Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tác dụng phụ của dầu cá: Cần biết trước khi bổ sung

Mục lục

Dầu cá là nguồn cung cấp axit béo omega-3, DHA và EPA, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như cải thiện chức năng tim mạch, giảm viêm, và hỗ trợ phát triển não bộ. Tuy nhiên, việc bổ sung dầu cá cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ mà mẹ cần lưu ý. Dưới đây là phân tích chi tiết về các tác dụng phụ của dầu cá và cách giảm thiểu những rủi ro này.

tác dụng phụ của dầu cá

1. 5 tác dụng phụ của dầu cá

1.1. Tác dụng phụ trên đường tiêu hóa

Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất khi bổ sung dầu cá là các vấn đề về tiêu hóa. Bao gồm:

  • Buồn nôn và khó chịu ở dạ dày: Dầu cá có thể gây buồn nôn, khó chịu ở dạ dày và cảm giác đầy hơi, chướng bụng.
  • Tiêu chảy: Một số trẻ có thể gặp phải tiêu chảy khi dùng dầu cá với liều cao. Khi tiêu chảy, trong phân có thể có lẫn các giọt dầu, hoặc tiêu chảy có bọt.
  • Ợ nóng và ợ hơi: Mùi và hương vị đặc trưng của dầu cá có thể gây ợ hơi và ợ nóng ở một số trẻ. Khi ợ lên có thể có mùi tanh, khiến bé ghê cổ, nôn trớ.

tác dụng phụ của dầu cá gây nôn và buồn nôn

Nôn, buồn nôn hoặc ợ hơi, ợ nóng là tác dụng phụ của dầu cá trên đường tiêu hóa

Nguyên nhân: Bổ sung quá liều hoặc quá nhiều cùng một lúc, khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ bị quá tải.

Cách giảm thiểu: Để giảm thiểu các tác dụng phụ này, hãy bắt đầu với liều thấp và tăng dần lên. Dùng dầu cá trong bữa ăn và chọn các loại dầu cá dạng triglyceride để dễ dàng tiêu hóa hấp thu hơn.

1.2. Chảy máu hoặc bầm tím

Dầu cá có tác dụng làm loãng máu, điều này có thể có lợi trong việc giảm nguy cơ huyết khối trong bệnh tim mạch. Song, tác dụng này cũng mang lại một số rủi ro:

  • Chảy máu: Sử dụng dầu cá liều cao có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là ở những người đang dùng thuốc chống đông máu.
  • Bầm tím: Dễ bị bầm tím do tác dụng làm loãng máu

tác dụng phụ của dầu cá gây bầm tím

Bầm tím hoặc chảy máu diễn ra với việc bổ sung dầu cá liều cao trong thời gian dài

Tác dụng phụ của dầu cá gây chảy máu và bầm tím thường không bắt gặp ở trẻ bình thường khỏe mạnh. Chúng thường thấy ở đối tượng có máu khó đông, 

Cách giảm thiểu: Bổ sung DHA, dầu cá cho trẻ với liều thấp, đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Tuyệt đối không sử dụng sản phẩm dầu cá dành cho người lớn để bổ sung cho trẻ. Tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế nếu trẻ đang điều trị bằng thuốc chống đông máu, mắc bệnh máu khó đông hoặc chuẩn bị trải qua một cuộc phẫu thuật.

1.3. Dầu cá có thể khiến cơ thể có mùi

Dầu cá vốn có mùi tanh. Đặc biệt là các sản phẩm không được loại bỏ mùi tanh. Ngoài ra, nếu bị oxi hóa, dầu cá tinh khiết cũng có thể tạo ra mùi tanh. Do đó, một số mẹ phàn nàn hơi thở, mồ hôi của trẻ có mùi tanh của cá sau khi uống dầu cá hoặc DHA. Điều này là hoàn toàn bình thường nhưng có thể gây khó chịu.

Cách giảm thiểu: Chọn các sản phẩm dầu cá chất lượng cao, được xử lý để loại bỏ tạp chất và mùi tanh như BioAmicus DHA.  

BioAmicus DHA không tanh, khử mùi độc quyền

BioAmicus DHA - Dầu cá không tanh sử dụng công nghệ hộp đen độc quyền

1.4. Tác dụng phụ của dầu cá liên quan đến lượng vitamin A và D

Một số loại dầu cá, đặc biệt là dầu gan cá tuyết, chứa lượng vitamin A và D cao. Việc tiêu thụ quá mức các vitamin này có thể gây ra:

  • Ngộ độc vitamin A: Gây buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, và thậm chí tổn thương gan.
  • Ngộ độc vitamin D: Gây tăng canxi máu, dẫn đến buồn nôn, yếu cơ, và thận yếu.

Cách giảm thiểu: Chọn các sản phẩm dầu cá không chứa lượng vitamin A và D cao, hoặc tuân theo liều lượng khuyến nghị của bác sĩ. Hạn chế sử dụng dầu gan cá cho trẻ dưới 1 tuổi.

1.5. Dị ứng quá mẫn với thành phần của dầu cá

Một số trẻ có thể bị dị ứng với dầu cá, dẫn đến các triệu chứng như phát ban, ngứa, hoặc khó thở. Những trẻ này cũng có thể dị ứng với dầu cá, dầu gan cá hoặc dầu ăn dặm chứa cá.

Dị ứng và quá mẫn là hoàn toàn ngẫu nhiên và có thể xảy ra với bất cứ trẻ nào. Song, việc dầu cá được chiết tách còn lẫn nhiều tạp chất, độc tố có thể làm gia tăng tình trạng này.

dị ứng dầu cá ở trẻ

Trẻ sử bị dị ứng với các vết mẩn đỏ

Cách giảm thiểu: Nếu con có tiền sử dị ứng với cá hoặc hải sản, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung dầu cá và bắt đầu với liều thấp để kiểm tra phản ứng của cơ thể. Lựa chọn các sản phẩm DHA, EPA tinh khiết cũng có thể giúp hạn chế tình trạng này.

2. Kết luận và khuyến nghị bổ sung dầu cá an toàn cho trẻ

Dầu cá mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Điều này chủ yếu đến từ nguyên nhân quá liều, dùng sản phẩm không tinh khiết hoặc bổ sung dầu cá cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Để tận dụng tối đa lợi ích và giảm thiểu rủi ro, hãy:

  • Bắt đầu với liều thấp và tăng dần lên
  • Dùng dầu cá cùng với bữa ăn
  • Chọn các sản phẩm chất lượng cao, được xử lý tốt
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt nếu con đang dùng thuốc hoặc có tiền sử sức khỏe phức tạp

Nếu trẻ có bất kỳ phản ứng nào sau khi sử dụng dầu cá, hãy liên hệ chuyên gia dinh dưỡng của bé hoặc cơ sở y tế gần nhất.

Trên đây là các tác dụng phụ của dầu cá có thể gặp ở trẻ. Đừng chủ quan với bất kỳ sản phẩm dầu cá nào, kể cả chúng có quen thuộc với trẻ. Hãy giữ liên lạc với BioAmicus qua trang web hoặc hotline 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ chuyên gia.

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ



Bài viết liên quan