Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ bị sốt đi ngoài, mẹ cần phải làm gì?

Mục lục

Trẻ bị sốt đi ngoài có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nhiễm trùng đường ruột. Xem ngay bài viết dưới đây để xác định nguyên nhân trẻ bị sốt tiêu chảy cũng như cách chăm sóc phù hợp. 

Trẻ bị sốt đi ngoài mẹ cần phải làm gì?

1. Dấu hiệu trẻ bị sốt đi ngoài

Dấu hiệu trẻ bị sốt đi ngoài bao gồm cơn sốt nhẹ hoặc sốt cao, trẻ mệt mỏi, biếng ăn, đi ngoài với phân lỏng có màu vàng hoặc xanh, thậm chí có thể có chất nhầy hoặc máu. 

Trong đó: 

  • Tiêu chảy ở trẻ em là tình trạng đi phân lỏng hơn ba lần mỗi ngày, có thể cao hơn ở trẻ sơ sinh. Tiêu chảy chia thành cấp tính (kéo dài dưới 14 ngày) và mãn tính (kéo dài vài tuần).
  • Sốt ở trẻ em là nhiệt độ cơ thể từ 38°C trở lên. Trong đó, sốt 38-39°C là sốt nhẹ, sốt 39-40°C là sốt vừa, sốt trên 40°C là sốt nặng . Vì thân nhiệt trẻ em cao hơn người lớn, mẹ nên dùng nhiệt kế để kiểm tra.

Ngoài ra, trẻ sốt cao có thể có biểu hiện co giật. Nếu trẻ mất nước nhiều, các triệu chứng như tiểu ít, môi khô và mắt trũng có thể xuất hiện.

2. Nguyên nhân trẻ bị sốt đi ngoài

Trẻ bị sốt đi ngoài có thể do nhiều nguyên nhân, như thay đổi sinh lý, nhiễm virus, vi khuẩn hoặc các yếu tố khác. Dưới đây là những nguyên nhận phổ biến nhất.

2.1. Trẻ sốt đi ngoài mọc răng

Trẻ trong giai đoạn mọc răng có thể đi kèm sốt và đi ngoài, dân gian gọi là "đi tướt mọc răng". Đi kèm với đó, con thường xuyên chảy nước dãi, đau nướu, ngứa lợi, quấy khóc hoặc nhay, nghiến vú mẹ mỗi khi bú.

Trẻ thường xuyên nuốt nước bọt, enzym kích thích đường ruột khiến con đi tướt. Răng nhú lên từ khung hàm, chèn ép vào nướu, làm nứt lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây sưng, viêm lợi và sốt. Đồng thời, trong giai đoạn này, trẻ bắt đầu ăn thực phẩm mới cũng dễ khiến con bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống.

Nếu sốt kéo dài hơn 2-3 ngày hoặc tiêu chảy kéo dài, mẹ nên đưa trẻ đi bác sĩ.

trẻ bị sốt đi ngoài do mọc răng

Trẻ bị sốt đi ngoài do mọc răng

2.2. Trẻ sốt virus kèm đi ngoài

Trẻ bị sốt virus, sốt siêu vi có thể mắc kèm tiêu chảy. Ngược lại, một số chủng virus gây tiêu chảy cấp tính thường dẫn tới sốt do nhiễm trùng. Dưới đây là một số loại virus thường gặp nhất:

  • Rotavirus: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu chảy nặng và sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Rotavirus dễ lây lan thành dịch qua tiếp xúc với các bề mặt hoặc thực phẩm bị nhiễm bẩn.

  • Norovirus: Loại virus này thường gây ra các đợt tiêu chảy, nôn mửa và sốt ngắn hạn, thường bùng phát trong các môi trường đông đúc như trường học.

  • Adenovirus: Virus này gây ra nhiều triệu chứng bao gồm sốt, tiêu chảy và viêm đường hô hấp. Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu dễ bị nhiễm adenovirus.

  • Astrovirus: Gây ra tình trạng tiêu chảy nhẹ và sốt, thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo.

2.3. Trẻ mắc bệnh lỵ

Trẻ bị kiết lỵ có thể đau bụng quặn, tiêu chảy lỏng có máu, nôn mửa, mệt mỏi kèm theo sốt.

Các chủng vi khuẩn chủ yếu gây bệnh bao gồm Shigella, Campylobacter, Salmonella. Chúng có trong thực phẩm bẩn và môi trường nấu nướng không vệ sinh, lây lan qua phân, chất nôn và cần được nhập viện để điều trị.

đi ngoài ra máu kèm sốt

Trẻ mắc kiết lỵ có thể sốt, đi ngoài ra máu

2.4. Trẻ mắc bệnh tả

Bệnh tả là nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn Vibrio cholerae, lây qua thức ăn hoặc nước. Trẻ nhỏ, nhất là dưới 5 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh tả và dễ gặp biến chứng nguy hiểm nhất.

Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ vài giờ đến 5 ngày, với triệu chứng bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc 3. Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh tả là "miệng nôn trôn tháo", tức là nôn và tiêu chảy nhiều lần, phân có màu trắng lờ như nước vo gạo. Ban đầu, trẻ có thể nôn ra thức ăn, sau đó chỉ nôn ra nước.

Trẻ mắc bệnh tả ít khi sốt. Nếu có chỉ là sốt nhẹ. Do đó, nếu trẻ mắc bệnh tả kèm sốt, rất có thể con đã gặp phải những tổn thương khác tại đường ruột.

2.5. Viêm ruột

Viêm ruột gây tổn thương đường ruột, dẫn đến sốt và kém hấp thu. Khi không hấp thụ tốt, trẻ sẽ bị tiêu chảy với phân sống và mùi chua. Ngoài ra, trẻ cũng có biểu hiện nôn mửa, đau bụng, buồn đi vệ sinh ngay sau khi ăn...

Một hội chứng viêm ruột nguy hiểm ở trẻ nhỏ là viêm ruột thừa. Bắt đầu bằng những cơn đau bụng quanh rốn, viêm ruột thừa gây sốt và tiêu chảy nhẹ trong những ngày đầu tiên rồi nhanh chóng biến chứng nặng, và có nguy cơ vỡ ruột thừa khi không được cấp cứu kịp thời.

viêm ruột gây sốt tiêu chảy ở trẻ

Trẻ bị viêm ruột có thể sốt kèm tiêu chảy nhẹ và đau quặn bụng

3. Cách xử trí khi trẻ bị nóng sốt kèm tiêu chảy

Tùy vào từng trường hợp, mẹ có thể áp dụng các cách xử lý khác nhau. Sau đây là một vài gợi ý dành cho mẹ.

3.1. Hạ nhiệt độ cho trẻ

Giữ nhiệt độ bình thường cho trẻ là rất quan trọng, vì vậy việc đầu tiên mẹ cần làm là hạ sốt cho trẻ. Để hạ nhiệt cho trẻ bị sốt và tiêu chảy, mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt như paracetamol với liều khoảng 10-15 mg/kg, cách 6-8 giờ/lần. Ngoài ra, mẹ có thể tắm cho trẻ bằng nước ấm, đảm bảo trẻ uống đủ nước, và mặc đồ thoáng mát. Chườm khăn ấm lên trán hoặc nách cũng rất hiệu quả.

Lưu ý: Chỉ dùng thuốc khi trẻ sốt trên 38,5 độ, vì cơ địa trẻ có thể sốt nhanh lên tới 39-40 độ. Mẹ cũng không nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ sốt. Vì điều này không tăng hiệu quả mà còn có thể gây tác dụng phụ như kích ứng dạ dày, tổn thương gan...

nên ưu tiên hạ sốt cho trẻ

Nhanh chóng hạ sốt cho trẻ là ưu tiên hàng đầu

3.2. Bù nước, điện giải cho trẻ

Cả sốt và tiêu chảy đều gây mất nước, điện giải. Điều này rất nguy hiểm vì nước chiếm tới ⅔ trọng lượng cơ thể.

Do đó, mẹ cần bổ sung nước và điện giải ngay lập tức để giúp trẻ phục hồi sức khỏe. Dịch cần bổ sung có thể chia là làm 2 nhóm: Các dung dịch muối( Oresol, các nước muối,...) và dung dịch không chứa muối( nước sạch, nước ép,...)

Đối với Oresol, mẹ nên pha dung dịch Oresol theo đúng tỷ lệ và độ tuổi, cho trẻ uống từ từ. Oresol thường được khuyến nghị cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, nhưng trẻ dưới 2 tuổi cũng có thể dùng nếu có chỉ định của bác sĩ.

Mẹ cũng cần chú ý đến nhu cầu nước hàng ngày của trẻ. Đối với trẻ bú mẹ, tiếp tục cho trẻ bú thường xuyên và lâu hơn theo nhu cầu. Đối với trẻ lớn hơn, ngoài oresol, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước sạch.

Lưu ý: Nên cho trẻ uống nước và Oresol theo từng ngụm nhỏ và thường xuyên theo dõi các dấu hiệu mất nước của trẻ.

3.3. Đảm bảo đủ dinh dưỡng

Để ngăn ngừa suy dinh dưỡng khi trẻ bị sốt đi ngoài, mẹ cần đảm bảo trẻ nạp đủ lượng năng lượng cần thiết qua thực phẩm:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Bổ sung 100-200 kcal/kg cân nặng/ngày
  • Trẻ 1-5 tuổi: Bổ sung 1100-1500 kcal/ngày
  • Trẻ 5-18 tuổi: Bổ sung 1500 - 2400 kcal/ngày

thực đơn đảm bao dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy

Đảm bảo thực đơn đầy đủ dinh dưỡng khi bé bị tiêu chảy

Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nên cho bé bú mẹ nhiều lần trong ngày, vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng, vừa bổ sung cân nặng. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể tăng số bữa ăn và cho trẻ thực phẩm dễ tiêu như gạo, cháo, thịt nạc, cá và rau củ nấu chín.

Lưu ý: Tránh cho trẻ ăn những thực phẩm nhiều đường, chất béo và cay để không làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. 

3.4. Bổ sung kẽm 

Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể bổ sung kẽm khi bị tiêu chảy. Liệu trình bao gồm 10-20 mg kẽm/ngày trong 10-14 ngày. Kẽm giúp cải thiện hệ miễn dịch và có thể được lấy từ thực phẩm như thịt, hải sản và đậu, hoặc qua viên uống bổ sung kẽm.

3.5. Bổ sung men vi sinh

Sau một đợt sốt và tiêu chảy, mẹ có thể bổ sung men vi sinh để nhanh chóng khôi phục hệ vi sinh đường ruột cho trẻ. Men vi sinh đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm thời gian mắc tiêu chảy và hạn chế triệu chứng trong 24 giờ đầu tiên.

Các chuyên gia khuyên dùng men vi sinh đa chủng để nhanh chóng xây dựng một hệ vi sinh đa dạng, hỗ trợ cải thiện tiêu chảy và các vấn đề mắc kèm như kém hấp thu, chán ăn. Một lựa chọn nổi bật là Men 10 chủng BioAmicus Complete - sản phẩm men vi sinh 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam.

có men 10 chủng hết lo tiêu chảy

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện tiêu chảy

4. Trẻ bị sốt kèm tiêu chảy bao lâu thì hết? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Thời gian điều trị sốt và tiêu chảy ở trẻ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cách chăm sóc của mẹ và thể trạng của từng bé. Thông thường, trẻ sẽ hết sốt sau 1-2 ngày. Trong khi đó, triệu chứng tiêu chảy thường cải thiện sau 5-7 ngày. 

Trẻ bị sốt đi ngoài cần được theo dõi cẩn thận, vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Nếu trẻ có những biểu hiện sau đây mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời:

  • Trẻ sốt cao, uống thuốc hạ sốt không khỏi
  • Trẻ bị mất nước nghiêm trọng có những biểu hiện như tiểu ít, môi khô,...
  • Trẻ bị tiêu chảy kéo dài hơn 2 tuần
  • Trẻ đi ngoài ra máu
  • Trẻ sụt cân nghiêm trọng (5% cân nặng ban đầu trở lên)

Hy vọng bài viết "Trẻ bị sốt đi ngoài, mẹ cần làm gì?" đã trang bị đầy đủ kiến thức cho mẹ dễ dàng xử lý tình huống trên. Nếu còn thắc mắc, mẹ có thể gọi hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để nhận hỗ trợ từ đội ngũ dược sĩ.



Bài viết liên quan