Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

9 mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh - Áp dụng ngay

Mục lục

Việc hiểu và áp dụng đúng các mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà có thể giúp bé nhanh chóng phục hồi mà không cần dùng đến thuốc. Bài viết dưới đây tổng hợp những mẹo trị tiêu chảy hiệu quả, dễ dàng áp dụng tại nhà. Xem ngay!

mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

1. Nhận biết tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Vì hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, các dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh có nhiều điểm khác với trẻ lứa tuổi lớn hơn. 

  • Tần suất đi ngoài: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy được chẩn đoán chủ yếu dựa trên tần suất đi ngoài. Bé đi ngoài phân nhão, nhưng lớn hơn 2-3 lần so với thông thường đã được coi là tiêu chảy. 
  • Đặc điểm phân: Trẻ đi ngoài phân loãng như nước, có thể kèm theo bọt, nhầy, có mùi chua. 
  • Dấu hiệu mất nước: Trẻ sơ sinh dễ bị mất nước nhanh chóng khi tiêu chảy, với các dấu hiệu như khô môi, khóc không ra nước mắt, mắt trũng sâu, da khô, và ít tiểu.
  • Thay đổi trong hành vi: Trẻ quấy khóc nhiều hơn, bú kém, hoặc có dấu hiệu mệt mỏi. 
  • Các biểu hiện khác đi kèm: Trẻ sơ sinh có thể kèm theo các dấu hiệu như sốt nhẹ, nôn nhiều lần, sụt cân.

Lưu ý: Trẻ sơ sinh bú mẹ có thể đi ngoài từ 3-12 lần mỗi ngày, phân lỏng, màu vàng hoặc hơi xanh, đôi khi có lợn cợn hoặc nhầy là bình thường. Điều quan trọng không phải số lần đi vệ sinh, mà là việc gia tăng tần suất và mức độ đi ngoài của trẻ.

Nếu còn phân vân, hãy để lại tình trạng tiêu hóa của con để được tư vấn 1-1 hoàn toàn miễn phí từ Dược sĩ

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí

2. 9 mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà

2.1. Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường vi khuẩn có lợi và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, từ đó hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm triệu chứng tiêu chảy. 

Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên ưu tiên các sản phẩm lành tính, an toàn, hạn chế tối đa các thành phần phụ. Ngoài ra, để xây dựng một đường ruột phong phú, nhanh chóng lấy lại trạng thái cân bằng vi sinh, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn như Men 10 chủng. 

2.2. Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn

Đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, tăng cường cho bé bú là cách tự nhiên để bù nước và cải thiện tình trạng tiêu chảy.

Sữa mẹ không chỉ cung cấp đủ nước mà còn chứa nhiều dưỡng chất hỗ trợ hệ miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng đường ruột, làm dịu niêm mạc, giúp bé hồi phục nhanh hơn.

Cụ thể, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn bình thường, mỗi 1-2 giờ, ngay cả khi bé không có biểu hiện khát. 

Lưu ý: Nếu bé có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng như khô môi, mắt trũng sâu, hoặc đi tiểu ít, mẹ cần đưa bé đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc phù hợp hơn.

2.3. Bù nước, điện giải cho bé

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thường không phải bù nước nếu chỉ tiêu chảy nhẹ. Trong trường hợp con bị tiêu chảy liên tục, có dấu hiệu mất nước nhẹ hoặc dùng sữa công thức, mẹ có thể bù nước cho trẻ bằng các dung dịch bù nước, điện giải như Oresol nhược trương. 

Mẹ lưu ý cần mua đúng dung dịch Oresol hoặc gói pha dung dịch Oresol y tế. Oresol cần được bổ sung ngay trong 4 giờ đầu phát hiện triệu chứng mất nước với lượng nhỏ 50-100ml, chia làm nhiều lần.

Nếu sau khi uống dung dịch Oresol mà con vẫn khát, hãy tiếp tục cho con uống thêm từng ngụm nhỏ. Nếu không thể bù nước tại nhà bằng đường uống. Hãy đưa con tới bệnh viện. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định bù nước qua ống thông hoặc truyền tĩnh mạch Ringer Lactate.

2.4. Thay đổi thực đơn của mẹ

Chế độ ăn của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa và hệ tiêu hóa nhạy cảm của bé.

Để cải thiện tình trạng tiêu chảy ở trẻ, mẹ nên tránh đồ cay, thực phẩm chiên rán, thực phẩm có chứa chất bảo quản. Thay vào đó, hãy ưu tiên các thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây giàu chất xơ, và uống đủ nước để hỗ trợ tiêu hóa của bé thông qua sữa mẹ. 

Lưu ý: Mẹ cần theo dõi phản ứng của bé sau khi thay đổi chế độ ăn để đảm bảo bé không có dấu hiệu dị ứng hoặc khó chịu. Nếu tiêu chảy không cải thiện, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp hơn.

2.5. Dùng búp ổi trị tiêu chảy

Búp ổi có chứa tanin – chất có khả năng làm se niêm mạc ruột và kháng khuẩn tự nhiên, giúp cầm tiêu chảy hiệu quả. Mẹ lấy 20g gừng tươi, 20g búp ổi non, 10g vỏ quýt khô đem sắc với 2 lít nước cho đến khi còn khoảng 500ml thì chắt ra.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé uống vài thìa nước búp ổi mỗi lần, tùy vào tình trạng của bé, thường khoảng 2-3 lần/ngày. 

Lưu ý: Không cho bé uống nước búp ổi quá nhiều và liên tục để tránh táo bón

2.6. Dùng hồng xiêm xanh trị tiêu chảy cho bé

Tương tự quả ổi, hồng xiêm xanh cũng là một loại quả chứa nhiều tanin. Cách thực hiện là mẹ lấy quả hồng xiêm xanh, rửa sạch, cắt thành lát mỏng, đem phơi khô rồi sao vàng. Khi sử dụng, lấy 10 lát đã được sơ chế đun với 2 lít nước trong khoảng 15-20 phút. 

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé uống từ 2-3 thìa nhỏ nước hồng xiêm xanh mỗi lần, ngày uống 2-3 lần. 

Vì trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa rất nhạy cảm, mẹ cần chú ý và theo dõi trẻ khi sử dụng phương pháp này. Nếu các biểu hiện không có dấu hiệu giảm, mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để có những cách giải quyết phù hợp và hiệu quả hơn.

2.7. Nước gạo rang trị tiêu chảy

Nước gạo rang chứa tinh bột và các khoáng chất giúp làm dịu niêm mạc ruột, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa. Tinh bột từ gạo rang giúp hấp thụ nước trong ruột, làm đặc phân và cầm tiêu chảy hiệu quả.

Để làm nước gạo rang trị tiêu chảy cho trẻ, mẹ rang 100g gạo lên cho vàng rồi thêm 2 lít nước, đun tới khi gạo chín mềm thì chắt lấy nước.

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé uống từ 2-3 thìa nhỏ nước gạo rang mỗi lần, ngày uống 2-3 lần. 

2.8. Lá mơ lông trị tiêu chảy

Lá mơ chứa nhiều hợp chất có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, cải thiện tình trạng tiêu chảy. Cách thực hiện là mẹ lấy khoảng 1 một nắm lá mơ lông tươi, rửa sạch rồi giã nát, sau đó lọc lấy nước cốt. 

Với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé uống 1-2 thìa nhỏ nước cốt lá mơ lông mỗi lần, ngày uống 2-3 lần để giúp giảm triệu chứng tiêu chảy. 

Đây là biện pháp chữa tiêu chảy theo kinh nghiệm trong dân gian do đó tỉ lệ chữa khỏi hoàn toàn không cao. Mẹ cần theo dõi trẻ sát sao để kịp thời đưa trẻ tới bác sĩ để được tư vấn và chữa trị.

2.9. Nụ sim trị tiêu chảy

Nụ sim chứa nhiều chất tanin và flavonoid – những hợp chất có tính kháng khuẩn, chống viêm và làm se niêm mạc ruột, giúp cầm tiêu chảy hiệu quả. Mẹ lấy 16g nụ sim, rửa sạch rồi đun sôi với 500ml nước trong khoảng 10-15 phút, sau đó lọc lấy nước và để nguội. 

Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé uống 1-2 thìa nhỏ nước nụ sim mỗi lần, ngày uống 2-3 lần để giảm triệu chứng tiêu chảy. 

Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu và dễ bị kích ứng. Trước khi sử dụng, mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và theo dõi sát sao phản ứng của bé, vì mỗi trẻ có thể phản ứng khác nhau với các phương pháp điều trị dân gian.

Men 10 chủng BioAmicus - Giải pháp ổn định đường ruột cho trẻ từ sơ sinh

Men vi sinh 10 chủng là giải pháp hiệu quả, vừa hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy, vừa hỗ trợ phòng ngừa tiêu chảy được chuyên gia khuyên dùng.

men 10 chủng - mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh

Tác động của men vi sinh 10 chủng cải thiện tiêu chảy

Sản phẩm đã có mặt tại hơn 10.000 điểm bán hàng, nhà thuốc, bệnh viên trên cả nước với các ưu điểm nổi bật:

  • Kết hợp 10 chủng lợi khuẩn thuần khiết, được phân lập tới cấp chủng, khả năng sống sót cao, không bị biến đổi gen, dễ dàng tương thích với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
  • Chứa những chủng lợi khuẩn chuyên biệt có tác dụng hỗ trợ điều trị tiêu chảy. Có thể kể đến như Lactobacillus Plantarum 1096, Lactobacillus Salivarius 6313, Bifidobacterium Breve 6018 … giúp ổn định nhu động ruột, giảm các tác động của độc tố gây tiêu chảy.
  • Hỗ trợ trẻ phục hồi nhanh chóng sau tiêu chảy, lấy lại cân bằng hệ vi sinh. Các lợi khuẩn giúp kích thích sản xuất men tiêu hóa, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho trẻ. 

Bài viết trên đã cung cấp cho mẹ 9 mẹo chữa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà. Mong rằng bài viết đã giúp mẹ cập nhật thêm được kiến thức để có thể chăm sóc trẻ bằng cách phù hợp và tốt nhất. Nếu có những thắc mắc khác, mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc nhắn tin qua website BioAmicus để được hỗ trợ 24/7 nhé!



Bài viết liên quan