Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài liệu có đáng lo?

Mục lục

Mọc răng là một giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, tuy nhiên khi mọc răng thường đi kèm với các triệu chứng khó chịu như sốt và đi ngoài. Vậy tại sao trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài? Bố mẹ cần làm gì để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này một cách an toàn và khỏe mạnh. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài

1. Nguyên nhân khiến trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài

Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này như sau:

Viêm và kích ứng nướu

Khi mọc răng, nướu của trẻ bị sưng viêm, gây khó chịu. Phản ứng viêm có thể khiến cơ thể trẻ phản ứng với biểu hiện sốt nhẹ, thường sốt dưới 38,5 ℃.

Tăng tiết nước bọt

Khi mọc răng, trẻ tiết ra nhiều nước bọt hơn để làm dịu nướu. Trẻ thường nuốt nhiều nước bọt, chính điều này có thể làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột, làm tăng nhu động ruột, dẫn đến tiêu chảy ở trẻ.

Trẻ đưa mọi thứ vào miệng

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ thường có xu hướng gặm, nhai đồ chơi hay các đồ vật khác để giảm ngứa lợi. Điều này dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa gây tiêu chảy.

Hệ miễn dịch bị suy yếu tạm thời

Mọc răng thường diễn ra khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi, đây là thời điểm kháng thể truyền từ mẹ sang con (qua nhau thai, qua sữa mẹ) bắt đầu giảm đi. Điều này có thể làm hệ miễn dịch của trẻ yếu đi, khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hoặc tiêu hóa, dẫn đến sốt và tiêu chảy.

2. Trẻ mọc răng đi tướt bao lâu thì khỏi ?

Tình trạng tiêu chảy khi mọc răng thường kết thúc trong vòng 4 ngày. Nhưng vẫn có thể kéo dài hơn nếu có nhiễm khuẩn, loạn khuẩn hay do nguyên nhân bệnh lý nhưng mẹ không biết và không điều trị triệt để.

Mút đồ chơi khiến trẻ mọc răng dễ tiêu chảy nhiễm khuẩn

Mọc răng ở trẻ có bị tiêu chảy không? – Khi nào là tiêu chảy nhiễm khuẩn

Các triệu chứng điển hình của tiêu chảy nhiễm khuẩn, loạn khuẩn mẹ cần lưu tâm là:

  • Sốt. Trẻ tiêu chảy mọc răng sinh lý thường không sốt và sốt nhẹ. Với tiêu chảy mọc răng kèm nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn Shigella sẽ có thể có sốt cao. Sốt nhiều ngày không khỏi cũng là dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn.
  • Đầy bụng, chướng hơi, khó tiêu là dấu hiệu cảnh báo loạn khuẩn ruột. Thiếu hụt lợi khuẩn khiến thức ăn tiêu hoá không đúng cách sinh hơi.
  • Tiêu chảy phân có nhầy, nhớt, tiêu chảy phân mỡ, đôi khi có máu
  • Tiêu chảy nặng, nhiều nước, có thể kèm nôn, mất nước

Mời mẹ đọc thêm: 10 Nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ hay gặp nhất

3. Bí quyết chăm sóc trẻ đang mọc răng bị tiêu chảy và sốt

Để giúp trẻ nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của tiêu chảy và sốt khi mọc răng, mẹ cần chú ý theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận. Cụ thể như sau:

3.1 Theo dõi nhiệt độ

Nếu trẻ chỉ sốt nhẹ (dưới 38°C), và triệu chứng sốt không kéo dài, mẹ có thể theo dõi bé tại nhà.

Nếu trẻ sốt cao và kéo dài trên 48 giờ, hãy đưa trẻ thăm khám kịp thời. Vì lúc này sốt có thể không phải do mọc răng mà có thể là dấu hiệu của một bệnh nhiễm trùng.

3.2. Chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ

Trước khi vệ sinh răng miệng cho trẻ, mẹ cần đảm bảo rửa sạch tay với xà phòng.

  • Khi mọc răng, trẻ tiết nhiều nước bọt nên có thể gây kích ứng vùng da xung quanh miệng, lúc này mẹ cần lau rửa miệng sạch sẽ, khô ráo.
  • Mẹ giúp trẻ bớt sưng đau bằng cách sử dụng khăn lạnh chà chà vào nướu cho bé.

3.3. Bù nước cho trẻ tiêu chảy mọc răng

Nếu trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, cần bổ sung nước hoặc dung dịch bù nước điện giải (Osesol) để tránh mất nước:

  • Dùng nước đun sôi để nguội: Trẻ từ trên 6 tháng tuổi có thể dùng thêm nước ngoài sữa mẹ. Nước đun sôi để nguội là biện pháp bù nước đơn giản nhất.
  • Sử dụng nước ép hoa quả như nước cà rốt hay nước dừa: Mỗi ngày mẹ cho con uống từ 200 – 300ml/ngày và chia nhiều lần uống. Không cho uống nhiều nước cùng lúc vì sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy trầm trọng hơn.

nước dừa bù nước cho trẻ đi tướt mọc răng

Nước dừa bù nước cho trẻ tiêu chảy mọc răng

  • Tăng tần suất bú mẹ: Trẻ tiêu chảy mọc răng cần được bú nhiều hơn 2-3 cữ mỗi ngày so với bình thường. Nếu không có sữa mẹ, có thể tăng số lần uống sữa bột, sữa công thức. Tuy nhiên, chuyên gia vẫn khuyến cáo sữa mẹ là loại sữa tốt nhất cho các trường hợp trẻ nhỏ mọc răng tiêu chảy.
  • Dùng Oresol: Dung dịch bù nước, điện giải này có thể dùng sau khi trẻ bú mẹ, hoặc sau khi còn đi ngoài. Nếu không có Oresol, mẹ có thể chuẩn bị nước súp, nước cơm, nước gạo rang để thay thế.

Khi bù nước cho trẻ mọc răng tiêu chảy, mẹ lưu ý không dùng nước ngọt, nước có ga hoặc nước ép quá ngọt. Lượng ga và đường có trong những thức uống này sẽ khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trong hơn.

3.4. Hỗ trợ cải thiện đường ruột bằng men vi sinh đa chủng

Men vi sinh là lựa chọn đầu tay của nhiều gia đình khi trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là trẻ đang độ tuổi mọc răng. Qua việc bổ sung lợi khuân, men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng ngừa và cải thiện các bệnh lý tiêu hóa như loạn khuẩn, nhiễm khuẩn gây tiêu chảy.

Trẻ gặp nhiều vấn đề khác nhau của đường tiêu hoá, sức đề kháng kém, mọc răng tiêu chảy nên dùng men vi sinh đa chủng. Chứa đa dạng chủng lợi khuẩn, nhất là các chủng thuộc hai chi Bifidobacterium và Lactobacillus.

men 10 chủng BioAmicus Compete đồng hành cùng mẹ chăm con

Men 10 chủng BioAmicus – Men 10 chủng hỗ trợ chăm sóc trẻ mọc răng tiêu chảy

Men 10 chủng BioAmicus bổ sung đồng thời 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus – Nhóm lợi khuẩn cần có mặt trong đường ruột từ sơ sinh. Mỗi chủng lợi khuẩn lại có một lợi ích khác nhau trên hệ tiêu hoá. Việc kết hợp 10 chủng trong 1 mang đến hiệu quả tổng hoà các tác dụng. Hỗ trợ đường ruột ổn định từ ruột non tới ruột già. Rất phù hợp với trẻ rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy trong giai đoạn mọc răng.

Không chỉ vậy men 10 chủng BioAmicus là 1 sản phẩm không mùi vị, không chất tạo màu. Mẹ dễ dàng thêm vào sữa, đồ ăn dặm của trẻ mà không làm thay đổi mùi vị của món ăn.

Dạng nhỏ giọt tiện dụng vừa giúp phân liều hiệu quả, lại dễ bảo quản. Chỉ 5 giọt men 10 chủng BioAmicus mỗi ngày cho con bụng khoẻ 10 điểm, sẵn sàng đương đâu các thử thách từ mọc răng tiêu chảy.

Mời mẹ đọc thêm: Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh

3.5. Dinh dưỡng cho trẻ đi tướt mọc răng

Trẻ mọc răng sưng đau nướu đã kén ăn, chán ăn. Nay lại tiêu chảy nên càng khó hấp thu. Một chế độ ăn hợp lý giúp đảm bảo dinh dưỡng và hỗ trợ hoạt động của cả hệ tiêu hoá, trong đó có làm giảm tác hại của tiêu chảy gây ra.

Với trẻ đang bú mẹ, uống sữa hoàn toàn:

Với trẻ đang bú mẹ, uống sữa hoàn toàn, mẹ tránh thay đổi loại sữa. Nhất là những loại sữa con đã quen uống và không gây ra tiêu chảy sau mỗi lần uống. Mẹ chỉ cần lưu ý một số điểm như:

  • Tăng lượng sữa con sử dụng mỗi ngày để bù lại lượng nước như đã nói phía trên
  • Pha sữa đúng tỷ lệ như trên bao bì
  • Vệ sinh bình sữa, dụng cụ vắt sữa, núm vú giả, núm bình sữa, ống hút,… sạch sẽ. Đừng để nhựng dụng cụ này thành ổ chứa vi khuẩn gây tiêu chảy cho bé.
  • Kiểm tra kỹ thành phần, hạn sử dụng của các loại sữa dành cho trẻ.

Với trẻ đã ăn dặm:

Mẹ hy vọng trẻ ăn dặm được làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nhưng tiêu chảy mọc răng lại cản trở con làm điều đó. Con có thể quấy khóc, không hợp tác khi ăn. lúc đó, mẹ không nên quá vội vã. Hãy nắm được “5 NÊN LÀM” và “5 KHÔNG NÊN LÀM” sau:

5 NÊN LÀM 5 KHÔNG NÊN LÀM
  • Nên cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng từ đường – đạm – chất béo – vitamin và khoáng chất
  • Nên ăn chín, uống sôi
  • Nên xay nhỏ hoặc nghiền nhỏ để dễ tiêu hoá, hấp thu, sau đó tăng dần độ thô
  • Nên ăn thức ăn mềm
  • Nên bổ sung thêm vitamin và men vi sinh đa chủng vào mỗi buổi sáng trước khi ăn
  • Không nên ăn đồ ăn nhanh, chiên rán, đồ uống nhiều đường, nước ngọt
  • Không nên thử các món gỏi, đồ ăn sống vào lúc này
  • Không nên ăn nhiều các thực phẩm lạnh, hoặc thực phẩm gây kích thích như ớt, tiêu,…
  • Không nên ép con ăn quá nhiều trong một bữa
  • Không nên duy trì chế độ ăn loãng và toàn tinh bột trong thời gian dài sau tiêu chảy

Ngoài ra, có một số thực phẩm dễ gây kích ứng, dị ứng, là nguyên nhân gây tiêu chảy. Hải sản, lúa mì, trứng, đậu, lạc… là những thực phẩm như thế. Nếu con có hiện tượng đau bụng, đi ngoài, ngứa, nổi ban sau khi ăn, hãy loại chúng ra khỏi thực đơn.

3.6. Bổ sung kẽm bằng thức ăn hoặc đường uống

Trẻ mọc răng tiêu chảy nên bổ sung kẽm góp phần tái tạo và ổn định niêm mạc ruột. Liều bổ sung kẽm là:

  • Trẻ < 6 tháng: 10mg/ngày, trong 10 -14 ngày
  • Trẻ từ 6 tháng trở lên: 20mg/ngày, trong 10-14 ngày

Mẹ có thể bổ sung kẽm qua thức ăn (thịt bò, hải sản, giá đỗ…). Hoặc qua sản phẩm bổ sung chuyên biệt như Kẽm nước Biolizin.

3.7. Chườm làm mát nướu, giảm đau

Để giảm sưng đau nướu, lợi, mẹ có thể cuốn bông gạc vào ngon tay, massage nhẹ nhàng cho trẻ. Hoặc mẹ cho bé nhai thạch, hoa quả lạnh để làm mát. Tất nhiên, các dụng cụ mẹ dùng, từ bông gạc đến núm nhai chứa hoa quả đều cần được vệ sinh sạch sẽ.

núm nhai chứa hoa quả giảm đau khi trẻ mọc răng tiêu chảy

Mọc răng ở trẻ có bị tiêu chảy không – Chườm mát, cho trẻ nhai núm nhai đã vệ sinh sạch sẽ

3.8. Giữ vệ sinh khu vực sinh sống, đồ dùng của trẻ

Sàn nhà, tay nắm cửa, đồ chơi,… đều cần được vệ sinh ít nhất 2 lần mỗi tuần. Để trẻ có thể lăn, lê, bò, trườn thoải mái mà không lo đưa vi khuẩn, virus vào miệng.

4. Trẻ mọc răng bị tiêu chảy khi nào là bất thường?

Tuy mọc răng đi tướt chỉ gồm những triệu chứng nhẹ nhưng nếu không được xử lý kịp thời đều gây nguy hiểm. Sau đây là một số biểu hiện bất thường ở trẻ mọc răng bị tiêu chảy:

  • Trẻ mất nước nặng: Biểu hiện mệt mỏi, li bì, da, niêm mạc miệng khô, trẻ khát nhưng không uống được
  • Trẻ bị sốt (trên 39 độ)
  • Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng đã uống thuốc hạ sốt nhưng không hạ sốt
  • Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài đã uống thuốc hạ sốt nhưng cơn sốt hạ rồi lại tăng cao.

Khi thấy những tình trạng trên ở con, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và có phương án điều trị kịp thời.

Như vậy, mẹ không cần quá lo lắng khi con vào thời kỳ mọc răng và có kèm tiêu chảy. Tình trạng này thường không nguy hiểm và kết thúc nhanh nếu mẹ chăm sóc trẻ đúng cách. Liên hệ hotline 1900 636 985 để biết thêm nhiều thông tin bổ ích trong chăm sóc, đồng hành cùng con khôn lớn mẹ nhé!



Bài viết liên quan