Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ bị sốt và nôn cảnh báo bệnh lý nguy hiểm gì?

Mục lục

Trẻ bị sốt và nôn thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu cả hai tình trạng này cùng xuất hiện thì rất có thể là cảnh báo của một số bệnh lý. Mẹ đừng bỏ qua bài viết này để hiểu rõ hơn các triệu chứng và xử lý đúng cách khi con gặp phải tình trạng này.

trẻ bị sốt và nôn

1. Các triệu chứng của trẻ bị sốt và nôn

Một số biểu hiện kèm theo khi trẻ bị sốt và nôn cảnh báo các bệnh lý ở trẻ mẹ cần chú ý như sau

1.1 Trẻ sốt 38-39 độ kèm nôn

Thân nhiệt của trẻ thường cao hơn người lớn, do đó việc trẻ bị sốt là tình trạng thường thấy ở bất kỳ gia đình nào đang nuôi con nhỏ. Tuy nhiên việc trẻ bị nôn sốt diễn ra liên tục và sau 24-48 giờ không hết thì rất có thể bé đã bị nhiễm trùng tiêu hóa.

Bên cạnh trẻ bị sốt và nôn thì tiêu chảy, mất nước cũng là triệu chứng hay gặp phải khiến cơ thể bị mất điện giải và phải lập tức có biện pháp bù nước thích hợp.

Ngoài ra khi trẻ sốt 39 độ kèm nôn thì mẹ có thể nghĩ đến trường hợp bé đang mọc răng. Lúc này nướu răng của bé sẽ sưng đỏ và quá trình viêm diễn ra khiến bé bị sốt, sốt cao kích thích phản ứng nôn và thường không bị tiêu chảy.

Một số dấu hiệu khác của trẻ bị sốt và nôn do mọc răng là chảy dãi, hay cắn đồ vật, lười ăn…

Cách xử trí trẻ bị nôn sốt

– Trong trường hợp bé sốt mọc răng thì mẹ hãy xử trí bằng cách cho bé ăn các thức ăn mềm, chú ý vệ sinh răng miệng và lau sạch nướu sau khi cho bé ăn hoặc bú. Cần cho bé uống nhiều nước để hỗ trợ hạ nhiệt. Sốt mọc răng sẽ nhanh chóng hết trong vài ngày nên mẹ không cần quá lo lắng.

– Nếu bé nhiễm trùng đường tiêu hóa, lúc này cơ thể sẽ bị mất nước qua nhiều đường như: Sốt, nôn, tiêu chảy… nên điều đầu tiên mẹ cần làm là bổ sung thêm nước và vitamin cho bé, đặc biệt là dung dịch oresol bù điện giải. Mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới các cơ sở y tế khi các triệu chứng không có dấu hiệu giảm trong vòng 24-48 giờ.

triệu chứng trẻ bị sốt và nôn

1.2. Trẻ bị sốt ăn vào là nôn

Việc trẻ ăn vào là nôn và kèm theo sốt là dấu hiệu của bé đã bị ngộ độc thực phẩm. Một số thực phẩm lạ hoặc không đảm bảo vệ sinh chứa nấm mốc, vi khuẩn sẽ khiến đường ruột bé nhạy cảm và phản ứng nôn diễn ra để tống hết những tác nhân ra ngoài. Khi các tác nhân này được nôn hết ra ngoài thì sẽ từ từ hồi phục và không còn tình trạng trẻ bị sốt ăn vào là nôn nữa.

Điều mẹ cần làm là đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch sẽ khi chế biến các món ăn cho bé. Trường hợp không may bé bị ngộ độc thực phẩm thì mẹ chỉ nên cho bé ăn cháo loãng cho đến khi bụng dạ bé ổn định trở lại.

1.3. Trẻ bị nôn sốt đi ngoài

Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa ở trẻ là việc trẻ bị sốt và nôn kèm triệu chứng đi ngoài diễn ra với tần suất nhiều lần trong vòng 24 giờ.

Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa dẫn đến trẻ nôn sốt đau bụng và đi ngoài phổ biến như:

– Bé ngậm tay hoặc các đồ vật nhiễm bẩn khiến vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa.

– Viêm ruột, viêm dạ dày do virus.

– Ngộ độc thực phẩm

– Khi bé thay đổi thực đơn ăn dặm hoặc đổi loại sữa.

Mẹ nên tập cho bé thói quen không ngậm tay hay ngậm các đồ vật xung quanh. Nếu đổi món hoặc đổi loại sữa cần thực hiện từ từ, đổi từng chút một để bụng bé quen dần với hương vị mới. Tuyệt đối không cho bé ôm ấp thú cưng khi chúng bị ốm bởi đó có thể là nguồn lây bệnh cho trẻ.

1.4. Trẻ sốt nôn ra máu

Trẻ bị sốt và nôn ra máu là tình trạng thường gặp trong các bệnh lý phổ biến như:

– Sốt xuất huyết: Đây là bệnh khá nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời và có cách điều trị phù hợp. Các triệu chứng ban đầu có thể gặp là sốt cao, xanh xao, đau bụng, đi vệ sinh phân đen. Khi làm xét nghiệm máu thì mức tiểu cầu của bé sẽ sụt giảm nhanh và nặng hơn có thể dẫn tới nôn ra máu. Do đó, bố mẹ cần chú ý khi tự điều trị tại nhà, tuyệt đối không để trẻ bị sốt và nôn ra máu vì sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

– Đau dạ dày: Nhiều bậc cha mẹ có con bị đau bụng, sốt và nôn sẽ nghĩ đến bé bị rối loạn tiêu hóa nhưng thực tế đây có thể là dấu hiệu của đau dạ dày. Điển hình của đau dạ dày là trẻ bị sốt và nôn ra máu khi bé bị xuất huyết dạ dày trong trường hợp bệnh lý này tiến triển nặng.

– Lạm dụng thuốc hạ sốt: Trẻ nhỏ thường hay bị sốt và việc sử dụng thuốc hạ sốt tại nhà cho các bé là điều khá phổ biến. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều sẽ khiến trẻ bị xuất huyết tiêu hóa và hậu quả là bé nôn ra máu.

Khi bé bị sốt, cần kết hợp dùng thuốc hạ sốt và các biện pháp khác như lau bằng khăn ấm, uống nhiều nước, tuyệt đối không được sử dụng hạ sốt quá liều. Trường hợp trẻ bị sốt và nôn ra máu thì bố mẹ cần liên hệ chuyên gia để được hỗ trợ kịp thời.

1.5. Trẻ sốt nôn mật vàng

Trẻ bị sốt và nôn ra mật vàng thì dịch nôn rất có thể là dịch mật. Phần lớn nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là bé bị viêm dạ dày do virus.

Ngoài ra, bé nôn ra dịch vàng cũng có thể do nguyên nhân bé bị sỏi mật. Dấu hiệu nhận biết rất đơn giản là ngoài nôn dịch vàng bé sẽ kèm theo các triệu chứng biếng ăn, táo bón đau bụng…

Mẹ hãy xử trí đúng cách và tuyệt đối không sử dụng thuốc ngừa tiêu chảy vì lúc này tiêu chảy là phản ứng tống virus ra khỏi cơ thể. Dùng thuốc cầm tiêu chảy vô tình cản trở quá trình này khiến bệnh kéo dài và nặng hơn. Bên cạnh đó, khi trẻ bị sốt và nôn, mẹ hãy bổ sung điện giải và nước đầy đủ, có thể dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị vi khuẩn nếu bé bị nhiễm khuẩn.

Cần giữ vệ sinh sạch sẽ tay, chân và không gian xung quanh phòng của bé. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm và cho bé tiêm phòng vacxin theo đúng lịch.

trẻ sốt nôn trớ

Trẻ sốt nôn ra mật vàng do viêm dạ dày hoặc bệnh sỏi mật

1.6 Trẻ sốt phát ban nôn trớ

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ thường kéo dài từ 7-14 ngày. Trước đó sẽ có thời gian ủ bệnh khoảng 7 ngày. Bé bị sốt phát ban mức độ nhẹ sẽ không có biểu hiện nghiêm trọng nhưng nếu diễn tiến bệnh nặng hơn thì sẽ có hiện tượng trẻ sốt phát ban nôn trớ kèm theo đau đầu, tiêu chảy nhẹ, mệt mỏi, sưng phù và nổi mẩn đỏ.

Mẹ nên nới lỏng quần áo cho bé và chườm khăn ấm khi trẻ sốt phát ban nôn trớ. Bé sốt cao có thể dùng thuốc hạ sốt dạng uống hoặc dạng đặt hậu môn. Bổ sung thêm nước hoa quả, oresol. Không để bé tiếp xúc với nước lạnh để tránh các nốt phát ban để lại vết thâm.

1.7. Trẻ bị sốt ho và nôn

Trẻ bị sốt ho và nôn thường gặp nhất khi bé bị cảm cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp. Hệ hô hấp ở trẻ thường khá yếu ớt và nhạy cảm với thời tiết cũng như các tác nhân ngoại cảnh, điều này không quá đáng lo bởi khi bé lớn lên sẽ giảm dần tình trạng này.

Chính vì vậy, khi trẻ bị sốt và nôn có kèm theo ho thì mẹ cũng không nên quá lo lắng, chỉ cần vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối và rửa sạch các chất nhầy, dịch bẩn thì các triệu chứng này sẽ nhanh chóng biến mất.

1.8. Trẻ nôn sốt đau đầu

Đau đầu không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ con cũng thường hay gặp phải. Theo thống kê, có 5% trẻ em bị đau nửa đầu, xuất hiện ở các bé dưới 4 tuổi. Đau đầu ở trẻ em thường đi kèm với các triệu chứng khác như ho, sốt, sổ mũi,…Trẻ nôn sốt đau đầu thường là dấu hiệu của bé đang bị cảm cúm hoặc viêm họng. Nếu triệu chứng chỉ là trẻ bị sốt và nôn kèm đau đầu liên tục nhiều lần trong ngày thì mẹ cần lập tức liên hệ với nhân viên y tế hoặc đưa bé đến bệnh viện vì có thể bé đã mắc các bệnh lý liên quan đến thần kinh và não bộ.

2. Lưu ý đặc biệt khi trẻ bị sốt và nôn

Nuôi con là một hành trình và đòi hỏi sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, đặc biệt là trong những năm tháng đầu tiên của cuộc đời sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới những chặng đường kế tiếp của con.

Trong quá trình đó, việc con ốm, ho, mệt mỏi hay trẻ bị sốt và nôn là điều bố mẹ sẽ phải đối mặt thường xuyên, nhất là trong độ tuổi dưới 3 tuổi. Một số lưu ý bố mẹ cần đặc biệt chú ý sau đây:

– Khi chưa hỏi ý kiến của chuyên gia hoặc chưa thăm khám thì không nên tự ý dùng thuốc, đặc biệt là các thuốc cần chỉ định của bác sĩ cho trẻ. Lạm dụng thuốc hoặc sử dụng sai thuốc sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe bé cũng như liệu pháp điều trị của bác sĩ.

– Mẹ có thể lựa chọn sử dụng men vi sinh cho con để hỗ trợ giảm tình trạng nôn của bé rất nhanh chóng mà còn có thể dự phòng các tác dụng phụ của kháng sinh.

trẻ bị sốt và nôn

Bé bị sốt và nôn mẹ không được chủ quan

Có thể mẹ quan tâm:

Trẻ 1 tuổi hay bị nôn trớ: 5 lý do và cách khắc phục

Sử dụng thuốc chống nôn cho trẻ mẹ cần lưu ý gì?

3. Men vi sinh BioAmicus Complete – Giải pháp giảm nôn trớ toàn diện

Men vi sinh BioAmicus Complete là dòng men của hãng dược phẩm đến từ Canada bổ sung tới 10 chủng lợi khuẩn chỉ trong 1 liều dùng, giúp bé nhanh chóng ổn định đường tiêu hóa.

Men vi sinh khi đi vào đường ruột, muốn tới đích đại tràng thì phải trải qua sự tác động của acid dạ dày và enzyme tiêu hóa, do đó lượng lợi khuẩn được khuyến cáo là 10^8 CFU/liều để tạo ra tác dụng. Với BioAmicus Complete chứa tới 10^9 CFU/liều vừa giúp bổ sung đủ lượng theo khuyến cáo vừa giúp dự phòng lợi khuẩn đường ruột.

Sự có mặt của 10 chủng men thuộc 2 nhóm thiết yếu Bifidobacterium và Lactobacillus giúp đẩy nhanh hồi phục niêm mạc ruột và hỗ trợ tăng cường đề kháng đường tiêu hóa.

Men vi sinh BioAmicus đã phủ rộng ở 30 quốc gia trên thế giới bao gồm cả những thị trường khắt khe như Mỹ, Nhật,…và được hàng triệu bà mẹ tin dùng cũng như cho phản hồi tốt về tác dụng.

Men vi sinh BioAmicus Complete

Men vi sinh BioAmicus hỗ trợ phòng ngừa nôn trớ ở trẻ

Trong trường hợp các triệu chứng của bé nặng và dài ngày không khỏi, hãy lập tức đưa bé tới các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

4. Khi nào cần đưa trẻ đi khám

Trẻ bị sốt và nôn kèm theo các triệu chứng như tiêu chảy nặng, nôn liên tục trong vòng 24h không có dấu hiệu giảm, đau đầu, lờ đờ, ngủ gà và cơ thể mỏi mệt thì bố mẹ cần lập tức đưa bé đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Với những kiến thức được cung cấp qua bài viết, hy vọng các bố mẹ thông thái sẽ tích lũy thêm được kinh nghiệm trong việc chăm sóc và dành những điều tốt đẹp nhất cho con. Đừng để việc trẻ bị sốt và nôn trở thành nỗi ám ảnh, hãy thật sáng suốt lựa chọn những sản phẩm chất lượng và chăm con một cách khoa học. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay hotline 1900 63 69 85 để nhận hỗ trợ chi tiết từ Dược sĩ chuyên môn. Hoặc truy cập Website của Bioamicus để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích trong hành trình nuôi con khôn lớn nhé.

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/viral-gastroenteritis/symptoms-causes/syc-20378847



Bài viết liên quan