Táo bón sinh lý ở trẻ sơ sinh: Cách nhận biết nhanh nhất
Táo bón sinh lý ở trẻ sơ sinh là khiến nhiều bà mẹ bối rối. Mẹ hay bỏ qua các dấu hiệu chớm táo bón ở trẻ và không phân biệt được táo bón với hiện tượng sinh lý bình thường. Thực tế, đây là bước quan trọng để có những biện pháp hỗ trợ tiêu hóa đúng cách. Cùng theo dõi giải đáp của chuyên gia để nhận biết táo bón sinh lý ở bé sớm nhất.
Câu hỏi:
“Con em 1 tuần nữa mới được 3 tháng nhưng 5 ngày rồi bé không đi ị. 2 hôm nay con bị chướng hơi, rặn đỏ mặt cũng không đi được. Chuyên gia cho hỏi đây có phải táo bón hay chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường?”
(Mẹ Đoàn Mỹ Hạnh – Hà Nội)
Chuyên gia giải đáp:
“Giai đoạn 3 tháng tuổi thường là giai đoạn giãn ruột sinh lý. Nếu muốn xác định táo bón cần dựa theo dấu hiệu về tính chất phân, số lần đi ngoài so với trước đây và biểu hiện khó chịu, cáu gắt của bé. Để rõ hơn mẹ cần hiểu về giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ sơ sinh như sau:
Mục lục
Phân biệt giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ sơ sinh
Nhìn chung, giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ sơ sinh đều làm giảm số lần đi ngoài hơn bình thường. Mẹ nhận biết bằng các đặc điểm khác như:
Tiêu chí đánh giá | Giãn ruột sinh lý | Táo bón |
Độ tuổi thường gặp | Thường xuất hiện ở trẻ 2-3 tháng tuổi. | Gặp ở mọi trẻ sơ sinh, đặc biệt khi uống sữa lượng đạm quá cao, trẻ mới chuyển giai đoạn ăn dặm hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa. |
Tính chất phân | Phân nhỏ, thuôn mềm.
Màu hoa cải hoặc nâu vàng. Không khác biệt với phân bình thường |
Phân lớn, keo dính hoặc khô cứng.
Màu nâu, đen hoặc xanh không đều.Đôi khi xuất hiện vệt máu trong phân. |
Biểu hiện khác | Trẻ ngủ tốt và bú nhiều hơn, vui vẻ, ít quấy khóc. | Trẻ quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn, ngủ không ngon giấc.
Thường đi kèm với biểu hiện đầy chướng bụng. |
Trường hợp bé 3 tháng tuổi không đi ngoài trong 1 tuần, nếu con vẫn vui vẻ, phân mềm, đều màu, rất có thể đây chỉ là giãn ruột sinh lý.
Trẻ bị giãn ruột sinh lý thường không nguy hiểm
Khi được 2 tháng tuổi, ruột của trẻ phát triển dài ra và to lên. Lúc này, ruột chứa được nhiều thức ăn hơn, thời gian thức ăn di chuyển trong ruột cũng lâu hơn. Vì vậy, bé lâu đi ngoài hơn. Điều này là bình thường. Cụ thể:
– Trẻ bú mẹ hoàn toàn có thời gian giữa hai lần đi tiêu khoảng 7-10 ngày. Cá biệt có trường hợp tới 15 ngày.
– Trẻ giãn ruột sinh lý uống sữa công thức đi tiêu cách nhau 3-5 ngày.
Tình trạng giãn ruột sinh lý diễn ra trong 2-3 tháng tùy từng trẻ.
Những điều mẹ nên làm khi trẻ giãn ruột sinh lý
Giãn ruột sinh lý không nguy hiểm nhưng vẫn cần được chú trọng bởi tình trạng này kéo dài vô tình khiến con bị táo bón và tiến triển thành bệnh lý. Trong thời gian táo bón sinh lý ở trẻ sơ sinh, mẹ hãy tham khảo các biện pháp dưới đây.
1. Massage bụng cho trẻ
Có nhiều bài tập massage bụng tăng cường nhu động ruột, hạn chế táo bón ở trẻ sơ sinh. Trong đó, 3 bài tập sau là 3 bài tập đơn giản, dễ thực hiện, nhanh gọn nhất cho mẹ.
Massage theo hình tròn:
Làm ấm tay của mẹ, đặt 4 ngón tay theo chiều ngang dưới rốn bé. Ấn nhẹ và di chuyển theo ngược chiều kim đồng hồ 30 lần. Nghỉ 1 phút và lặp lại theo chiều kim đồng hồ.
Massage bằng hai ngón tay:
Mẹ đặt 2 ngón tay vào giữa bụng, ấn và xoa nhẹ thành các hình tròn nhỏ, theo 2 hướng ngược nhau. Động tác này mẹ thực hiện 2 lần, mỗi lần 10 vòng.
Vuốt bụng ngược chiều nhau:
Làm ấm 2 tay mẹ rồi đặt lên bụng trẻ. Một tay mẹ vuốt dọc lên trên. Tay còn lại vuột dọc xuống dưới. Lặp lại các động tác này 20 lượt.
Lưu ý: Mẹ nên thực hiện massage bụng bé sau khi tắm và trước khi đi ngủ. Tuyệt đối không massage ngay sau khi con ăn no.
2. Bổ sung men vi sinh đa chủng
Trước và trong giai đoạn táo bón sinh lý ở trẻ sơ sinh, mẹ cần chuẩn bị cho con một hệ lợi khuẩn khỏe mạnh qua bổ sung men vi sinh đa chủng.
Men vi sinh 10 chủng cung cấp đa dạng chủng lợi khuẩn. Điều này đặc biệt quan trọng vì trong giai đoạn giãn ruột sinh lý, số lượng lợi khuẩn trong đường ruột bé tương đối nghèo nàn.
Được bổ sung lợi khuẩn, hệ vi sinh nhanh chóng đạt trạng thái cân bằng và hoạt động ổn định. Chúng trực tiếp tiêu hóa thức ăn hoặc kích thích cơ thể trẻ sinh ra men tiêu hóa. Vì thế, thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, hấp thu tốt hơn, giảm thời gian đào thải phân.
Các lợi khuẩn có vai trò hạn chế vi khuẩn có hại. Từ đó, chúng bảo vệ niêm mạc ruột và hạn chế sinh hơi, giảm chướng bụng. Đường ruột khỏe mạnh, phân được vận chuyển trơn tru ra ngoài, tránh ứ trệ tại ruột già.
Bổ sung men vi sinh đa chủng cũng là phương pháp tăng cường nhu động ruột. Trong quá trình tiêu hóa, lợi khuẩn tạo ra các acid béo chuỗi ngắn, làm tăng cảm giác buồn đi tiêu ở trẻ táo bón.
Ngoài ra, men vi sinh đa chủng còn có nhiều vai trò khác trong điều hòa miễn dịch, giảm biếng ăn, hỗ trợ điều trị nhiễm trùng, viêm ruột.
Men vi sinh đa chủng BioAmicus Complete – Giải pháp 10 trong 1
Trong khi đa số các sản phẩm trên thị trường chỉ chứa 1-2 chủng lợi khuẩn, men đa chủng BioAmicus bổ sung đồng thời 10 chủng lợi khuẩn mỗi liều. Mỗi chủng giải quyết một vấn đề trên đường tiêu hóa, mang lại hiệu quả hiệp đồng giảm táo bón:
– Giảm pH ruột già tiêu diệt hại khuẩn, ổn định đường ruột.
– Kích thích cơ trơn ruột, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa và đào thải phân.
Ngoài ra, men vi sinh đa chủng BioAmicus Complete có nhiều ưu điểm vượt trội cải thiện táo bón và hỗ trợ trong giai đoạn trẻ giãn ruột sinh lý
– Lợi khuẩn được phân lập tới cấp chủng, đảm bảo độ tinh khiết cao, an toàn sử dụng tại nhà.
– Lợi khuẩn có khả năng sống sót 95% trong dịch vị và dịch mật. Độ bền cao cho phép bổ sung chuẩn liều hỗ trợ điều trị, nhanh chóng xây dựng hệ vi sinh cân bằng cho bé.
– Dạng nhỏ giọt tiện dụng, mùi vị dễ uống. Mẹ có thể cho con uống trực tiếp hoặc nhỏ vào thức ăn nguội mà không cần lo con từ chối.
3. Tăng số lần bú mẹ hạn chế táo bón sinh lý
Tăng số lần bú giúp ruột nhanh chóng được lấp đầy, rút ngắn thời gian đi tiêu từ 6-10 ngày.
Do sữa mẹ có phần lớn là nước, tăng số lần bú mẹ còn giúp cho phân ẩm hơn, dễ thải ra ngoài.
Trung bình, mỗi ngày mẹ nên cho con bú 15 cữ. Các cứ cách nhau 90 phút.
Lưu ý: Muốn giảm táo bón mà trẻ vẫn tăng cân, mẹ cần cho con bú cả sữa đầu và sữa cuối. Với những mẹ nhiều sữa, nên vắt bớt đi một lượng sữa đầu trước khi trẻ bú. Với những mẹ ít sữa, hãy để con bú cạn một bên trước khi đổi bên.
4. Bổ sung chất xơ hòa tan
Ở ruột, chất xơ trương nở tạo lớp nhầy bám trên thành, giúp khối thức ăn di chuyển trơn tru. Tại đây, chất xơ là chất độn giúp tăng khối lượng phân, làm mềm phân, tránh táo bón ở trẻ sơ sinh.
Đặc biệt, chất xơ hòa tan là thức ăn ưa thích của lợi khuẩn, kích thích tăng sinh lợi khuẩn. Lợi khuẩn hoạt động tốt mới phát huy được các công dụng giảm táo đã nói phía trên.
Cuối cùng, chất xơ hòa tan được lợi khuẩn lên men tạo thành acid amin, acid béo,… kích thích nhu động, tăng cảm giác buồn đi tiêu.
Như vậy, mẹ cho con ăn nhiều chất xơ, bé rặn dễ dàng, đi tiêu nhiều hơn, ít đau rát hơn. Các chất xơ hòa tan có nhiều trong rau củ, hoa quả. Hoặc mẹ cũng có thể bổ sung cho con qua thực phẩm bổ sung.
5. Cho trẻ tắm bằng nước ấm
Tắm ấm giúp thư giãn các cơ quan, đặc biệt là vùng bụng, hậu môn. Dưới nhiệt độ của nước và sự massage dịu dàng của mẹ, lượng hơi trong ruột đẩy ra ngoài, các cơ quan hoạt động nhịp nhàng hơn, nhu động ruột được tăng cường khiến bé tiêu hóa tốt hơn.
Thêm vào đó, tấm ấm kích thích cơ vòng hậu môn, tăng cảm giác buồn đi tiêu ở con. Để kích thích trẻ đi tiêu, thay vì tắm, mẹ có thể ngâm mông bé trong nước ấm 5-10 phút.
Lưu ý: Chỉ nên cho trẻ sơ sinh tắm trong 5-10 phút. Sau khi tắm, mẹ nhanh chóng lau khô người và mặc ngay quần áo ấm cho con.
Qua giải đáp thắc mắc của mẹ Hạnh, bài viết đã mang đến cái nhìn tổng quát phân biệt giãn ruột sinh lý và táo bón ở trẻ sơ sinh. Hy vọng những biện pháp ngăn ngừa táo bón trên đây giải quyết được nỗi lo của mẹ. Hãy để lại câu hỏi về các vấn đề của con tại website BioAmicus hoặc liên hệ trực tiếp với đội ngũ dược sĩ qua hotline 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí.
Mời mẹ tham khảo thêm
Táo bón ở trẻ em nên ăn gì để nhuận tràng, dứt táo |
Thuốc điều trị táo bón ở trẻ em theo đúng phác đồ |
Nguồn tham khảo:
Các bài khác
Ăn sữa chua trị táo bón ở trẻ đúng cách
Sữa chua là món ăn được nhiều trẻ yêu thích. Không những thế, sữa chua còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trẻ táo bón có nên ăn sữa chua không? Trẻ ăn sữa chua như thế nào mới hợp lý? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu lợi ích của việc ăn […]
Cách trị táo bón kéo dài cho trẻ sơ sinh hiệu quả tức thì
Táo bón là tình trạng hay gặp, lại dễ tái mắc, nhất là ở trẻ sơ sinh. Mẹ đau đầu vì con khóc quấy, không chịu ăn cũng không đi tiêu được? Mẹ lo lắng vì con táo bón lâu ngày, rặn đỏ mặt, đau rát mỗi khi đi tiêu? Hãy đọc ngay bài viết […]
10 loại nước ép trị táo bón ngon-bổ-rẻ-dễ làm tại nhà
Một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng luôn là ưu tiên hàng đầu của các mẹ. Nước ép trị táo bón là một lựa chọn hàng đầu của các mẹ vì cung cấp nhiều vitamin và chất xơ cần thiết, giúp bé giảm đáng kể tình trạng táo bón đầy hơi. Mục lục1. 10 […]
Khoai lang trị táo bón cho trẻ có thực sự hiệu quả? Dùng thế nào?
Khoai lang là loại lương thực phổ biến, trồng quanh năm lại ngọt mềm. Vì vậy, khoai lang thường xuyên có mặt trong thực đơn của bé. Nhiều mẹ không biết khoai lang còn là thực phẩm đặc biệt cải thiện táo bón. Khoai lang trị táo bón cho trẻ như thế nào sẽ được […]
Vì sao trẻ bị táo bón kéo dài, lặp đi lặp lại mãi không khỏi
Thông thường, trẻ mắc táo bón sẽ khỏi sau 1-3 tuần. Trong một số trường hợp, trẻ có thể mắc táo bón trên 4 tuần hoặc mắc đi mắc lại liên tục. Tìm hiểu ngay nguyên nhân vì sao trẻ bị táo bón kéo dài qua bài viết dưới đây. Mục lục1. 6 nguyên nhân […]
Đọt mồng tơi trị táo bón – Mẹo hay dân gian tại nhà
Táo bón ở trẻ là một trong những thử thách đầu tiên trong hành trình làm mẹ. Mục tiêu hàng đầu của mẹ là nhanh chóng giúp con đi tiêu càng sớm càng tốt. Có một mẹo dân gian rất hay để giải quyết vấn đề này. Đó chính là dùng đọt mồng tơi trị […]
[XEM NGAY] Trị táo bón cho trẻ bằng mật ong thế nào tốt nhất?
Phương pháp trị táo bón cho trẻ bằng mật ong từ lâu được các bà, các mẹ truyền tai nhau. Đây chỉ là cách chữa mẹo dân gian hay có cơ sở khoa học? Hãy cùng chuyên gia làm rõ qua các tác dụng của mật ong và cách sử dụng tại nhà trong bài […]
Cách uống dầu mè trị táo bón cho trẻ hiệu quả bất ngờ
Dầu mè được ví như thức quà quý giá của thiên nhiên với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Là bài thuốc trị táo bón an toàn và hiệu quả được các mẹ sử dụng phổ biến hiện nay. BioAmicus sẽ chia sẻ ngay với các mẹ và bé cách uống dầu mè […]
Bột sắn dây trị táo bón cho trẻ có hết được không?
Trong dân gian, mẹo chữa táo bón bằng bột sắn dây được lưu truyền phổ biến. Vậy liệu bột sắn dây trị táo bón cho trẻ có hết được không? Cách sử dụng bột sắn dây trị táo bón như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Mục lục1. Tác dụng của sắn […]
Rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh có tốt không? Dùng thế nào?
Rau diếp cá là phương thuốc dân gian hạ sốt, thanh nhiệt. Vậy có thể sử dụng rau diếp cá trị táo bón cho trẻ sơ sinh không? Nếu dùng thì dùng thế nào để trị táo bón nhanh chóng? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về tác dụng và cách dùng rau […]