Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ phải làm sao?

Mục lục

Ở những trẻ xảy ra đồng thời cả 2 tình trạng này đặt ra bài toán nan giải vừa phải giải quyết triệu chứng đồng thời cung cấp đủ các chất cho quá trình phục hồi cơ thể. Thấu hiểu tâm tư này, sẽ giúp mẹ tìm hiểu thông tin cũng như các cách giải quyết hiệu quả đối với tình trạng nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ

1. Nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ là dấu hiệu của bệnh gì

1.1. Rối loạn tiêu hóa

Trong những năm đầu đời, hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện nên trẻ dễ mắc các vấn đề về rối loạn tiêu hóa.

Điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng cũng như sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa từ sớm và xử lý kịp thời là vô cùng quan trọng.

Bệnh lý rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra ở bất kỳ đoạn nào của đường tiêu hóa, biểu hiện ở sự thay đổi cấu trúc và chức năng. Thường gặp nhất là rối loạn tại dạ dày và ở ruột. 

 

Rối loạn tiêu hóa tại dạ dày 

Rối loạn tiêu hóa tại ruột 

Biểu hiện 

Nôn trớ có thể kèm theo đau bụng từng cơn, khó tiêu,chán ăn.


Nôn trớ sinh lý: Trẻ dưới 6 tháng tuổi, ngày trớ vài lần, vẫn vui vẻ, lên cân, không khò khè,..

Nôn trớ bệnh lý: Trẻ trên 1 tuổi nếu nôn trớ có đi kèm chậm tăng cân, biếng ăn, gầy gò, thở khò khè,...

Chủ yếu là tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần/ngày, đau bụng âm ỉ.

1.2. Ngộ độc thức ăn

Nếu trẻ đột nhiên có các dấu hiệu đau bụng,nôn cùng với tiêu chảy trong khoảng thời gian ngắn sau khi ăn thì rất có thể trẻ đã bị ngộ độc thực phẩm. 

Trong trường hợp này, nôn thực chất là phản xạ để bảo vệ cơ thể, trong đó thức ăn có chứa độc tố và vi khuẩn được tống ra ngoài. 

Trẻ ngộ độc dẫn đến buồn nôn, đi ngoài nhẹ có khả năng tự hồi phục sau vài ngày.

ngộ độc thực phẩm gây nôn và tiêu chảy

Ngộ độc thức ăn có thể là dấu hiệu của nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ

1.3. Nhiễm trùng đường ruột

Mùa hè, thời tiết nắng nóng là giai đoạn vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển mạnh. Đặc biệt, ở nước ta nhiều khu vực, người dân còn chưa ý thức giữ gìn vệ sinh. Các yếu tố kể trên làm cho các loại khuẩn dễ xâm nhập vào cơ thể gây nhiễm khuẩn đường ruột.

Độc tố tiết ra khi vi khuẩn virus xâm nhập sẽ gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, qua đó làm tăng co bóp dạ dày dẫn đến nôn đồng thời gây tiêu chảy tăng tiết dịch.

Do lượng lớn dịch và chất điện giải tiết ra quá mức hấp thu cùng với mất đi khi nôn nên trẻ rất dễ mất nước kèm mất điện giải. 

1.4. Viêm và tổn thương ống tiêu hóa

Nôn và tiêu chảy còn là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý viêm và tổn thương ống tiêu hóa. Bệnh lý này có thể do nhiều tác nhân gây ra, trong đó trực tiếp và phổ biến nhất ở trẻ là nhiễm khuẩn tiêu hóa và sử dụng không đúng loại thuốc.

Như đã kể trên, vi khuẩn xâm nhập, tiết độc tố sẽ làm viêm nhiễm đường tiêu hóa, cụ thể là ruột non. Khả năng hấp thu giảm do các tế bào thành ruột bị tổn thương nên thức ăn ứ đọng gây kéo nước vào ruột dẫn đến tiêu chảy. 

Bên cạnh sự xâm nhập của vi khuẩn, việc sử dụng không đúng loại thuốc cũng gây ra tình trạng này mà nhiều mẹ không để ý. Ở Việt Nam, khi trẻ chỉ mới có dấu hiệu bất thường, mẹ đã có xu hướng sử dụng thuốc tràn lan mà không tìm hiểu kỹ vấn đề. Khi đó, các chất hóa học có trong thành phần thuốc sử dụng quá mức hấp thu sẽ không đào thải được, gây kích thích trung tâm nôn khiến trẻ buồn nôn nhiều.

tổn thương ruột khiến trẻ nôn, tiêu chảy

Tổn thương tế bào thành ruột làm giảm hấp thu

2. Tác hại của nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ

Khi nôn kèm tiêu chảy thì trẻ dễ mất nước và điện giải nhất do đây là thành phần chủ yếu có trong dịch. Ở trường hợp nhẹ, trẻ mất nước nhiều hơn điện giải nên rất dễ quan sát các dấu hiệu của mất nước như: 

- Da khô, môi khô

- Giảm lượng nước tiểu

- Tinh thần mệt mỏi, uể oải

Với các trường hợp nặng khi lượng điện giải mất đi nhiều hơn, trẻ có thể chuột rút hay co giật, đau cơ thậm chí rối loạn nhịp tim. 

Trẻ buồn nôn và đi ngoài nhiều khi tần suất tăng về lâu dài sẽ khiến đường ruột bị tổn thương. Như đã giải thích ở trên, sự tổn thương tại hệ thống tiêu hóa làm khả năng hấp thu kém sẽ dẫn đến thức ăn chậm tiêu, ứ đọng lâu ở ruột. Ngoài ra bệnh lý rối loạn tiêu hóa cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Khi đó các bé không muốn ăn, chán ăn. Đây chính là thời điểm mà mẹ cần có các biện pháp kích thích ăn ngon giúp hồi phục sự thèm ăn của trẻ. 

Nhiều mẹ chỉ chú ý điều trị các triệu chứng nôn lẫn tiêu chảy xảy ra mà không để ý thường xuyên đến trạng thái tinh thần của trẻ. Hay có mẹ thậm chí coi trẻ chán ăn là biểu hiện tâm sinh lý bình thường nên đã vô tình gây ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của con mình. Tình trạng thiếu dinh dưỡng và mất chất điện giải kéo dài làm gián đoạn sự tăng trưởng, biểu hiện qua dấu hiệu suy dinh dưỡng, sụt cân, thấp bé. Đặc biệt khi trẻ bị đồng thời nôn và tiêu chảy thì sự thiếu hụt chất lại càng trầm trọng hơn, nguy cơ sinh dinh dưỡng trầm trọng hơn.

Trẻ tiêu chảy chán ăn, bỏ ăn, suy dinh dưỡng

Trẻ tiêu chảy chán ăn, biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng

3. Bù nước tại nhà đúng cách cho trẻ nôn và tiêu chảy

Đối với trường hợp này, cơ thể trẻ mất nước và điện giải nhanh hơn so với khi chỉ bị nôn hoặc chỉ bị tiêu chảy riêng biệt. Hơn nữa, việc lượng lớn nước và điện giải theo dịch nôn, tiêu chảy ra ngoài làm tình trạng mất cân bằng trở nên nghiêm trọng hơn. đĐòi hỏi mẹ cần có sự nhạy bén, nhanh nhẹn trong việc đánh giá thể trạng trẻ cũng như bù nước điện giải với liều lượng phù hợp.

3.1. Bù nước cho bé nôn tiêu chảy bằng dịch Oresol

Dung dịch Oresol là liệu pháp hữu hiệu để cân bằng lượng nước và điện giải đặc biệt trong trường hợp trẻ mất nhanh thông qua nôn và tiêu chảy. 

Cách pha của dung dịch Oresol khá đơn giản. Mẹ chỉ cần pha cùng nước sôi đúng liều lượng sử dụng đã được quy định. Tuyệt đối chỉ sử dụng nước sôi và không pha với bất kì loại nước khác dù trẻ thích.   

Dưới đây là lượng Oresol cho trẻ uống được khuyến cáo trong 4 giờ đầu kể từ khi có biểu hiện nôn, tiêu chảy mẹ có thể tham khảo thêm: 

Tuổi

<4 tháng

4-11 tháng

12-23 tháng

2-4 tuổi

5-14 tuổi

≧15 tuổi

Cân nặng

<5kg

5-7,9 kg

8-10,9 kg

11-15,9 kg

16-29,9 kg

≧30kg

ml

200-400

400-600

600-800

800-1200

1200-2200

2200-4000

Với trẻ nhỏ, mẹ nên kiên trì bổ sung Oresol cho trẻ qua từng thìa nhỏ (1-2 phút/1 thìa), không nên sử dụng bình bú vì có thể khiến lượng lớn Oresol đưa vào làm sặc. Trẻ lớn hơn có thể uống bình thường.

Ngoài ra trẻ có thể nôn trong giờ đầu hoặc giờ thứ hai của điều trị, tuy nhiên khi lượng dịch đã được hấp thu thì nôn sẽ chấm dứt. Nếu xảy ra tình trạng này, mẹ nên ngừng trong 5-10 phút rối cho trẻ uống chậm lại (2-3 phút/1 thìa).

3.2. Bù nước bằng dung dịch thông thường

Nếu không có sẵn Oresol và trẻ chỉ nôn, tiêu chảy nhẹ thì mẹ hoàn toàn có thể kết hợp bù nước bằng các loại dung dịch khác. 

Đa phần các loại dịch thông thường trẻ đều có thể sử dụng. Có thể chia thành 2 nhóm như sau:

Dung dịch chứa muối

Dung dịch không chứa muối

Dung dịch có vị mặn ( nước cháo, nước cơm có bổ sung muối)

Súp rau quả, súp gà hoặc súp thịt

Súp không có vị mặn

Nước sạch, nước dừa, trà loãng

Nước hoa quả tươi không đường

Với từng loại dịch, mẹ có thể cho uống theo nhu cầu của trẻ tới khi ngừng tiêu chảy. Thông thường, sau mỗi lần đi ngoài mẹ nên bổ sung khoảng 100-200ml dịch.

Bên cạnh đó, mẹ cần tránh cho trẻ sử dụng các loại nước ngọt có đường, nước có ga trong giai đoạn này. Do chúng có thể gây tiêu chảy thẩm thấu và làm trầm trọng tình trạng bệnh. 

bổ sung nước khi trẻ nôn, tiêu chảy

Bổ sung nước khi trẻ nôn, tiêu chảy

3.3. Đánh giá lại tình trạng mất nước và đáp ứng điều trị

Sau khoảng 4 giờ từ lúc trẻ có biểu hiện nôn và tiêu chảy, mẹ cần đánh giá lại toàn trạng của trẻ nhằm xác định việc bù nước có hiệu quả hay không. 

Nếu trẻ còn mất nước thì tiếp tục bổ sung bằng đường uống như đã đề cập ở trên. Nếu trẻ đã bù dịch, không còn dấu hiệu mất nước, mẹ có thể xác định thông qua những dấu hiệu sau: 

- Nếp véo da trở lại bình thường

- Hết khát nước

- Bắt đầu tiểu bình thường

- Trẻ hết kích thích, nằm yên và buồn ngủ

- Nôn và tiểu chảy ít dần

Ngược lại, nếu bù dịch không có hiệu quả, các dấu hiệu mất nước không biến mất mà trở nên trầm trọng hơn, trẻ bị mất nước nặng. Khi đó mẹ cần đưa trẻ nhập viện ngay để truyền bổ sung qua đường tĩnh mạch . Sau khi dấu hiệu mất nước được cải thiện thì điều trị bằng bù dịch đường uống sẽ thành công.

Mời mẹ xem thêm:

4. Dinh dưỡng cho trẻ nôn và tiêu chảy 

Trong quá trình điều trị nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ, việc đảm bảo dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng để hỗ trợ sự phục hồi và tăng cường sức khỏe.

4.1. Mục tiêu và nguyên tắc đảm bảo dinh dưỡng khi trẻ nôn tiêu chảy

Để đảm bảo đủ năng lượng cho quá trình phục hồi và tăng trưởng, trẻ cần được bổ sung lượng calo hàng ngày dựa trên tuổi, trọng lượng và tình trạng dinh dưỡng. Tuy nhiên khẩu phần ăn hàng ngày phải cung cấp tối thiểu 110 kcal/kg.

Đối với trẻ bị nôn và tiêu chảy, việc bổ sung đủ 4 nhóm dinh dưỡng là cực kỳ quan trọng để hỗ trợ sự phục hồi và cung cấp đủ năng lượng cho quá trình điều trị. Các nhóm dinh dưỡng gồm tinh bột, protein, chất béo và vitamin-khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.

Hơn nữa, trong quá trình trẻ nôn hay tiêu chảy, một lượng chất điện giải mất đi gây nên những rối loạn cân bằng nước-điện giải trong cơ thể. Sau thời gian dài có thể gây ra những biến chứng rối loạn điện giải dẫn đến tử vong . Do đó, một trong những vấn đề cấp thiết mẹ cần thực hiện ngay là cung cấp đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ. Các nguồn thực phẩm bổ sung phong phú và dễ tìm thấy trong nhiều gia đình bao gồm : trái cây và rau xanh tươi, cam, bưởi, chuối, cà rốt, hành tây, đậu, sữa chua.

Ngoài ra, mẹ có thể linh hoạt thay đổi chế độ ăn nếu thấy trẻ không chán ăn, không hứng thú. Các món dễ ăn hay món lỏng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hóahấp thu hơn. Việc chia nhỏ bữa ăn cũng giảm tải lượng thực phẩm mỗi lần ăn, vì vậy hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng hơn. Đường ruột trẻ được giảm áp lực tiêu hóa, tránh tình trạng quá tải khiến trẻ khó chịu.

4.2. Những thực phẩm trẻ nôn tiêu chảy nên ăn

Để hỗ trợ cho quá trình phục hồi của trẻ, mẹ cần chọn lựa những loại thực phẩm phù hợp vừa để bù đắp lượng chất dinh dưỡng mất đi do nôn đồng thời hỗ trợ cải thiện đường tiêu hóa. Nếu mẹ chưa xác định được loại thực phẩm cần sử dụng thì có thể tham khảo qua top 15 mẹo trị tiêu chảy hữu hiệu cho trẻ. Dưới đây là một số thực phẩm trẻ có thể sử dụng trong giai đoạn này:

-Thực phẩm giàu tinh bột: các loại thức ăn chế biến từ thực phẩm chứa tinh bột như cơm, cháo, bột ăn liền vừa là nguồn cung cấp năng lượng tốt cho cơ thể vừa giúp giảm tải áp lực cho hệ tiêu hóa. Do trong các loại thức ăn này chất xơ chỉ chiếm lượng nhỏ nên mẹ không cần quá lo lắng trẻ sẽ khó tiêu hay đầy bụng sau ăn. 

-Chuối,táo: hai loại hoa quả này có tác dụng ngăn cản cảm giác buồn nôn ở trẻ. Trong chuối giàu kali nên là nguồn bổ sung điện giải hữu hiệu cho cơ thể. Hoạt chất alkaloid có trong chuối giúp trẻ bớt căng thẳng và cải thiện tinh thần. Ngoài ra, táo chứa hàm lượng pectin cao giúp giảm triệu chứng tiêu chảy. 

- Gừng: hoạt chất tự nhiên gingerol có lợi đối với nhu động ruột, tăng cường khả năng tiêu hóa và giảm cảm giác khó chịu do buồn nôn.

- Các loại hạt: sử dụng các loại hạt như hạnh nhân, mắc ca, óc chó, hạt điều với lượng nhỏ khoảng 30-50 g mỗi ngày cũng có hiệu quả cải thiện tình trạng nôn và tiêu chảy của trẻ. Bởi đa số các loại hạt đều chứa lượng protein thực vật chất lượng cao, chúng vừa là nguồn bổ sung dinh dưỡng cũng đồng thời giảm triệu chứng buồn nôn ở trẻ.  

- Lá mơ lông ( đưa ra bằng chứng tác dụng kháng khuẩn → cách ăn): Theo nghiên cứu, các hoạt chất thuộc nhóm Iridoid glycoside và Anthraquinone được chiết xuất từ lá mơ lông có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Đặc biệt trong giai đoạn trẻ nôn và tiêu chảy, các hoạt chất này có hiệu quả trong cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ đó giảm triệu chứng tiêu chảy của trẻ. Với nhiều trẻ có thể không thích lá mơ lông thì thay vì sử dụng trực tiếp mẹ có thể tham khảo chế biến thành các món ăn kèm tùy khẩu vị trẻ.

Các thực phẩm trẻ nên ăn trong giai đoạn nôn tiêu chảy

Các thực phẩm trẻ nên ăn trong giai đoạn này 

4.3. Những thực phẩm trẻ nôn tiêu chảy không nên ăn

Trẻ đang bị buồn nôn,tiêu chảy khi sử dụng một số loại thực phẩm sau có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí gây nguy hiểm. Mẹ cần đặc biệt lưu ý nếu có sử dụng:

- Sữa bò và các chế phẩm: Như đã khái quát ở trên, trẻ trong giai đoạn này có thể bị tổn thương bộ phận của hệ thống tiêu hóa đặc biệt là niêm mạc ruột. Đây lại là nơi enzyme lactase- phụ trách phân giải đường sữa được tiết ra. Do đó khi sử dụng sẽ khiến trạng thái bất dung nạp lactose nặng hơn. Trẻ không giảm triệu chứng của tiêu chảy mà còn khiến bệnh kéo dài, trầm trọng thêm. 

- Hải sản có vỏ: Các loại hải sản như cua, hàu, tôm, sò là tác nhân đồng thời gây dị ứng và kích thích nôn. Bởi trong thành phần của chúng có các loại protein mà hệ miễn dịch xác định tác nhân lạ, do đó phản xạ nôn được hình thành đóng vai trò như  một biện pháp để bảo vệ cơ thể.  

- Thực phẩm trẻ dị ứng: Do cơ địa của từng trẻ khác nhau nên đặc điểm dị ứng với từng loại thức ăn cũng là khác nhau. Vậy nên mẹ cần theo dõi và đặc biệt lưu tâm tới chế độ ăn của trẻ để có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

- Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ chứa hàm lượng chất béo cao, đòi hỏi sự tiết mật và enzyme tiêu hóa để phân giải. Do vậy, thực phẩm chiên, rán khiến quá trình tiêu hóa kéo dài, gia tăng áp lực lên hệ tiêu hóa khiến trẻ buồn nôn và khó chịu. 

- Đồ ăn nhiều đường: các loại đồ ngọt gây kích thích mạnh trung tâm thần kinh, làm tăng cảm giác buồn nôn đặc biệt đối với trẻ trong giai đoạn này.

5. Nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ kéo dài bao lâu? Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Thời gian kéo dài khi nôn và tiêu chảy của trẻ nhỏ có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. 

Với nguyên nhân do virus, thường nôn có thể xuất hiện trước hoặc cùng thời điểm với tiêu chảy. Tình trạng này thông thường chỉ kéo dài trong vài ngày đầu.

Tuy nhiên, khi trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc loạn khuẩn, quá trình nôn và tiêu chảy có thể diễn ra trong thời gian dài hơn.

Việc hiểu rõ thời gian kéo dài của nôn và tiêu chảy có thể giúp mẹ nhanh chóng nhận ra tình trạng bất thường và thực hiện các biện pháp chăm sóc, bù nước, điều trị phù hợp để đảm bảo sức khỏe và sự phục hồi của trẻ.

Ngoài ra,nếu gặp những dấu hiệu sau, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kiểm tra và  có phương pháp điều trị thích hợp:

- Trẻ có sốt, đi ngoài ra máu.

- Trẻ trở nên lờ đờ, mệt mỏi, gọi khó tỉnh.

- Trẻ không thể uống nước hoặc khát nhưng chỉ uống ít.

- Da nhăn, mắt trũng sâu.

- Trẻ tiểu ít ( <500ml ) hoặc vô niệu trong 24 giờ.

- Trẻ sụt cân nhanh 

- Nôn và tiêu chảy không đỡ trong 7 ngày kể từ thời điểm bắt đầu

Trên đây đã cung cấp thông tin và những giải pháp hữu hiệu giúp mẹ giải quyết bài toán cân bằng dinh dưỡng cũng như nước điện giải trong giai đoạn trẻ nôn và tiêu chảy. Nếu mẹ có những băn khoăn hay thắc mắc thì đừng ngần ngại liên hệ ngay theo hotline 1900 636 985 (miễn phí ) hoặc website BioAmicus để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời từ các dược sĩ hàng đầu. 



Bài viết liên quan