Nôn trớ là tình trạng thường gặp trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời. Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ có thể gây ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất và trí não. Vậy trẻ 3 tuổi nôn trớ do đâu và cách khắc phục như thế nào? Các mẹ hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ có thể là biểu hiện của bệnh lý hoặc là hậu quả của chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý hoặc do sinh lý bình thường của trẻ. Trẻ 3 tuổi hay nôn trớ sau khi ăn và thường không sốt. Dưới đây là 7 nguyên nhân phổ biến gây nôn trớ ở trẻ 3 tuổi:
Khi lên ba là lúc trẻ bắt đầu hình thành ý thức riêng, thích khám phá thế giới xung quanh hơn nên chạy nhảy vui đùa rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bé chạy nhảy lúc vừa ăn, thức ăn chưa kịp tiêu hóa, dễ gây nên tình trạng nôn trớ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất béo có thể điều chỉnh chức năng của hệ tiêu hóa như: làm chậm rỗng dạ dày, kích thích tuyến tụy bài tiết và tiết acid dạ dày. Khi thức ăn chậm di chuyển từ dạ dày xuống ruột non dễ gây đầy bụng khó tiêu, kết hợp với nồng độ acid dịch vị cao là nguyên nhân phổ biến gây buồn nôn và nôn.
Chế độ ăn nhiều dầu mờ trong thời gian dài còn gây béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kém phát triển não bộ ở trẻ 3 tuổi.
Nôn trớ là một trong những dấu hiệu nhận biết rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Bệnh thường gây ra do vi khuẩn xâm nhập làm tăng hại khuẩn. Lợi khuẩn bị tấn công dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Ngoài nôn trớ, bệnh còn có các triệu chứng khác như: tiêu chảy, táo bón, khó tiêu…
Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời rối loạn tiêu hóa, trẻ có thể sụt cân, mất nước và điện giải, suy giảm sức đề kháng; nặng hơn có thể gây tử vong.
Dị ứng là một phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên. Các triệu chứng có thể liên quan đến đường tiêu hóa, hô hấp, da và tim mạch như: ngứa, nôn trớ, tiêu chảy, khó thở, khò khè, nổi mẩn đỏ…
Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng vài phút ngay sau khi ăn hoặc 2 giờ sau ăn. Mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người, từ ngứa đơn thuần đến sốc phản vệ gây đe dọa tính mạng.
Dị nguyên là những chất gây dị ứng cho cơ thể, thường gặp ở trẻ 3 tuổi là: lúa mì, đậu nành, sữa, trứng và ít khi là đậu phộng, hạt cây, cá. hoặc động vật có vỏ.
Nôn trớ là triệu chứng đặc trưng của trào ngược dạ dày – thực quản. Khi thức ăn và dịch vị trào ngược từ dạ dày lên thực quản, acid trong dịch vị sẽ kích thích cổ họng gây ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn.
Tình trạng nôn trớ có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào, tuy nhiên thường nặng hơn vào ban đêm. Do lúc ngủ, dạ dày ở tư thế nằm ngang dễ gây trào ngược hơn.
Tắc ruột xảy ra khi các chất trong lòng ruột bị tắc, trẻ không đi ngoài được, gây nôn ói, đau bụng, táo bón, đặc biệt là bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to.
Tình trạng nôn thường phản ánh vị trí ruột bị tắc. Nếu nôn sớm và nặng, trẻ thường tắc ruột ở vị trí cao. Nếu nôn ra phân kèm chướng bụng thường là tắc ruột kéo dài hoặc ở vị trí thấp.
Ở trẻ dưới 3 tuổi nguyên nhân thường là lồng ruột, nhiễm giun sán, thức ăn bẩn… Cha mẹ nên cho bé điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng của tắc ruột, nhằm hạn chế nguy cơ mất nước – điện giải, trụy mạch và hạ huyết áp gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Nếu trẻ nôn trớ sau khi uống thuốc, nguyên nhân có thể do tác dụng phụ hoặc mùi vị và dạng bào chế của thuốc không phù hợp.
Khả năng nuốt ở trẻ 3 tuổi còn hạn chế và rất nhạy cảm với mùi vị nên không uống được thuốc có kích thước lớn hoặc có vị đắng, mùi khó chịu. Khi đó, trẻ sẽ tự có phản xạ nôn trớ để nhả thuốc ra. Mẹ chỉ cần cho bé uống thuốc dạng dung dịch, cốm hoặc siro có mùi vị dễ chịu thì bé sẽ hết nôn.
Tuy nhiên, nếu trẻ nôn do tác dụng phụ của thuốc thì mẹ cần thận trọng và đưa trẻ đến khám bác sĩ.
Trẻ 3 tuổi bị nôn trớ thường sẽ tự khỏi sau 2 – 3 ngày
Thông thường, nôn trớ ở trẻ 3 tuổi kéo dài khoảng 2 – 3 ngày. Tần suất nôn sẽ giảm dần, khỏi hẳn và hầu như không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Tuy nhiên, nếu nôn kéo dài quá 3 ngày, trẻ không ăn uống được, mất nước nhiều, trẻ lờ đờ rất nguy hiểm cho trẻ. Lúc này, mẹ cần liên hệ ngay chuyên gia để được đánh giá tình trạng và xử trí kịp thời. (Xem chi tiết: Khi nào trẻ hết nôn trớ )
Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để được Dược sĩ tư vấn cách xử trí cũng như phác đồ chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của bé
Khi phát hiện trẻ nôn trớ, mẹ nên thực hiện các thao tác sau:
Bước 1: Nhanh chóng cho trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên để chất nôn không lọt vào đường thở. Khum bàn tay và vỗ nhẹ lên lưng của trẻ để trấn an và đẩy hết chất nôn trong họng trẻ ra ngoài.
Bước 2: Làm sạch chất nôn dính trên miệng, họng và mũi của trẻ bằng gạc ẩm và thay quần áo sạch cho bé, tránh tắm rửa bằng nước.
Bước 3: Khi trẻ nôn xong, cứ 5 phút mẹ cho bé uống 5 – 10ml nước hoặc dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Sau 4 giờ nếu trẻ hết nôn, mẹ cho bé uống gấp đôi lượng dịch.
Bước 4: Mẹ có thể cho bé ăn cháo hoặc súp nếu bé không còn nôn sau 8 giờ, và duy trì chế độ ăn bình thường sau 24 – 48 giờ. Tránh ăn đồ cay nóng vì chúng gây khó tiêu và kích thích trẻ nôn nhiều hơn.
Bước 5: Để bé nằm nghỉ ngơi ở tư thế gối cao đầu để ngăn chất nôn hoặc thức ăn rơi vào đường hô hấp của bé.
Không cho trẻ uống thuốc chống nôn nếu không được bác sĩ kê đơn. Vì những loại thuốc này có nhiều tác dụng phụ lên trẻ nhỏ.
Nếu trẻ có các dấu hiệu của dị vật đường thở như: nôn trớ, ho khạc nhiều, khó thở, tức ngực hoặc tím tái… mẹ cần mang trẻ đến cơ sở y tế ngay để cấp cứu kịp thời.
Bổ sung đủ nước sau khi trẻ bị nôn trớ
Mẹ nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá nhiều trong 1 bữa.
Các chuyên gia khuyến cáo, mẹ nên cho con ăn 5 bữa 1 ngày, gồm 3 bữa chính (sáng – chiều – tối) và 2 bữa phụ.
Mỗi bữa ăn cần cách nhau ít nhất 2 giờ để đủ thời gian cho dạ dày tháo rỗng, đồng thời không nên ăn no lúc tối muộn để tránh nôn trớ khi ngủ.
Mẹ nên hạn chế cho bé ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, chất đạm và đồ ăn cay nóng. Tăng cường thức ăn ở dạng lỏng như cháo, súp; bổ sung thêm rau củ quả vào chế độ ăn của trẻ.
Nếu bé hoạt động ngay sau khi ăn xong, máu sẽ ưu tiên tuần hoàn đến các cơ quan cần nhiều năng lượng như: não, cơ, bắp. Và hạn chế tưới máu đến hệ tiêu hóa, dẫn đến thức ăn không được tiêu hoá, gây chướng bụng, nôn và đau dạ dày.
Do đó, mẹ nên thiết lập thói quen nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau khi ăn, ngay từ khi còn nhỏ cho bé.
Hiện tượng dị ứng thường chỉ xảy ra khi trẻ tiếp xúc với dị nguyên. Khi phát hiện trẻ dị ứng với loại thực phẩm nào, mẹ nên loại bỏ thực phẩm đó ra khỏi chế độ ăn của trẻ.
Khi trẻ có tiền sử dị ứng hoặc mắc bệnh hen phế quản, mẹ không nên cho bé chơi với chó, mèo, phấn hoa… đồng thời tránh thức ăn dễ gây dị ứng như: sữa, trứng, tôm, cua…
Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ nên tránh thực phẩm gây dị ứng
Nôn trớ là dấu hiệu nhận biết các bất thường về tiêu hóa của trẻ, mà nguyên nhân phổ biến là do thiếu hụt lợi khuẩn. Vì thế, bổ sung lợi khuẩn là rất cần thiết để cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ 3 tuổi.
Dựa trên các nghiên cứu lâm sàng, men vi sinh đa chủng giúp bổ sung nhiều lợi khuẩn cần thiết cho hệ tiêu hóa, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Từ đó tạo ra một hàng rào vững chắc, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa và cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ. Đồng thời, lợi khuẩn kích thích cơ thể tiết ra enzyme phân giải chất béo và chất đạm; hạn chế trẻ bị đầy hơi chướng bụng gây nôn.
Hiện nay, BioAmicus Complete là dòng men vi sinh 10 chủng đầu tiên, có tác dụng tiêu diệt các hại khuẩn, tái lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời, tăng cường tiêu hóa thức ăn, cải thiện đáng kể tình trạng đầy bụng, khó tiêu và nôn trớ. Sản phẩm đã có mặt tại 3000 nhà thuốc và bệnh viện, được các chuyên gia y tế và bác sĩ tin dùng để hỗ trợ điều trị nôn trớ ở trẻ 3 tuổi.
Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Comple hỗ trợ hiệu quả nôn trớ do rối loạn tiêu hóa
Khi phát hiện trẻ nôn trớ có các dấu hiệu sau, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời:
Sau khi nôn, trẻ rất mệt và nhạy cảm với mùi thức ăn, do đó không nên cho trẻ ăn ngay sau khi nôn. Thay vào đó, cho trẻ ăn sau 6 – 8 giờ kết hợp với nghỉ ngơi ít nhất 30 phút sau ăn.
Cha mẹ nên tránh cho bé ăn quá nhiều vào buổi tối, đồng thời ăn sớm ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.
Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ là tình trạng cần quan tâm và giải quyết kịp thời. Nếu mẹ còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay Hotline 1900 63 69 85 để được đội ngũ Dược sĩ hỗ trợ giải đáp trực tiếp. Và đừng quên truy cập Website BioAmicus để cập nhật kiến thức chăm con khoa học mẹ nhé!
Dược sĩ Phạm Trung – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. Là dược sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại nhãn hàng BioAmicus
Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí từ Dược sĩ
Địa chỉ: Số 1 liền kề 12, khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 024.9999.9669
Hotline tư vấn: 1900 636985
Email: info@hunmed.vn
Các bài viết của BioAmicus Việt Nam chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Các sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh