Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có nguy hiểm không? Chuyên gia cảnh báo
Hầu hết các mẹ phải đối mặt với tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ ít nhất 1 lần khi con dưới 7 tuổi. Câu hỏi hay được hỏi nhất của mẹ là rối loạn tiêu hóa ở trẻ có nguy hiểm không? Cùng đánh giá mức độ nguy hiểm của rối loạn tiêu hóa ở trẻ qua các triệu chứng trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có nguy hiểm không?
Mẹ cần quan sát các triệu chứng để biết được các mức độ nguy hiểm của rối loạn tiêu hóa. Các triệu chứng hay gặp nhất là nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón, biếng ăn, đau bụng và trào ngược dạ dày – thực quản.
1.1. Nôn mửa ở trẻ rối loạn tiêu hóa có thể nguy hiểm
Nôn mửa ở trẻ rối loạn tiêu hóa có thể nguy hiểm mẹ cần chú ý
Khi mắc rối loạn tiêu hóa, đường tiêu hóa ở trẻ liên tục bị kích thích. Điều này khiến con thường xuyên cảm thấy buồn nôn, ghê cổ và nôn.
Đây có thể là triệu chứng không đáng lo ngại nếu:
– Nôn khan hoặc chỉ trớ lượng nhỏ sữa, thức ăn
– Khỏi nôn trong vòng 6-24 giờ
– Thức ăn, dịch khi nôn ra không có màu, mùi lạ
Ngoài ra, trẻ rối loạn tiêu hóa kèm nôn mửa có thể đau bụng, đầy chướng bụng kèm biếng ăn, táo bón… Đây đều là các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa không nguy hiểm.
Khi trẻ có các biểu hiện sau, tình trạng nôn mửa có thể trở nên nguy hiểm. Lúc này, hãy liên lạc với bác sĩ của con:
– Nôn kèm theo sốt cao
– Nôn ra máu, nôn ra dịch xanh, vàng
– Nôn liên tục trong vòng 24 giờ
– Nôn mửa kèm tiêu chảy nặng
– Con có biểu hiện thiếu nước như da khô, đuối sức
1.2. Quan sát đau bụng cho biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ có nguy hiểm không
Các cơn đau bụng ở trẻ rối loạn tiêu hóa không có vị trí cố định
Đau bụng là triệu chứng thường găp ở trẻ rối loạn tiêu hóa. Đây có thể là những cơn đau âm ỉ, kéo dài hoặc đau dữ dội theo từng cơn.
Các cơn đau bụng ở trẻ rối loạn tiêu hóa không có vị trí cố định. Cơn đau cũng có thể lan tỏa trong khắp khoang bụng. Đau bụng kèm theo đầy hơi, chuột rút, buồn nôn đều không phải những cơn đau bụng nguy hiểm.
Những cơn đau bụng do rối loạn tiêu hóa nguy hiểm ở trẻ nhỏ là:
– Cơn đau cố định tại một điểm
– Đau bụng dữ dội, gập người khi lên cơn đau
– Trẻ quấy khóc nhiều, không dỗ được
– Đau bụng kèm theo đi ngoài ra máu
1.3. Táo bón và tiêu chảy ở trẻ rối loạn tiêu hóa
Táo bón và tiêu chảy là triệu chứng thường gặp ở trẻ rối loạn tiêu hóa
Đi ngoài táo lỏng bất thường rất hay gặp ở trẻ rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp, táo bón và tiêu chảy xảy ra cùng lúc khi 1 đầu phân khô cứng, phần còn lại lỏng, nhiều nước.
Khi khô táo, bé có thể không đi tiêu trong vài ngày, khi đi thì đau rát, khó chịu. Táo bón lâu ngày, bụng con chứa lượng lớn chất thải sẽ to lên, sờ thấy cục cứng.
Trong khi đó, tiêu chảy điển hình bởi việc con đi tiêu nhiều hơn 3 lần mỗi ngày. Tiêu chảy thường kèm theo nôn, ăn không ngon.
Trẻ rối loạn tiêu hóa gặp nguy hiểm nếu:
– Con táo bón lâu ngày, bụng chướng to, gõ vang
– Có lẫn máu trong phân
– Tiêu chảy ra dịch trong, liên tục trong 1 ngày
– Trẻ không chịu ăn gì, chân tay lạnh
1.4. Đối với trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày – thực quản là một triệu chứng thường gặp ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa gây trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ hơi khó quan sát. Mẹ nhận biết thông qua con chậm tăng cân, hay ọc sữa, quấy khóc vô cớ, nhất là ban đêm. Ngoài ra, ợ hơi, ợ chua cũng là các dấu hiệu điển hình, xong mẹ chỉ có thể nhận biết qua các hỏi con.
Trào ngược dạ dày, thực quản kéo dài gây rối loạn tiêu hóa nguy hiểm có biểu hiện:
– Con nôn ra dịch xanh – vàng
– Con thường xuyên ho, chữa không khỏi
– Con quấy khóc liên tục, than phiền rằng đau quanh khu vực thực quản, phía ngực hoặc dạ dày.
– Con tăng cân kém
1.5. Biếng ăn có cho biết rối loạn tiêu hóa nguy hiểm ở trẻ không?
Biếng ăn có cho biết rối loạn tiêu hóa nguy hiểm ở trẻ không?
Biếng ăn trong rối loạn tiêu hóa là hệ quả của việc con khó nuốt, ăn không ngon, đầy chướng khó tiêu.
Lưu ý rối loạn tiêu hóa gây biếng ăn ở trẻ có nguy hiểm và cần được đi khám nếu:
– Con tăng cân kém
– Con nôn, phát ban, dị ứng khi tiếp xúc với 1 số loại thực phẩm
– Trẻ đau bụng nhiều, nhất là trong và sau bữa ăn
Như vậy, sự tăng nặng thêm của các triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể là dấu hiệu cảnh báo rối loạn tiêu hóa nguy hiểm. Khi điều trị rối loạn tiêu hóa, hãy chú ý làm giảm các triệu chứng trên ít nhất có thể.
Mời mẹ tham khảo thêm
6 lưu ý khi chăm sóc rối loạn tiêu hóa ở trẻ sinh non |
7 nguyên nhân rối loạn tiêu hoá ở trẻ |
2. Các biến chứng rối loạn tiêu hóa được xem là nguy hiểm?
Có nhiều bệnh gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Trẻ mắc các bệnh lý trước tiên cần được tập trung điều trị khỏi bệnh lý theo phác đồ của bác sĩ. Khi con mắc các bệnh lý sau đây, rối loạn tiêu hóa có thể kéo dài và gây ra những biến chứng nguy hiểm:
2.1. Rối loạn tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan (EGID)
Đây là tình trạng bệnh lý do hoạt động bất thường của các tế bào miễn dịch gây ra các ổ viêm trên đường tiêu hóa.
Bệnh có thể gây viêm, xuất huyết, loét dạ dày, viêm họng. Các biểu hiện thường thấy nhất là chứng khó nuốt, đau rát họng, ho, nôn, khó chịu vùng thượng vị.
2.2. Bệnh celiac
Bệnh Celiac gây ra các phản ứng dị ứng khi con tiếp xúc với gluten trong các cây họ lúa mì.
Triệu chứng điển hình của Celiac bao gồm nôn, táo bón, phân có mùi hôi, nhờn và sủi bọt.
Bệnh Celiac làm rối loạn hấp thu dưỡng chất từ ruột non, lâu dài gây biến chứng suy dinh dưỡng, chậm phát triển trí tuệ.
2.3. Bệnh viêm ruột (IBD)
Bệnh nhân mắc viêm ruột thường có biểu hiện tiêu chảy, phân lẫn máu, đau bụng từng cơn dọc theo ruột.
Viêm ruột có thể diễn ra cấp tính hoặc mạn tính, gây ra nguy cơ ung thư tại ruột, suy dinh dưỡng và rối loạn chuyển hóa.
Một sản phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ mắc viêm ruột là men vi sinh đa chủng. Dòng men này được chứng minh là có tác dụng làm dịu ổ viêm, từ đó hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.
2.4. Lồng ruột
Lồng ruột là một bệnh lý nguy hiểm, cần đưa đi cấp cứu ngay từ khi có các triệu chứng đầu tiên
Phần lớn bệnh lồng ruột xảy ra với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Đây là một bệnh lý nguy hiểm, cần đưa đi cấp cứu ngay từ khi có các triệu chứng đầu tiên như:
– Con đang ăn tự nhiên khóc ré lên, cong người, nắm chặt tay
– Bé không chịu bú, nôn trớ, khóc nhiều
– Có thể sờ thấy phần cứng như chiếc xúc xích
– Da tím tái, tay chân lạnh
– Có thể sốt
2.5. Xoắn ruột
Khi 2 phần ruột xoắn lại với nhau, tường tiêu hóa sẽ có một nút thắt, hạn chế tiêu hoa thức ăn. Đây cũng là một trường hợp cần đưa trẻ đi cấp cứu.
Mẹ nhận biết xoắn ruột gây rối loạn tiêu hóa nguy hiểm quá các biểu hiện:
– Trẻ đau bụng nhiều, quấy khóc liên tục
– Trẻ nôn nhiều, nôn ra mật xanh, mật vàng
– Bụng chướng, sờ có nút thắt, sờ đau
– Trong phân có lẫn máu.
2.6. Hội chứng ruột ngắn
Ngắn ruột khiến trẻ kém hấp thu, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn đã bị đẩy ra ngoài
Ngắn ruột khiến trẻ kém hấp thu, thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn đã bị đẩy ra ngoài.
Các dấu hiệu của hội chứng ruột ngắn thường gặp nhất là:
– Tiêu chảy
– Phân lổn nhổn
– Da khô nhăn, mất nước
– Bé nhẹ cân, gầy yếu
Men vi sinh đa chủng cũng có thể dùng trong trường hợp này để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn, làm chậm tốc độ thải phân, kích thích hấp thu dưỡng chất.
3. Men 10 chủng Bioamicus – Giải pháp dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Men 10 chủng BioAmicus Complete làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa và hỗ trợ ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa tái phát.
– Khi bổ sung Men đa chủng, các tình trạng viêm, loạn khuẩn được giảm đáng kể.
– Lợi khuẩn kích thích tiêu hóa, bôi trơn đường ruột làm giảm đầy chướng, táo bón
– Lợi khuẩn làm tăng cảm giác ngon miệng, cho bé ăn tốt hơn
– Bổ sung lợi khuẩn đưa tỷ lệ lợi khuẩn/hại khuẩn về ngưỡng 85/15, bảo vệ con khỏi tác nhân gây nhiễm trùng, từ đó hạn chế rối loạn tiêu hóa.
Men 10 chủng Bioamicus – Giải pháp dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Ưu điểm nổi trội của men 10 với các sản phẩm khác chính là công thức 10 chủng lợi khuẩn trong 1:
– Mỗi lợi khuẩn có một vai trò khác nhau trên đường tiêu hóa. Kết hợp 10 chủng lợi khuẩn đem lại sức mạnh hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
– Các chủng được phân lập thuần chủng từ nhà máy Canada, đã thông qua quy trình kiểm định nghiêm ngặt từ Mỹ, EU, Nhật Bản. BioAmicus đảm bảo 10 chủng lợi khuẩn đều là các chủng có hiệu quả tốt, khỏe mạnh, không bị biến đổi gen, an toàn cho trẻ.
– 100 triệu đơn vị lợi khuẩn mỗi chủng. Lượng lợi khuẩn lớn, đa dạng nhanh chóng xây dựng hệ vi sinh bền vững trong ruột của trẻ. Chúng sẽ bảo vệ niêm mạc ruột khỏi bị tấn công và làm giảm hoạt động của vi khuẩn có hại.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có nguy hiểm không là một câu hỏi khó vì không phải lúc nào mẹ cũng hiểu được cảm giác của trẻ. Các dấu hiệu đau, cảm giác nóng rát… phần nhiều chỉ được quan sát bằng mắt nên không chính xác.
Vì vậy, nếu mẹ lo lắng về tình trạng rối loạn tiêu hóa ở con, đừng ngần ngại trao đổi với các chuyên gia y tế. Hotline 1900 636 955 và website BioAmicus luôn sẵn sàng tiếp cận các thắc mắc và giải đáp miễn phí về các vấn đề chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Các bài khác
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn tôm [LƯU Ý CHO MẸ]
Tôm là thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều đạm và canxi giúp trẻ cao lớn. Tuy nhiên, có nhiều tin đồn trẻ ăn tôm dễ lạnh bụng, dị ứng, dễ tiêu chảy khi đang rối loạn tiêu hóa. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn tôm không? Mẹ tìm hiểu ngay nhé. […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu, mẹ phải làm sao?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khiến hệ tiêu hóa yếu đi, thức ăn khó được hấp thu. Từ đó, trẻ ăn không tiêu, sụt cân, gầy ốm. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu, mẹ phải làm sao? Sau đây là tất cả các thông tin mẹ cần biết để đưa […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục do đâu? [KHẮC PHỤC NGAY]
Mục lụcTrẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục do đâu? [KHẮC PHỤC NGAY]1. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục1.1. Nhiễm khuẩn đường ruột1.2. Trẻ bị nôn trớ liên tục do thức ăn1.3. Tắc nghẽn đường tiêu hóa1.4. Một số bệnh lý khác2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa […]
Rối loạn tiêu hóa ở độ tuổi ăn dặm, cha mẹ cần làm gì ?
Ăn dặm là một thử thách đối với hệ tiêu hóa của bé. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm có thể kéo dài hàng tuần và diễn biến nghiêm trọng hơn, khiến cả con lẫn mẹ đều rất vất vả. Để tránh trường hợp này, mẹ cần hiểu kỹ nguyên nhân cũng như […]
Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng? [LƯU Ý CHO MẸ]
Các mẹ truyền tai nhau “Trứng gà tốt, sạch lại giàu dinh dưỡng. Cho con ăn nhiều trứng gà để con cao lớn”. Liệu điều này có đúng? Đặc biệt, khi trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng? Mẹ hãy xem ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé. Mục lục1. […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa? Có phải đổi sữa?
Nhiều tin đồn cho rằng, khi trẻ đang mắc rối loạn tiêu hóa thì không nên uống sữa. Liệu thực hư chuyện này ra sao? Cùng tìm hiểu cơ sở khoa học trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không ngay sau đây nhé. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có […]
Chăm sóc y khoa chuẩn cho trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa
Thống kê cho thấy 20% trẻ sau khi uống thuốc kháng sinh đều gặp tình trạng tiêu chảy. Với trẻ dưới 2 tuổi, tỉ lệ này còn tăng cao hơn. Vậy vì sao trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa? Biện pháp chăm sóc trẻ như thế nào để cải thiện rối loạn […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa biếng ăn làm sao nhanh khỏi?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ gây nhiều hậu quả cho trẻ trong đó có biếng ăn, ăn không ngon. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa biếng ăn phải làm sao? Mẹ cùng tìm hiểu ngay 4 nguyên nhân và 4 giải pháp ngay trong bài viết dưới đây. Mục lục1. Rối loạn tiêu […]
Bé bị rối loạn tiêu hóa ăn yến được không? Chế biến thế nào?
Yến sào từ xưa đến nay được coi là “thần dược” cực kỳ bổ dưỡng. Tuy nhiên bé bị rối loạn tiêu hóa ăn yến được không? Chế biến yến sào như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay. Mục lục1. Bé bị rối loạn tiêu hóa ăn […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì để khỏi nhanh
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa hết sức nhạy cảm với thức ăn. Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể làm tình trạng của trẻ nặng hơn và kéo dài. Chính vì vậy, câu hỏi “Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì” là nỗi trăn trở của không ít bà […]