Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Thừa DHA ở trẻ có sao không? Hướng dẫn cách xử lý

Mục lục

Việc bổ sung DHA mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bổ sung thừa DHA ở trẻ có sao không là thắc mắc của nhiều bố mẹ. Hãy lắng nghe chuyên gia Bioamicus giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!

bổ sung thừa DHA ở trẻ có sao không

1. Nhu cầu bổ sung DHA ở trẻ

Theo các nghiên cứu, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có nhu cầu DHA rất cao để đáp ứng nhu cầu của phát triển của não bộ, mắt..., cụ thể như sau:

  • Trẻ mới sinh cần có tổi thiếu 0,1-0,18% lượng DHA trong mỗi khẩu phần ăn hằng ngày.
  • Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi cần bổ sung đủ 10-12mg DHA theo mỗi kilogram cân nặng.
  • Trẻ từ 2 tuổi bổ sung đồng thời DHA và EPA với lượng 100-150mg mỗi ngày.
  • Trẻ từ 4 tuổi, nhu cầu này là 200-250mg DHA và EPA mỗi ngày.
  • Trẻ từ 6 tuổi cần bổ sung tối thiểu 300mg DHA và EPA mỗi ngày.

Như vậy, nhìn chung nhu cầu DHA tối thiểu của trẻ từ 75-300mg. Nhu cầu này có thể thay đổi với một số trường hợp.

Ví dụ như trẻ 2 tuổi không uống DHA từ trước, thì liều 100-150mg DHA có thể chưa đủ để mang lại các lợi ích rõ ràng. Trẻ có thể được bổ sung cao hơn nhu cầu tối thiểu trên để tối ưu hoạt động của tế bào và nâng cao sức khỏe.

2. Thế nào là bổ sung thừa DHA ở trẻ?

Thừa DHA ở trẻ tức là trẻ bổ sung quá liều so với mức liều khuyến cáo.

Thông thường, mức liều hằng ngày được khuyến cáo trên các thực phẩm bổ sung là 50-300mg. Khi bổ sung quá mức liều này, tức là đã cao hơn nhu cầu tối thiểu mỗi ngày.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, nhu cầu DHA ở mỗi trẻ là khác nhau. Đặc biệt những trẻ có chế độ ăn ít hải sản, trẻ sinh non, không được bú mẹ… cần được bổ sung nhiều DHA hơn so với khuyến cáo.

bổ sung thêm quá liều DHA cho trẻ

Bổ sung nhiều DHA hơn so với khuyến cáo vẫn được coi là an toàn

Hiện nay chưa có chính xác giới hạn liều DHA tối đa. Trẻ sơ sinh 1-6 tháng tuổi tiêu thụ khoảng 315 mg DHA/ngày được cho là an toàn.

Mức liều 500, 600, 1000mg DHA+EPA mỗi ngày được sử dụng lâu dài cho các trường hợp bệnh tim mạch. Mức liều khuyến cáo cho trẻ dưới 12 tuổi để đem lại các lợi ích sức khỏe tối ưu ở Bắc Âu là 1200mg. Nhiều bằng chứng cho thấy mức liều 3000mg mỗi ngày không gây ra các tác dụng phụ. Ngược lại, chúng còn được khuyến khích trong một số trường hợp đặc biệt như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường.

Như vậy, mẹ không cần quá lo lắng khi bổ sung thừa DHA so với khuyến cáo trên sản phẩm bổ sung. Mức liều này thấp hơn nhiều liều an toàn trong các nghiên cứu. Bổ sung thừa hay thiếu phụ thuộc chủ yếu vào từng trẻ.

3. Thừa DHA ở trẻ có sao không?

Bổ sung quá liều thông thường nhưng dưới 3000mg thường không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, bổ sung quá thừa DHA có thể gây ra một số khó chịu cho hệ tiêu hóa. Có thể kể đến như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Trong một số trường hợp, con có thể bị tiêu chảy nhẹ trong ngày.

Liên quan đến tính an toàn khi bổ sung DHA, yếu tố quan trọng hơn liều lượng là độ tinh khiết và các thành phần có khả năng kích ứng trong sản phẩm.

Vitamin A, D thường đem tới các phản ứng có hại khi sử dụng quá liều. Các yếu tố như protein cá, gluten, kitin gây ra phản ứng dị ứng. Một số tạp chất tồn dư trong quá trình chế biến như kim loại nặng, dioxin, độc tố là các tác nhân ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Do đó, bổ sung đủ liều là chưa đủ, mẹ nên chọn các sản phẩm DHA tinh khiết, chất lượng cao.

Mời mẹ đọc thêm:

Thực phẩm bổ sung DHA cho trẻ

4. Dấu hiệu thừa DHA ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thừa DHA hay không phụ thuộc vào từng trẻ (độ tuổi, nhu cầu, chế độ ăn hằng ngày…). Một số dấu hiệu sau cho biết trẻ đã bổ sung quá nhiều DHA:

  • Trẻ dễ bị chảy máu: Như các Omega-3 khác, DHA có thể làm loãng máu, do đó dễ bị chảy máu hơn bình thường.
  • Trẻ bị tiêu chảy: Do không tiêu hóa được lượng lớn chất béo cùng lúc, con có thể bị tiêu chảy. Tiêu chảy do thừa DHA thường kết thúc trong ngày.
  • Trẻ bị đầy hơi, chướng bụng: Đặc biệt hay gặp với trẻ có hệ tiêu hóa còn non yếu, trẻ loạn khuẩn đường ruột.
  • Làm tăng đường huyết: Dấu hiệu này thường thấy trong trường hợp con mắc tiểu đường, hoặc mẹ mắc tiểu đường thai kỳ, bổ sung trên 8g DHA mỗi ngày.
  • Hạ huyết áp: Do làm giảm mức cholesterol trong máu, bổ sung thừa DHA liên tục trong thời gian dài có thể khiến huyết áp của trẻ thấp hơn bình thường.
  • Ngộ độc vitamin A (vàng da, vàng mắt…): Dấu hiệu thừa DHA này xuất hiện nếu mẹ dùng nhiều sản phẩm dầu cá, DHA, Omega-3 không tinh khiết, hòa tan vitamin A mà không biết. Lâu dần có thể ảnh hưởng đến chức năng gan.

Ngộ độc vitamin A do bổ sung quá nhiều DHA không tinh khiết

Ngộ độc vitamin A khi dùng quá liều DHA không tinh khiết

  • Biểu hiện dị ứng (ngứa, phát ban, nôn, tiêu chảy…): Dị ứng xảy ra với một số trẻ có cơ địa dị ứng, lại sử dụng sản phẩm DHA có lẫn các chất gây dị ứng. Khi dùng lượng lớn, các biểu hiện rầm rộ, có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ

5. Bổ sung thừa DHA ở trẻ phải làm sao?

Nếu mẹ lỡ cho bé uống quá liều DHA trong thời gian dài, việc đầu tiên mẹ cần làm là đưa bé đến gặp bác sĩ để xem mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Cùng với đó, mẹ cần xem xét lại tất cả những thực phẩm, sản phẩm bổ sung DHA cho trẻ và chế độ ăn uống.

Một số giải pháp cho mẹ khi trẻ thừa DHA:

  • Tạm ngừng bổ sung DHA ngay lập tức: Khi xác định bé bị thừa DHA, mẹ cần ngưng cho bé uống DHA ngay lập tức để tránh những tác động xấu đến sức khỏe của bé và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Lựa chọn sản phẩm DHA phù hợp: Quá liều DHA có thể do lựa chọn dòng DHA không tinh khiết, có lẫn tạp chất. Mẹ nên đổi sang loại DHA chất lượng cao, hàm lượng rõ ràng, vừa giúp hạn chế quá liều các vi chất như vitamin A, D, lại dễ dàng tính được lượng DHA bổ sung.
  • Bổ sung DHA theo đúng khuyến cáo: Mẹ không nên tự ý tăng, giảm liều, hãy bổ sung DHA theo đúng độ tuổi của con và theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn hằng ngày: Việc chồng chéo quá nhiều nguồn DHA có thể khiến con thừa DHA. Các thực phẩm mẹ cần xem xét là sữa công thức, các loại hải sản (cá ngừ, cá hồi, hàu, ngao…), các loại dầu ép (dầu gan cá, dầu cá, dầu hạt lanh, dầu gấc…)

Trên đây là những chia sẻ xung quanh vấn đề thừa DHA ở trẻ. Nếu mẹ cần tư vấn thêm về việc bổ sung DHA cho riêng bé yêu nhà mình, hãy liên hệ 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí. Chuyên mục Chăm sóc bé của BioAmicus sẽ liên tục cập nhật các bài viết hay từ chuyên gia.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan