quan