Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Tình trạng trẻ sinh non ảnh hưởng tới 11% số ca sinh trên toàn thế giới. Trẻ sinh non (trước 37 tuần) có cấu tạo cơ quan chưa hoàn chỉnh nên hay gặp rối loạn tiêu hóa. Bài viết dưới đây cung cấp 6 lưu ý để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sinh non mà mẹ cần biết.
Khó khăn lớn nhất khi cho trẻ sinh non khi uống sữa mẹ là chúng chưa có khả năng bú
Nhiều mẹ lo ngại sữa từ mẹ sinh non không đủ dinh dưỡng, khó tiêu, là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa . Điều này là không đúng vì sữa mẹ bắt đầu sản xuất từ tuần 16 của thai kỳ và có thể tiết ra ngày sau khi sinh 48 giờ . Sữa của mẹ sinh non vẫn hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bé.[1]
Sữa mẹ có tỷ lệ protein, đường, chất béo và nước cân đối, phù hợp với trẻ sơ sinh. Với trẻ sinh non, thiếu tháng, tỷ lệ này giúp con tiêu hóa và hấp thu tốt hơn, ít bị rối loạn tiêu hóa hơn.[2]
Thêm vào đó, sữa mẹ chứa lượng lớn kháng thể IgG. Chúng góp phần tăng sức đề kháng, hạn chế tác động của mầm bệnh gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ sinh non.
Khó khăn lớn nhất khi cho trẻ sinh non khi uống sữa mẹ là chúng chưa có khả năng bú. Vì vậy, để trẻ sinh non uống được sữa mẹ, mẹ lưu ý:
– Với trẻ sinh dưới 32 tuần: mẹ vắt sữa và cho con ăn qua ống thông.
– Trẻ chưa biết bú có thể ăn qua ống xông hoặc ăn bằng thìa.
– Trẻ khỏe mạnh, bú mẹ tốt nên được bú mẹ.
– Cho trẻ bú bình nếu không thể bú mẹ hoặc ăn bằng thìa.
– Lưu ý ăn nhạt, duy trì lối sống lành mạnh đảm bảo chất lượng sữa mẹ.
Mỗi ngày, một trẻ nên được bú từ 8-12 cữ. Mẹ cho con ăn theo nhu cầu tới khi con no. Lượng sữa trẻ cần ăn để đảm bảo dinh dưỡng (chia theo cân nặng) là:
Cân nặng của trẻ | Lượng sữa ăn |
<1000g | 10ml/kg cân nặng/ngày |
1000g-1500g | 20ml/kg cân nặng/ngày |
>1500g | 30ml/kg cân nặng/ngày |
Nếu bé bú tốt, có thể tăng lượng sữa 10-30ml/kg mỗi ngày.
Trẻ sơ sinh tiêu hóa kém cần được uống nhiều sữa mẹ nhất có thể. Đây là liều thuốc tăng cường miễn dịch tự nhiên và hỗ trợ rối loạn tiêu hóa ở trẻ sinh non hiệu quả.
Trẻ ăn sữa công thức, bú bình nhiều có khả năng mắc rối loạn tiêu hóa
Nếu mẹ không có đủ sữa, có thể cho con ăn bổ sung sữa công thức. Tuy nhiên, lượng sữa này cần được hạn chế, và nên bổ sung cùng với sữa mẹ. Trẻ ăn sữa công thức, bú bình nhiều có khả năng mắc rối loạn tiêu hóa do:
– Vệ sinh núm bình sữa không sạch
– Sữa pha để trong bình lâu có thể lắng cặn, biến chất
– Sữa công thức có tỷ lệ protein cao gây táo bón
– Sữa công thức không có thành phần hỗ trợ tiêu hóa như các protease trong sữa mẹ [3][4]
Thêm vào đó, mẹ cần trẻ bú để kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều sữa hơn. Nếu để trẻ sinh non bú nhiều sữa công thức, bé rất dễ quen sữa và từ chối sữa mẹ. Bé càng không bú, mẹ càng thiếu sữa cho con. Các lợi ích của sữa mẹ cũng từ đó không đến được với trẻ sinh non.
Như vậy, hãy tránh cho trẻ sinh non rối loạn tiêu hóa bú bình hoặc uống sữa bột. Nếu bắt buộc phải uống sữa công thức, hãy chọn loại sữa dành riêng cho trẻ sinh non. Ngoài ra, cần kiên trì cho bé bú mẹ và hút sữa mẹ để kích thích mẹ tạo ra nhiều sữa.
Với trẻ sơ sinh cần tắm cho con bằng nước ấm ít nhất 3 /tuần
Trẻ sinh non rất dễ bị tổn thương dưới tác động từ môi trường xung quanh. Do đó, kém vệ sinh là nguyên nhân dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Các mầm bệnh có thể đến từ thực phẩm, nguồn nước, không khí, đồ chơi hoặc lây từ người sang người.
Tình trạng sức đề kháng yếu có thể kéo dài và gây ảnh hưởng tới khi con được 7-8 tuổi và tuổi trưởng thành.[5] [6] Điều này đồng nghĩa với việc khi lớn lên, trẻ sinh non dễ mắc rối loạn tiêu hóa hơn bạn bè bằng tuổi.
Như vậy, mẹ cần đặc biệt giữ vệ sinh để tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sinh non:
– Với trẻ sơ sinh, tắm cho con bằng nước ấm ít nhất 3 /tuần
– Vệ sinh khoang miệng cho trẻ sơ sinh bằng nước và gạc sạch
– Giữ vệ sinh, thường xuyên cọ rửa núm bình sữa, vú giả, bát thìa
– Lau dọn sàn nhà, không gian phòng ở, phòng chăm sóc trẻ sạch sẽ
– Dạy bé rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
– Hạn chế ôm hôn, không cho con tiếp xúc với người đang ốm, sốt, cúm
Để tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ, mẹ cần giữ vệ sinh sạch sẽ. Các yêu cầu này càng cần được tuân thủ nghiêm ngặt nếu con là một em bé sinh non.
Cho trẻ ăn với lượng nhỏ vừa với khẩu phẩn ăn của trẻ hạn chế rối loạn tiêu hoá
Trẻ sinh non có hệ thống tiêu hóa chưa phát triển. Khi sinh non, các cơ thắt môn vị, tâm vị chưa hoàn thiện. Trẻ sinh thiếu tháng vì thế dễ bị nôn trớ, trào ngược. Các tình trạng này cũng kéo dài hơn và lâu khỏi hơn trẻ sinh đủ tháng.
Đồng thời, kích thước dạ dày của con có thể nhỏ hơn các bé cùng tháng. Lượng thức ăn trẻ ăn mỗi lần vì thế cần căn cứ theo cân nặng chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào tháng tuổi.
Với lượng sữa mỗi ngày như trên, mẹ tính toán giảm dần các cữ ăn cho phù hợp:
Cân nặng | Khoảng cách giữa 2 lần bú |
1,5kg | 1,5 giờ |
2kg | 2 giờ |
3kg | 3 giờ |
Như vậy, không phải cứ cho trẻ ăn nhiều là tốt. Hãy để con được ăn theo nhu cầu và phù hợp với khả năng tiêu hóa của mình.
Mời mẹ tham khảo thêm
Thuốc điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ nhỏ |
Phân biệt rối loạn tiêu hóa ở trẻ và viêm đại tràng |
Bổ sung đủ vitamin và khoáng chất cho trẻ
Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị thiếu vi chất do lượng dự trữ trong cơ thể thấp, thiếu chất dinh dưỡng từ mẹ và bổ sung không đầy đủ. Các vi chất dinh dưỡng này rất cần thiết để xây dựng hệ miễn dịch, sản xuất men tiêu hoá và phát triển trí tuệ . Do đó hầu hết trẻ sinh non đều cần bổ sung vitamin và khoáng chất ngay sau khi sinh[7].
Đủ vi chất, con chuyển hóa tốt hơn, tiêu hóa tốt hơn, ít rối loạn tiêu hóa.
Lượng vi chất cần bổ sung theo Hiệp hội Dinh dưỡng và Tiêu hóa Nhi khoa Châu Âu 2010 như sau[8]:
Vi chất | Lượng bổ sung (mỗi kg/ngày) |
Vitamin A (IU) | 1320–3300 |
Vitamin E (mg α-TE) | 2.2–11 |
Vitamin D (IU) | 800–1000 |
Vitamin K1 (µg) | 4,4-28 |
Axit folic (µg) | 35–100 |
Sắt (mg) | 2–3 |
Kẽm (mg) | 1.1–2.0 |
Canxi (mg) | 120–140 |
Phốt pho (mg) | 60–90 |
Kali (mg) | 66-132 |
Các vi chất trên được tính toán dành cho trẻ được nuôi bằng đường ruột hoàn toàn. Liều lượng cụ thể sẽ được bác sĩ tính toán phù hợp với từng trẻ.
Men 10 chủng Bioamicus giúp xây dựng đường ruột khoẻ mạnh cho con
Luôn cần nhớ bổ sung men vi sinh giúp xây dựng đường ruột khoẻ mạnh cho con. Bổ sung men vi sinh cung cấp cho đường ruột các chủng vi sinh vật có lợi, ổn định đường tiêu hóa.
Khi lượng men tiêu hóa chưa có đủ, các vi sinh vật có lợi là nguồn nhân lực trực tiếp giúp bé tiêu hóa. Từ đó hạn chế được tình trạng đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa.
Men vi sinh giúp cải thiện sức đề kháng. Chúng tác động trực tiếp vào các tế bào miễn dịch ở niêm mạc ruột. Ngoài ra, chúng cạnh tranh, hạn chế hại khuẩn phát triển và gây bệnh đường tiêu hóa.
Men 10 chủng BioAmicus Complete tự hào là men vi sinh an toàn và hiệu quả hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ sinh non bởi 2 điểm nổi bật:
– Men 10 chủng chỉ chứa 2 thành phần là lợi khuẩn và dầu hướng dương. Dầu hướng dương là loại dầu ít chất béo no, lành mạnh, ít gây dị ứng. Các lợi khuẩn là dòng vi sinh thuần chủng được tuyển chọn qua công nghệ từ Canada, không bị biến đổi gen. Do đó, sản phẩm được các bác sĩ khuyên dùng cho trẻ từ khi mới chào đời.
– BioAmicus Complete bao gồm 10 chủng lợi khuẩn, ổn định nhanh hệ vi sinh. Sự kết hợp 10 chủng lợi khuẩn đem lại hiệu quả hiệp đồng tác dụng tốt trên hệ tiêu hóa. Các lợi khuẩn thích nghi tốt với môi trường ruột non, ngay cả môi trường kém ổn định như hệ tiêu hóa của trẻ sinh non.
Sản phẩm Men 10 chủng hiện được đóng gói trong lọ 10ml có ống nhỏ giọt, rất tiện lợi cho mẹ sử dụng tại nhà, có thể nhỏ trực tiếp vào miệng trẻ hoặc cho con uống qua thìa.
Bài viết trên đã đưa ra 6 lưu ý quan trọng nhất khi mẹ chăm sóc rối loạn tiêu hóa ở trẻ sinh non. Nếu có thêm thắc mắc, vui lòng iên hệ tới hotline 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí. Trang web BioAmicus cũng sẽ liên tục cập nhật các giải pháp chăm con hiệu quả cho mẹ.
1. Maternal Health, Neonatology and Perinatology
https://mhnpjournal.biomedcentral.com/articles/10.1186/s40748-018-0089-x2. Analysis of Milk from Mothers Who Delivered Prematurely Reveals Few Changes in Proteases and Protease Inhibitors across Gestational Age at Birth and Infant Postnatal Age
https://academic.oup.com/jn/article/147/6/1152/4584851?login=false3. Premature infants have lower gastric digestion capacity for human milk proteins than term infants
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5915911/4. Analysis of Milk from Mothers Who Delivered Prematurely Reveals Few Changes in Proteases and Protease Inhibitors across Gestational Age at Birth and Infant Postnatal Age
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28424255/5. Adults born preterm: a review of general health and system-specific outcomes
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28419544/6. Long-Term Healthcare Outcomes of Preterm Birth: An Executive Summary of a Conference Sponsored by the National Institutes of Health
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27806833/7. Recommended nutrient intake levels for stable, fully enterally fed very low birth weight infants
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24751638/8. Outline Images Download Cite Share Favorites Permissions ORIGINAL ARTICLES: HEPATOLOGY AND NUTRITION Enteral Nutrient Supply for Preterm Infants: Commentary From the European Society of Paediatric Gastroenterology, Hepatology and Nutrition Committee on Nutrition
https://journals.lww.com/jpgn/Fulltext/2010/01000/Enteral_Nutrient_Supply_for_Preterm_Infants_.21.aspx