Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và biến chứng nặng mẹ cần cảnh giác

Mục lục

Mẹ thường nghĩ đơn giản các vấn đề tiêu hóa đến từ việc ăn uống. Ít mẹ biết rằng có nhiều bệnh có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ và biến chứng nặng. Dưới đây là 6 nguyên nhân rối loạn tiêu hóa nặng thường gặp ở trẻ nhỏ và giải pháp cho mẹ.

1. Rối loạn tiêu hóa tăng bạch cầu ưa acid (EGID)

EGID xảy ra khi có quá thừa tế bào bạch cầu trong đường tiêu hóa của con. Các tế bào này gây viêm và sưng tại niêm mạc đường tiêu hóa, dẫn đến đau và khó chịu.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và biến chứng nôn

Rối loạn tiêu hóa tăng bạch cầu ưa acid (EGID) có thể gây nôn, khó chịu vùng thượng vị

1.1. Triệu chứng

Rối loạn tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan phổ biến nhất là viêm thực quản. Biểu hiện thường thấy là con đau rát cổ họng, gặp khó khăn khi nuốt, nôn và có thể có ho. Một EGID khác là viêm dạ dày- ruột với biểu hiện nôn, tiêu chảy, khó chịu vùng thượng vị.

Các EGID có triệu chứng gần giống nhau, đôi khi bị bỏ qua do triệu chứng giống các rối loạn tiêu hóa thông thường.

1.2. Biến chứng rối loạn tiêu hóa tăng bạch cầu ưa acid

EGID gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ và biến chứng trên các cơ quan. Biến chứng phổ biến nhất là sung huyết, viêm loét ống tiêu hóa. Đây là một biến chứng nguy hiểm cần được điều trị dứt điểm, nếu không sẽ để lại tổn thương vĩnh viễn ở trẻ.

1.3. Phương pháp điều trị

Rối loạn tiêu hóa tăng bạch cầu ái toan hiện không có cách chữa. Nếu mẹ tìm ra được các thực phẩm gây ra dị ứng ở con, hãy loại chúng ra khỏi thực đơn hàng này. Các thuốc steroid được dùng khi có đơn của bác sĩ nhằm giảm bớt triệu chứng đau rát đường tiêu hóa. Các thuốc ức chế acid dịch vị đôi khi cũng được kê để làm giảm viêm thực quản.

2. Bệnh celiac

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và biến chứng bệnh celiac

Celiac đôi khi có thể bị nhầm với chứng biếng ăn ở trẻ.

Trẻ mắc bệnh celiac có phản ứng dị ứng khi ăn gluten. Đây một protein có trong những cây họ lúa mì và sản phẩm của chúng.

2.1. Triệu chứng:

Rối loạn này làm hỏng ruột non và khiến chất dinh dưỡng không được hấp thu. Kèm theo đó là đau bụng mỗi khi ăn sản phẩm từ lúa mì, lúa mạch. Ở nước ta, trẻ ít khi ăn thực phẩm chứa gluten nên các cơn đau này thường diễn ra chóng vánh.

Celiac đôi khi bị nhầm với chứng biếng ăn ở trẻ. Trẻ biếng ăn do Celiac thường đi kèm đau bụng, có thể nôn, táo bón, phân có mùi hôi, nhờn và sủi bọt.

2.2. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và biến chứng bệnh Celiac

Tình trạng dị ứng có thể là rối loạn tiêu hóa không nghiêm trọng, có thể hết trong ngày. Xong, nếu tiếp tục ăn chế độ chứa nhiều gluten, ruột non liên tục bị tổn thương sẽ dẫn tới:

– Trẻ thiếu máu do thiếu sắt và vitamin B1.

– Bé suy dinh dưỡng, sụt cân nhanh chóng.

– Phù.

– Phát ban, viêm da.

2.3. Phương pháp điều trị

Mẹ hãy sử dụng những thực phẩm không chứa gluten cho bữa ăn hàng ngày của trẻ. Điều này sẽ ngăn chặn tổn thương ở ruột và giúp chữa lành những tổn thương đã xảy ra.

3. Bệnh viêm ruột (IBD)

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và biến chứng nặng bệnh viêm ruột

Cơn đau bụng thường xuất hiện bất chợt và tái phát thành từng đợt có thể là bệnh viêm ruột (IBD)

IBD thường xảy ra ở trẻ trên 14 tuổi, là phản ứng miễn dịch bất thường trên đường tiêu hóa. Nó bao gồm hai bệnh chính:

– Viêm loét đại tràng mạn tính hoặc cấp tính.

– Bệnh Crohn, viêm ruột mạn tính, có thể xảy ra tại mọi điểm trên đường tiêu hóa.

3.1 Triệu chứng

Phân có máu, tiêu chảy mạn và đau bụng là những triệu chứng phổ biến của bệnh viêm ruột.

Các cơn đau bụng thường xuất hiện bất chợt và tái phát thành từng đợt nặng hơn nếu không được điều trị. Điển hình, với bệnh Crohn, trẻ có thể cảm thấy đau quặn từng cơn ở vị trí viêm ruột.

Ở trẻ em, các triệu chứng ngoài ruột thường rõ ràng hơn các triệu chứng đường tiêu hóa. Có thể kể đến như viêm khớp, sốt không rõ nguyên nhân, thiếu máu, hoặc chậm tăng trưởng[1].

3.2. Rối loạn tiêu hóa do viêm ruột và biến chứng

Viêm ruột cấp tính có thể gây mất nước nghiêm trọng.

Trong khi đó, viêm ruột mạn tính tiến triển gây ra tình trạng:

– Suy dinh dưỡng ở trẻ do rối loạn tiêu hóa.

– Trẻ chậm phát triển, dậy thì muộn.

– Rối loạn chuyển hóa muối mật gây sỏi mật.

– U hạt gây các bệnh về gan.

– Nguy cơ ung thư đại tràng, trực tràng, ruột non.

– Phình đại tràng

 3.3. Phương pháp điều trị

Điều trị bệnh viêm ruột và biến chứng ở trẻ rối loạn tiêu hóa bao gồm 2 mục tiêu lớn là làm giảm tình trạng viêm và ngăn chặn viêm ruột tái phát.

Nếu có thể phát hiện sớm các dấu hiệu của IBD, mẹ hoàn toàn có thể đạt được 2 mục tiêu trên dựa vào thay đổi chế độ ăn uống. Men vi sinh đa chủng được khuyên dùng vì có thể làm dịu ổ viêm và ngăn ngừa viêm ruột tái phát.

4. Lồng ruột

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và biến chứng là lồng ruột

Lồng ruột xảy ra khi một phần của ruột gấp lồng vào phần ruột phía trên hoặc bên dưới nó

Lồng ruột gây tắc ruột. Lồng ruột xảy ra khi một phần của ruột gấp lồng vào phần ruột phía trên hoặc bên dưới nó. 90% lồng ruột không có nguyên nhân rõ ràng. 10% do các vấn đề sinh lý như manh tràng di động, kích thước các đoạn ruột khác nhau. Lồng ruột phổ biến nhất ở trẻ 6-36 tháng tuổi.

4.1. Triệu chứng

Lồng ruột trải qua ba giai đoạn, với các biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ khác nhau:

 

Giai đoạn khởi phát Giai đoạn tiến triển Giai đoạn muộn
– Con đang ăn tự nhiên khóc ré lên

– Bé bỏ bú, nôn trớ

– Da tím tái, vã mồ hôi

– Đau bụng theo từng đợt.

– Có thể sờ thấy phần cứng như chiếc xúc xích.

– Trẻ nín khóc khoảng 15-20 phút, sau đó khóc từng cơn, có kèm theo nôn.

– Người xanh xao

– Tiêu chảy, phân nhão, có thể lẫn máu.

– Con có dấu hiệu của mất nước, mệt lả.

– Quan sát, sờ bụng của trẻ thấy có khối nhú lên, đau nhức.

– Trẻ mất sức, không còn khóc, có khi ngủ li bì.

– Con nôn liên tục, nôn khan, nôn mật xanh mật vàng.

– Da nhợt, niêm mạc xuất huyết.

– Nhịp tim nhanh.

 

4.2. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và biến chứng lồng ruột

Lồng ruột khiến thức ăn ứ tại nếp lồng, tụ máu, gây ra các biến chứng:

– Ứ đọng phân, thức ăn gây ách tắc, khó chịu. Thức ăn ứ tại một điểm bắt đầu lên men, kích thích làm tổn thương niêm mạc ruột.

– Hoại tử ruột. Do máu không thể di chuyển qua nếp gấp lồng, phần ruột không nhận đủ oxi sẽ bị hoại tử.

– Rách ruột. Lượng thức ăn, phân quá lớn cùng với quá trình hoại tử làm rách ruột, nhiễm trùng ổ bụng.

– Tử vong. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ rối loạn tiêu hóa do lồng ruột có thể bị mất nước, hoại tử ruột, sốc và tử vong.

4.3. Phương pháp điều trị

Lồng ruột là một tình trạng cấp cứu. Khi phát hiện con có triệu chứng lồng ruột giai đoạn khởi phát, mẹ cần lập tức đưa con vào bệnh viện.

Với giai đoạn khởi phát, trẻ chưa gặp nhiều tổn thương, điều trị lồng ruột cho con khá đơn giản. Nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn 2 và 3, có thể cần đến những cuộc phẫu thuật phức tạp hơn.

5. Xoắn ruột

rối loạn tiêu hóa và biến chứng xoắn ruột

Nguyên nhân của xoắn ruột ở trẻ nhỏ chủ yếu do sự xoay bất thường ở ruột.

Như tên gọi, xoắn ruột gây ách tắc đường tiêu hóa do 2 đoạn ruột xoắn vào nhau. Nguyên nhân của xoắn ruột ở trẻ nhỏ chủ yếu do sự xoay bất thường ở ruột.

5.1. Triệu chứng

Các triệu chứng của xoắn ruột tương đối giống lồng ruột:

– Con đau bụng, khóc lớn không dỗ được.

– Buồn nôn, nôn ra mật xanh, vàng

– Bụng chướng

– Phân có lẫn máu.

5.2. Biến chứng

Đoạn ruột bị xoắn lại thường không nhận được đủ máu, dinh dưỡng, từ đó hoại tử. Hoại tử ruột có thể dẫn đến rách ruột, nhiễm trùng ổ bụng.

5.3. Phương pháp điều trị

Xoắn ruột cũng là một cấp cứu nội khoa. Sau khi nhập viện, trẻ sẽ được các bác sĩ thực hiện thủ thuật tháo xoắn. Bác sĩ sẽ xem xét cắt bỏ đoạn ruột bị xoắn nếu cần thiết.

6. Hội chứng ruột ngắn

rối loạn tiêu hóa và hội chứng ruột ngắn

Ruột ngắn khiến trẻ không thể hấp thu đủ dinh dưỡng

Ruột ngắn khiến trẻ không thể hấp thu đủ dinh dưỡng. Hội chứng ruột ngắn có nguyên nhân do:

– Ruột ngắn bẩm sinh.

– Phẫu thuật cắt ruột

– Các bệnh làm giảm diện tích bề mặt ruột như bệnh Crohn, lồng ruột, tắc ruột…

6.1. Triệu chứng

Thức ăn không có đủ thời gian di chuyển trong ruột nên không thể tiêu hóa hoàn toàn, dẫn đến:

– Lượng nước lớn không được hấp thu sẽ theo phân ra ngoài dẫn đến tiêu chảy. Kèm theo đó là những hạt lổn nhổn trong phân, thức ăn chưa được tiêu hóa hết.

– Suy dinh dưỡng do các chất không được hấp thu đủ tại ruột

– Trẻ mất nước, không thể bù nước bằng đường uống do kém hấp thu

6.2. Biến chứng

Rối loạn tiêu hóa do hội chứng ruột ngắn có thể dẫn tới các biến chứng tăng nặng:

– Rối loạn nước, điện giải. Trong trường hợp nặng con ngủ li bì, khó thở, co giật, nhịp tim nhanh. Đây là một biến chứng nguy hiểm, có thể gây ngừng tim.

– Con còi cọc, chậm lớn dù ăn tốt.

Đây là hệ quả sau một thời gian dài mất nước, suy dinh dưỡng:

6.3. Phương pháp điều trị

Có 2 xu hướng điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ mắc hội chứng ruột ngắn là:

– Làm sao cho con hấp thu tốt nhất các chất dinh dưỡng. Mẹ có thể lựa chọn thức ăn mềm, hoặc xay nhỏ thức ăn. Điều này giúp con tốn ít thời gian tiêu hóa hơn, các chất dinh dưỡng cũng dễ hấp thu hơn. Cho trẻ ăn bằng ống, dịch truyền hoặc cho con uống thêm các viên vi chất cũng là biện pháp bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ ngắn ruột.

– Tăng thời gian thức ăn di chuyển trong ruột bé. Hiện tại có một số thuốc chống tiêu chảy làm giảm nhu động đường tiêu hóa, giúp thức ăn di chuyển lâu hơn.

Men vi sinh cũng được lựa chọn để giải quyết đồng thời 2 yêu cầu trên dựa vào 3 cơ chế:

– Trực tiếp tiêu hóa hoặc kích thích tổng hợp men tiêu hóa thức ăn.

– Kích thích thụ thể ở ruột non, tăng cường hấp thu chất dưỡng chất từ thức ăn.

– Làm chậm tốc độ chuyển phân trong ruột.

Ngoài ra, trẻ ngắn ruột có thể được điều trị bằng phẫu thuật ghép ruột nếu cần thiết

Mời mẹ tham khảo thêm

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cực đơn giản
9 cách phòng chống rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

7. Men 10 chủng BioAmicus Complete – ngăn ngừa biến chứng và cải thiện rối loạn tiêu hóa

Men 10 chủng BioAmicus Complete - ngăn ngừa biến chứng rối loạn tiêu hóa

Men 10 chủng BioAmicus Complete – ngăn ngừa biến chứng và cải thiện rối loạn tiêu hóa

Men 10 chủng BioAmicus Complete là men vi sinh đa chủng sản xuất trên dây chuyền hiện đại từ Canada. Với thành phần 10 chủng lợi khuẩn quan trọng nhất trong đường tiêu hóa, BioAmicus Complete ngăn ngừa biến chứng và cải thiện rối loạn tiêu hóa qua các tác động:

– Xây dựng hệ vi sinh bền vững, khỏe mạnh. Với độ ổn định tới 95% khi qua dạ dày, mỗi liều Men 10 cung cấp hàng tỷ lợi khuẩn cho đường ruột. Bổ sung đa dạng lợi khuẩn, hệ vi sinh đường ruột phát triển phong phú, trực tiếp bảo vệ trẻ trước virus, vi khuẩn, vi nấm gây hại.

– Giải quyết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ… Mỗi chủng lợi khuẩn có một vai trò khác nhau trên đường tiêu hóa. Khi bổ sung cùng nhau, chúng hiệp đồng tác dụng, mang lại lợi ích tổng hợp hỗ trợ điều trị các triệu chứng và biến chứng của rối loạn tiêu hóa.

Điển hình như kéo dài thời gian tiêu hóa hỗ trợ điều trị tiêu chảy, hội chứng ruột ngắn; giữ nước, làm mềm phân cải thiện táo bón; giảm đầy hơi, chướng bụng, giảm nôn trớ…

– Hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Các lợi khuẩn có khả năng kích thích tăng sản xuất men tiêu hóa, kích thích các thụ thể tăng hấp thu dưỡng chất. Từ đó, men vi sinh giải quyết vấn đề biếng ăn, chán ăn, thức ăn ùn ứ lâu ngày khi rối loạn tiêu hóa. Con ăn ngon, tiêu hóa tốt sẽ tăng cân đều, hạn chế suy dinh dưỡng.

– Làm dịu ổ viêm. Rối loạn tiêu hóa và biến chứng phần nhiều liên quan đến các bệnh gây viêm đường tiêu hóa. Nhờ làm dịu ổ viêm, con bớt đau bụng, tiêu hóa trơn tru, tránh nhiễm trùng, loét đường tiêu hóa.

Ngoài ra, BioAmicus Complete cũng là sản phẩm an toàn, đặc biệt không chứa gluten, chất dễ gây dị ứng. Mẹ yên tâm sử dụng cho bé yêu hằng ngày.

Trên đây là những bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ và biến chứng mẹ cần lưu ý. Nếu còn phân vân về các biểu hiện rối loạn tiêu hóa của con, hãy liên hệ 1900 636 985 để được dược sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn trực tiếp. Tìm hiểu thêm các bài viết về tiêu hóa ở trẻ tại website BioAmicus.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan