Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Mẹ lúng túng, không rõ cách xử trí khi con tiêu chảy ? Mẹ cần những giải pháp dễ áp dụng tại nhà ? Bài viết này sẽ cung cấp 15 mẹo đơn giản giúp mẹ điều trị tiêu chảy cho bé đơn giản tại nhà.
Trẻ tiêu chảy thường đi cùng với tình trạng mất nước. Đặc biệt, ở tiêu chảy cấp sự mất nước xảy ra rất nhanh, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.
Thông thường, với tiêu chảy nhẹ mẹ chỉ cần bổ sung thêm nước lọc là đủ. Nhưng cần lưu ý tăng tần suất cũng như bù nước cho tới khi trẻ ngừng tiêu chảy.
Dưới đây là những lưu ý về lượng nước bù đắp thêm theo tuổi :
Độ tuổi | Lượng nước thêm so với bình thường |
< 2 | 50-100 ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần |
2 – 10 | 100-200 ml sau mỗi lần đi ngoài và giữa mỗi lần |
≥ 10 | Tùy theo nhu cầu |
Ngoài nước lọc, đa số các loại dịch trẻ thường dùng cũng có thể sử dụng. Mẹ có thể tham khảo các loại dung dịch sau :
– Các dung dịch chứa muối: Là các dung dịch có bổ sung muối ăn – điện giải. Ví dụ như Oresol, nước cháo hay nước cơm có pha thêm muối.
– Các dung dịch không chứa muối: Là những dung dịch thông thường, không bỏ thêm muối. Ví dụ như nước sôi để nguội, nước hoa quả không pha thêm đường.
Trong giai đoạn đầu đời, mẹ nên thường xuyên cho trẻ bú. Sữa mẹ đã cung cấp đầy đủ nước và điện giải cần thiết cho sự phát triển nhất là khi con bị tiêu chảy.
Một số bà mẹ có tâm lý cho con uống nước ngọt có đường theo sở thích của con. Điều này không nên vì đường trong đó gây trầm trọng tình trạng tiêu chảy.
Đa số trẻ tiêu chảy nhẹ thường sẽ khỏi trong vòng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp như tiêu chảy kéo dài thường kèm theo mất lượng lớn điện giải.
Điện giải hay lượng muối khoáng hòa tan trong cơ thể đã theo nước đi cùng dịch tiêu chảy ra ngoài nên bổ sung điện giải là mẹo trị tiêu chảy cho bé vô cùng cần thiết.
Nguồn bổ sung điện giải được khuyến nghị sử dụng là dung dịch Oresol. Mẹ cần pha đủ 1 gói với 1 lít nước tinh khiết và không pha theo bất kì tỉ lệ nào khác.
Một số lưu ý mẹ cần chú ý trong quá trình bù dịch cho trẻ:
– Trong khoảng 30 phút đầu sau khi uống Oresol nếu trẻ nôn cần được bổ sung lại ngay
– Sau 30 phút trẻ nôn thì không cần uống lại ngay cho đến lần đi ngoài tiếp theo
Lựa chọn Oresol để bù điện giải cho trẻ, tránh nước ngọt, nước có gas
Vi chất kẽm tham gia ở hầu hết các phản ứng trong cơ thể. Nó đồng thời hỗ trợ thực hiện chức năng tại nhiều cơ quan đặc biệt là hệ miễn dịch.
Ở trẻ bị tiêu chảy, kẽm thường mất đi theo muối khoáng. Đặc biệt, đây lại là thành phần quan trọng giúp rút ngắn thời gian, tăng tỉ lệ hồi phục cũng như giảm tỷ lệ tái phát đáng kể. Bởi vậy, thiếu kẽm xảy ra càng làm tiêu chảy trầm trọng thêm .
Do đó, ngay khi tiêu chảy mới bắt đầu, mẹ cần bổ sung kẽm cho trẻ càng sớm càng tốt. Dạng kẽm được sử dụng là loại viên nén 20mg kẽm nguyên tố hoặc syrup 5ml chứa 10mg kẽm. Bên cạnh đó, uống lúc đói giúp kẽm được hấp thụ tốt hơn.
Mẹ cần lưu ý về liều lượng được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng như sau:
Độ tuổi | Lượng kẽm bổ sung |
Dưới 6 tháng tuổi | 10mg/ngày, trong vòng 10 – 14 ngày |
Trên 6 tháng tuổi | 20mg/ngày, trong vòng 10 – 14 ngày |
Bên cạnh việc bổ sung vi chất, mẹ còn có thể cải thiện tình trạng của bé thông qua khẩu phần chứa nhiều thực phẩm giàu kẽm như:
– Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn hoặc thịt cừu
– Động vật có vỏ như hàu, cua, tôm,trai
– Các loại hạt, trứng, sữa
Nhiều mẹ đã từng cảm thấy lúng túng trong việc cho trẻ ăn sữa chua khi bị tiêu chảy. Một số mẹ còn cho rằng ăn sữa chua khiến bé bị lạnh bụng dẫn đến tiêu chảy nặng hơn. Theo các chuyên gia, việc cho ăn sữa chua trong lúc này hoàn toàn bình thường, không những không có hại mà còn là một mẹo trị tiêu chảy đơn giản.
Bổ sung lợi khuẩn qua sữa chua là mẹo điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ
Sử dụng từ 1 – 2 hộp mỗi ngày giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột của trẻ. Tình trạng tiêu chảy sẽ được cải thiện đáng kể, góp phần tăng khả năng hồi phục.
Tuy nhiên, một số ít trẻ bị tiêu chảy nặng hơn khi ăn sữa chua. Đây có thể là biểu hiện của không dung nạp lactose – một loại đường sữa phổ biến. Lúc này, mẹ cần dừng ngay việc bổ sung sữa chua mà thay bằng các nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác.
Với trẻ tiêu hoá tốt thì các loại thực phẩm lên men như dưa chua, kim chi hay một số loại phô mai hoàn toàn phù hợp để cung cấp các lợi khuẩn đường ruột. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ tiêu hoá chưa phát triển nên men vi sinh sẽ là lựa chọn thay thế tốt nhất.
Như đã đề cập, đường ruột ở trẻ nhỏ còn chưa hoàn thiện nên bổ sung lợi khuẩn thông qua thực phẩm muối chua hay lên men có thể gây phản tác dụng. Mẹ có thể lựa chọn bổ sung lợi khuẩn thông qua các loại men vi sinh. Men vi sinh cũng thúc đẩy thèm ăn, giảm kén ăn ở trẻ có hệ tiêu hoá kém.
Một tình trạng phổ biến ở những trẻ phải sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy là thiếu hụt nhiều chủng lợi khuẩn khác nhau. Các loại men đơn chủng thông thường không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của bé.
HIểu được nỗi lo của mẹ, men 10 chủng BioAmicus ra đời dành riêng cho trẻ tiêu chảy. Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn, loạn khuẩn và sau sử dụng kháng sinh nhiều ngày.
Men 10 chủng BioAmicus – Mẹo hỗ trợ điều trị tiêu chảy bằng lợi khuẩn
Xuất xứ từ Canada, Men 10 chủng BioAmicus Complete tự hào cung cấp 10 chủng lợi khuẩn với các ưu điểm vượt trội:
Men 10 chủng BioAmicus cung cấp đủ 10 chủng lợi khuẩn thuần khiết cho cả ruột non và ruột già. Các chiến binh lợi khuẩn từ BioAmicus sinh sống dọc khắp ruột. Tạo nên hàng rào hỗ trợ toàn diện các vấn đề, từ nôn trớ, biếng ăn tới tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống.
Men 10 chủng BioAmicus cung cấp chuẩn liều 1 tỷ lợi khuẩn theo khuyến cáo của WHO. Với tỷ lệ sống sót trong ống tiêu hóa tới 95%. Mẹ an tâm mỗi giọt BioAmicus đều phát huy tác dụng hỗ trợ trẻ tiêu chảy.
Men 10 chủng BioAmicus không chứa chất bảo quản, chất tạo mùi, tạo màu, an toàn với cơ thể trẻ. Mẹ có thể lựa chọn Men 10 chủng để bổ sung cho con hằng ngày tại nhà. Không lo các tác dụng phụ, mẹ rảnh tay chăm sóc bé yêu.
Ý dĩ có vị ngọt, nhạt, tính mát vào các kinh tỳ, phế, thận nên có tác dụng chủ yếu kiện tỳ, bổ phế, thanh nhiệt. Tỳ vị đóng góp vai trò quan trọng trong vận chuyển thức ăn nên kiện tỳ giúp cải thiện hệ thống tiêu hoá, góp phần điều trị tiêu chảy ở trẻ.
Hạt ý dĩ còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, thúc đẩy quá trình hấp thu và tiêu hoá thức ăn đặc biệt với những trẻ chậm ăn, kén ăn hay khó hấp thu.
Có nhiều cách để chế biến ý dĩ, mẹ có thể lựa chọn cách sử dụng sao cho phù hợp nhất với trẻ:
– Cách 1: Sắc nước uống trong ngày gồm 30g hạt ý dĩ kết hợp với 16g hạt mã đề. Nước sắc từ ý dĩ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây tiêu chảy. Rất phù hợp với trẻ tiêu chảy do hại khuẩn.
– Cách 2: Nấu hạt ý dĩ cùng gạo thành cháo cho trẻ. Món cháo ý dĩ kết hợp được với nhiều thực phẩm khác như thịt lợn, gà và các loại rau củ. Giúp trẻ tăng cường hấp thu, giúp bé phục hồi tốt hơn sau tiêu chảy.
Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy được khuyến nghị bổ sung thực phẩm chứa nhiều tinh bột để bù đắp năng lượng mất đi do tiêu chảy. Mẹ nên tăng khẩu phần ăn chứa tinh bột trong ngày, đặc biệt chế biến các món hầm có chứa ý dĩ vì đây cũng là nguồn bổ sung tinh bột rất tốt cho trẻ.
Lá non và búp ổi non là một vị thuốc, mẹo trị tiêu chảy cho bé được lưu truyền lâu đời trong dân gian.
Trong lá non có chứa hoạt chất tanin, vitamin cùng một số loại acid có tác dụng cải thiện tiêu chảy thông qua ức chế sự phát triển của nhóm hại khuẩn đường ruột. Flavonoid loại quercetin trong búp ổi kích thích cơ trơn ruột giúp giảm đau bụng.
Búp ổi non trị tiêu chảy tại nhà
Thông thường cách sử dụng phổ biến và tiện lợi được nhiều mẹ lựa chọn là sắc nước lá ổi uống trong ngày. Ngoài ra, mẹ có thể sắc nước cùng các loại dược liệu khác nếu cần.
Tuy có nhiều lợi ích song khi sắc nước lá ổi mẹ cũng cần chú ý tần suất vừa phải. Việc lạm dụng có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc gây ra tình trạng dị ứng cho trẻ.
Chi tiết mẹ xem tại: Búp ổi trị tiêu chảy cho bé – Khi nào dùng, khi nào tránh
Trong nhiều trường hợp, ngoài lá, quả ổi xanh cũng được dùng tăng khả năng hồi phục khi tiêu chảy bằng cách nhai lấy nước ép quả. Dịch ép và cao chiết quả là thuốc bổ trong những bệnh liên quan đến tiêu hoá ở trẻ nhỏ.
Nếu đã có sẵn gạo lứt trong nhà, mẹ có thể cầm tiêu chảy cho trẻ bằng cách tận dụng ngay loại thực phẩm này.
Nước gạo lứt rang là nguồn bổ sung nước và điện giải rất tốt khi bé bị tiêu chảy. Đặc biệt, trong gạo lứt không chứa gluten nên rất thích hợp với những trẻ gặp vấn đề tiêu chảy do không dung nạp được loại protein này.
Công đoạn chế biến nước gạo rang khá đơn giản. Gạo lứt trước khi sắc lấy nước cần được rang vàng đều, vặn nhỏ lửa để gạo chín mềm. Phần nước sẽ được chắt, chia thành nhiều phần nhỏ dùng uống trong ngày.
Dù vậy, với một số trẻ nước gạo lứt không góp phần cải thiện tình trạng tiêu chảy mà còn có thể khiến tình trạng trở nên trầm trọng hơn. Điển hình là chất xơ trong gạo lứt có thể gia tăng áp lực lên hệ tiêu hoá đối với những trẻ có hệ tiêu hoá kém.
Chi tiết mẹ xem tại: Nước gạo rang trị tiêu chảy cho bé
Mơ lông là loại rau ăn kèm phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Nhưng không nhiều mẹ biết rằng đây cũng là một mẹo trị tiêu chảy trong dân gian rất tiện lợi và hiệu quả.
Lá mơ dùng nhiều trong điều trị các bệnh đau bụng đi ngoài do giúp tiêu viêm sát khuẩn, đặc biệt là giải độc. Nhiều hoạt chất trong đó ức chế sự phát triển của trực khuẩn, amip gây tiêu chảy.
Với trẻ nhỏ có thể không thích mùi lá mơ lông thì thay vì sử dụng trực tiếp, mẹ nên kết hợp với các nguyên liệu khác nhau. Chiên lá mơ lông cùng trứng là cách chế biến được nhiều mẹ sử dụng do khá dễ làm.
Mẹo trị tiêu chảy cấp tại nhà cho trẻ bằng lá mơ lông
Nếu thấy tình trạng bé không được cải thiện, mẹ cần dừng ngay việc sử dụng lá mơ lông. Một số nguyên nhân đã được các chuyên gia giải thích bao gồm:
– Trên bề mặt lá có nhiều lông giữ lại bụi, vi khuẩn nên nếu mẹ cho bé ăn trực tiếp hay không rửa kĩ sẽ dễ nhiễm trùng, gây tiêu chảy nặng hơn
– Lá có tính hàn khiến người bụng yếu đi ngoài nhiều hơn
Cỏ sữa lá nhỏ khi được dùng toàn cây có công dụng chữa tiêu chảy do lỵ trực khuẩn. Ngoài ra, các nhà khoa học còn tìm thấy các hoạt chất kháng viêm, loại bỏ hại khuẩn từ đó cân bằng vi sinh đường ruột. Đặc biệt, các alkaloid trong cỏ sữa là những chất giảm đau rất tốt, giúp dịu cơn đau bụng khi tiêu chảy của trẻ.
Với trẻ nhỏ, thường dùng là nước ép từ lá hoặc thân cây.
– Đầu tiên lấy 12g lá hoặc thân cây cỏ sữa đã được ngâm nước muối, rửa sạch. Đem đi xay hoặc giã lấy nước cốt.
– Tiếp đó, hãy chia phần nước vừa vắt được thành các phần uống trong ngày (tốt nhất là sáng,trưa,tối). Nên uống sau ăn khoảng 30 phút.
– Tiếp tục uống đến khi dừng tiêu chảy.
Để phát huy được hiệu quả tốt nhất, mẹ chỉ nên sử dụng loại cỏ sữa lá nhỏ. Nếu sau 5 ngày tiêu chảy vẫn không cải thiện mẹ cần cho bé thăm khám để được chữa trị kịp thời.
Sử dụng gừng tươi cũng là một mẹo trị tiêu chảy cho trẻ mà nhiều mẹ sử dụng.
Theo Đông y, Gừng tươi có có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm. Gừng nói chung có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh về tiêu hóa đặc biệt gừng nướng chữa đau bụng, lạnh dạ, đi ngoài nên được nhiều người sử dụng.
Mẹ có thể tham khảo công đoạn chế biến gừng nướng như sau:
– Gừng tươi sau khi rửa sạch thì nướng lên
– Sau nướng tiếp tục cạo vỏ và nướng qua lửa lần nữa
– Cuối cùng cắt thành từng miếng vừa, hãm cùng nước sôi để uống
Trẻ bị tiêu chảy có kèm theo sốt, cảm mạo cần tránh sử dụng gừng do gây ra nhiều bệnh kèm theo và giảm khả năng hồi phục. Ngoài ra, mẹ cũng cần kiểm soát lượng gừng trẻ sử dụng. Nếu uống quá 5 ly nước gừng một ngày làm kéo dài tình trạng tiêu chảy ở trẻ.
Khẩu phần ăn có thêm chuối tiêu là mẹo trị tiêu chảy cho bé đơn giản nhưng rất hữu ích .
Đặc tính mềm và dễ tiêu hoá của chuối giúp làm dịu bao tử, góp phần giải quyết các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá. Không những vậy, trong chuối chứa các chất xơ pectin giúp hấp thu chất lỏng dư thừa ở dạ dày, khôi phục lại hệ vi khuẩn có lợi. Đồng thời lượng lớn kali có trong chuối là nguồn bổ sung điện giải kịp thời cho các trường hợp mất nước do tiêu chảy.
Thêm chuối tiêu trong khẩu phần ăn của trẻ tiêu chảy cấp
Ăn chuối thường xuyên vừa cung cấp thêm các chất dinh dưỡng đồng thời nâng cao sức khỏe sức đề kháng, góp phần làm giảm tình trạng tiêu chảy của trẻ.
Y học cổ truyền đã chứng minh hồng xiêm xanh có tác dụng to lớn trong việc điều trị tiêu chảy. Cũng giống như ổi, hồng xiêm chứa nhiều Tanin giúp cầm tiêu chảy.
Theo đó, việc chế biến hồng xiêm xanh được thực hiện như sau:
– Cắt hồng xiêm xanh thành các lát mỏng, độ dày vừa đủ.
– Phơi khô trước rồi sao vàng với lửa nhỏ.
– Mỗi lần sắc nước lấy khoảng 10 lát, ngày uống 2 lần.
Với cùng công dụng, mẹ có thể kết hợp sắc nước quả và vỏ cây hồng xiêm để giảm nhanh tiêu chảy.
Tuy nhiên, với những trẻ biếng ăn, chậm lớn hay suy dinh dưỡng, cần hạn chế việc sử dụng hồng xiêm xanh vì lượng chất xơ lớn trong đó có thể gây ra các bệnh tiêu hoá khác, kéo dài tình trạng tiêu chảy của trẻ .
Lá sim cũng nằm trong các bài thuốc dân gian giảm tiêu chảy vô cùng hiệu quả. Đây cũng là mẹo trị tiêu chảy rất tiện lợi mà mẹ nên áp dụng.
Về tính vị, lá sim có vị chát, tính bình, có tác dụng chỉ lỵ, thanh nhiệt, giải độc. Quả,búp và lá sim non đều được dùng chữa đau bụng, tiêu chảy.
Chỉ với các công đoạn đơn giản, mẹ có thể dễ dàng sắc nước cho trẻ:
– Rửa sạch một lượng khoảng 8 – 16g búp sim sau đó để ráo nước
– Thêm búp sim với 200ml nước, đun đến khi còn khoảng 50ml thì tắt bếp
– Có thể chia ra các lần nhỏ cho trẻ uống trong ngày đến khi hết tiêu chảy
Rau sam là cây thuốc Nam được sử dụng khá phổ biến ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Rau sam có vị chua, tính hàn, tác dụng giải độc, giảm tiêu chảy hiệu quả.
Nghiên cứu đã chứng minh tác dụng hiệu quả của rau sam trong việc ức chế các vi khuẩn gây tiêu chảy. Nhiều chất chống oxy hoá có trong thành phần giúp bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm.
Rau sam là bài thuốc dân gian trị tiêu chảy
Theo đó, mẹ có thể sắc nước không cùng rau sam hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác tuỳ mục đích. Đơn giản nhất mẹ làm theo hướng dẫn này:
– Rửa sạch 200 rau sam và thái nhỏ
– Cho rau vào nồi, thêm nước rồi đun đến còn khoảng 1 chén nước thì tắt bếp.
Khi chế biến rau sam, mẹ cần lưu ý thực hiện các công đoạn nhanh vì rau sam rất nhanh chín, để quá sẽ mất đi lượng dinh dưỡng đáng kể.
Bên cạnh lợi ích đã đề cập cùng với việc tương đối an toàn với trẻ nhỏ thì các mẹo này cũng có những hạn chế nhất định. Một số mẹo thường lâu cho hiệu quả, đòi hỏi tính kiên trì. Đa phần các mẹo dựa trên kinh nghiệm dân gian, mang tính truyền miệng; nhiều cách chữa còn chưa được kiểm chứng và chỉ phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể.
Đa số tiêu chảy ở nhiều trẻ thường chỉ ở tình trạng nhẹ. Thêm vào đó, trẻ ít khi mất nước nặng nên có thể điều trị hoàn toàn tại nhà. Mặc dù vậy, luôn cần bổ sung đủ nước cho bé yêu.
Ngoài ra, luôn lưu ý bệnh tiêu chảy tiến triển nhanh. Tình trạng mất nước kèm theo điện giải có thể trở nên nặng hơn bất cứ khi nào. Do đó, mẹ cần bám sát, luôn theo dõi biểu hiện ở trẻ để kịp thời đưa ra những phán đoán chính xác nhất.
Khi thấy trẻ có các biểu hiện như: kích thích vật vã thậm chí mệt mỏi, uống kém, môi khô, mạch nhanh, thở nông… Mẹ cần cho trẻ nhập viện kịp thời. Ở giai đoạn này các mẹo dân gian chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không chữa được tận gốc căn nguyên bệnh.
Mời mẹ đọc thêm: Bí quyết chăm trẻ mọc răng tiêu chảy
Hy vọng các mẹ đã có thêm kinh nghiệm thông qua các mẹo hữu ích giúp trị tiêu chảy ở trẻ. Để biết thêm các mẹo hữu ích khác , mẹ hãy thường xuyên cập nhật thông tin qua các bài viết bổ ích tại BioAmicus hoặc liên hệ ngay theo hotline 1900 636 985 nếu cần sự tư vấn từ các dược sĩ hàng đầu.