Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Mẹ muốn tìm các loại rau phù hợp cho bé bị tiêu chảy vì muốn bổ sung chất xơ và giúp cầm tiêu chảy nhưng không biết nên chọn loại rau nào? Tham khảo ngay bài viết “Trẻ bị tiêu chảy nên ăn rau gì, tránh ăn rau gì" để có thêm thông tin hữu ích.
Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn phù hợp với tình trạng của trẻ. Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng mà mẹ có thể tham khảo.
Ngoài ra, mẹ có thể cho bé uống men vi sinh vào trước khi ăn sáng. Men vi sinh giúp cung cấp các chủng lợi khuẩn cần thiết, hỗ trợ ổn định nhu động ruột, hạn chế các triệu chứng của tiêu chảy, giúp rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ.
Hiện nay, các chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng các sản phẩm men vi sinh đa chủng như Men 10 chủng BioAmicus, giúp cung cấp lợi khuẩn đa dạng hơn, tác dụng vượt trội hơn cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn rau ngó, rau sam, củ cải đường, lá mơ lông, các loại bí củ... Đây là những loại rau chứa nhiều chất xơ không hòa tan, lành tính, cung cấp vitamin, muối khoáng và các chất kháng khuẩn, chống viêm, hỗ trợ trẻ phục hồi nhanh chóng.
Rau ngót là thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa protein thực vật, sắt và chất xơ không hòa tan, giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu và phù hợp với người bị tiêu chảy. Nhờ các hợp chất tự nhiên có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn, rau ngót giúp làm dịu đường ruột và hỗ trợ quá trình hồi phục. Đặc biệt, hàm lượng vitamin A và C cao trong rau ngót giúp tái tạo niêm mạc ruột bị tổn thương, tăng cường hệ miễn dịch và bổ sung năng lượng cho cơ thể.
Khi bị tiêu chảy, có thể chế biến rau ngót thành các món canh hoặc cháo để dễ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.
Rau ngót nấu thịt lợn - Món ngon lành mát cho trẻ tiêu chảy
Mời mẹ xem thêm: Bé bị tiêu chảy ăn rau ngót được không?
Cà rốt nấu chín thành canh mềm, dễ tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất mà không gây khó khăn cho dạ dày và ruột, đồng thời hỗ trợ làm dịu hệ tiêu hóa và cải thiện tình trạng tiêu chảy. Nhờ chứa nhiều pectin – một loại chất xơ hòa tan, cà rốt giúp làm đặc phân và kiểm soát tình trạng tiêu chảy hiệu quả.
Ngoài ra, loại củ này còn giàu vitamin A, C, kali và các khoáng chất quan trọng, giúp tăng cường sức đề kháng, bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể. Cà rốt nấu chín có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa, giúp giảm co thắt dạ dày, hỗ trợ làm dịu đường ruột và giảm đau bụng khi tiêu chảy.
Nước ép táo kết hợp với cà rốt là một thức uống dễ tiêu hóa, giàu vitamin và khoáng chất. Canh cà rốt cũng là một lựa chọn tuyệt vời.
Rau sam (Portulaca oleracea) có tác dụng chống tiêu chảy do vi khuẩn nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Cơ chế này có thể liên quan đến việc điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột và chuyển hóa phân.
Loại rau này rất giàu axit phenolic, flavonoid, alkaloids và polysaccharides, hỗ trợ ổn định như động ruột. Rau sam cũng chứa hàm lượng cao vitamin C và nhiều dưỡng chất quan trọng khác, hỗ trợ tăng cường khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, rau sam chứa nhiều chất nhầy, có tác dụng làm dịu đường tiêu hóa, giúp giảm kích ứng và hỗ trợ phục hồi niêm mạc ruột.
Rau sam là một vị thuốc dân gian được sử dụng để hỗ trợ điều trị tiêu chảy nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Một bài thuốc phổ biến là dùng 100g rau sam khô kết hợp với 100g cỏ sữa, rửa sạch rồi đun với 400ml nước. Khi nước sắc còn khoảng 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Nếu có triệu chứng đi ngoài ra máu, có thể thêm 20g cỏ nhọ nồi để tăng hiệu quả.
Rau sam - Bài thuốc trị tiêu chảy cho bé
Củ cải đường là một nguồn cung cấp chất xơ hòa tan và không hòa tan tuyệt vời, giúp nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong ruột già. Các vi khuẩn này lên men chất xơ, tạo ra các axit béo chuỗi ngắn (như butyrate,...) giúp duy trì niêm mạc ruột khỏe mạnh và làm giảm viêm nhiễm trong đường ruột.
Củ cải đường cũng chứa các hợp chất betalain có tác dụng chống viêm, giúp làm dịu viêm nhiễm trong ruột và dạ dày, giảm đau bụng và co thắt khi tiêu chảy. Ngoài ra, củ cải đường còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, hỗ trợ quá trình phục hồi cơ thể trong thời gian bị tiêu chảy.
Mẹ có thể cho trẻ uống nước ép hoặc chiết xuất từ củ cải đường hoặc nấu củ cải đường thành canh và nấu nhừ để giúp trẻ dễ tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Bí ngòi là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, vitamin A, C, K, axit folic và các khoáng chất như sắt, magie, canxi và kali.
Chất xơ hòa tan trong bí ngòi giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong ruột, từ đó tạo ra axit béo chuỗi ngắn (SCFA) để nuôi dưỡng tế bào ruột, giảm viêm và hỗ trợ điều trị các triệu chứng rối loạn đường ruột. Khi gọt vỏ bí ngòi lượng chất xơ không hoà tan sẽ giảm, giúp tránh kích thích ruột đặc biệt là trong giai đoạn tiêu chảy cấp.
Bí ngòi và bí xanh đã gọt vỏ có thể chế biến thành nhiều món ăn dễ tiêu hóa, rất phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy. Mẹ có thể nấu canh bí ngòi với thịt băm hoặc xương hầm, cháo bí xanh nấu với gạo, bí ngòi xào trứng,...
Cháo bí ngòi xanh cho trẻ bị tiêu chảy
Ngọn măng tây chứa một loại Prebiotics đặc biệt có tên là inulin, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột cho trẻ bị tiêu chảy. Chúng giúp thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, giảm khí và khó chịu trong bụng.
Bên cạnh đó, măng tây còn chứa nhiều flavonoid như quercetin, isorhamnetin và kaempferol, giúp bảo vệ tế bào khỏi tác hại và giảm viêm. Măng tây cũng cung cấp kali tốt, giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Ngọn măng tây có thể chế biến thành nhiều món ăn dễ dàng và bổ dưỡng. Mẹ có thể xào măng tây với tỏi, luộc măng tây hay nấu canh măng tây nấu với thịt gà hoặc xương heo
Bí ngô là một nguồn thực phẩm rất bổ dưỡng chứa nhiều protein, carbohydrate, carotenoid, vitamin và khoáng chất.
Ngoài ra, bí ngô cũng là nguồn cung cấp kali tuyệt vời, giúp cân bằng điện giải cho cơ thể.
Sinh tố, súp và món hầm từ bí ngô là những món ăn dễ tiêu hóa và rất tốt cho sức khỏe.
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn bí đỏ bổ sung các chất dinh dưỡng
Mời mẹ xem thêm: Trẻ bị tiêu chảy có nên ăn bí đỏ?
Bắp cải chứa các chất chống oxy hóa như sulforaphane, kaempferol,... giúp giảm viêm hiệu quả. Bắp cải còn rất giàu chất xơ hòa tan, có tác dụng tăng cường sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột (như Bifidobacteria, Lactobacilli,...). Nhờ đó, hệ tiêu hóa được hỗ trợ và duy trì trong trạng thái khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, bắp cải cũng chứa nhiều kali giúp bổ sung hồi phục khi trẻ bị tiêu chảy.
Bắp cải rất linh hoạt và có thể chế biến theo nhiều cách như hấp, luộc, xào, nướng, hoặc ăn sống trong các món salad. Mẹ cũng có thể dùng lá bắp cải thay thế bánh tortilla hoặc bánh mì sandwich để giảm carbs và calo, đồng thời bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn.
Lá mơ lông được sử dụng rộng rãi ở Châu Á và Đông Nam Á để điều trị các vấn đề về tiêu hóa, như đau bụng, chuột rút, đầy hơi và tiêu chảy kiết lỵ. Lá có tính chất kháng viêm, kháng khuẩn, giúp giảm vi khuẩn có hại trong đường ruột, hỗ trợ điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó, lá mơ lông cũng cung cấp vitamin C, các chất chống oxy hóa và một lượng nhỏ chất xơ hòa tan, giúp phục hồi cơ thể sau khi bị tiêu chảy.
Lá mơ lông có thể chế biến thành nhiều món ăn chữa tiêu chảy đơn giản và hiệu quả. Một trong những cách là món hấp gừng, trứng và lá mơ lông, giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, nước ép lá mơ lông cũng được coi là chất làm se tự nhiên rất hữu ích trong việc điều trị tiêu chảy đặc biệt là đối với trẻ em.
Lá mơ lông - Bài thuốc trị tiêu chảy kiết lỵ
Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên tránh cho trẻ ăn những loại rau có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn. Các loại rau như ớt, các loại đậu đỗ, rau muối, hay rau sống nên được hạn chế vì chúng có thể gây kích ứng dạ dày và làm tăng tình trạng đau bụng, đầy hơi
Các thực phẩm được làm từ gia vị nóng như ớt cayenne hoặc ớt chứa một thành phần mạnh gọi là capsaicin. Chất này có thể gây kích ứng da và các mô cơ thể, bao gồm cả niêm mạc ruột, khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
Mặc dù một số người có thể chịu đựng được mức độ kích ứng nhẹ, nhưng những người có dạ dày nhạy cảm hơn có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy do capsaicin. Vị cay của ớt có thể gây cảm giác nóng rát và khó chịu ở đường tiêu hóa của trẻ.
Thực tế, ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn. Đậu chứa oligosaccharides, một loại carbohydrate khó tiêu hóa đối với một số người có thể gây đầy hơi và tiêu chảy. Ngoài ra, một số trẻ nhạy cảm hoặc không dung nạp các loại thực phẩm này, dẫn đến rối loạn tiêu hóa và làm tình trạng tiêu chảy nặng hơn.
Ngô nguyên hạt chứa tinh bột và chất xơ không hòa tan, có thể lên men trong ruột, gây đầy hơi và khó chịu. Lớp vỏ cứng của ngô chứa cellulose, một loại chất xơ khó tiêu hóa, có thể kích thích niêm mạc ruột, đặc biệt trong giai đoạn tiêu chảy, làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Rau rền chứa nhiều chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan, giúp tăng khối lượng phân và làm thức ăn đi qua hệ tiêu hóa nhanh hơn. Không những thế, trong y học cổ truyền, rau rền có tính hàn, dễ làm lạnh bụng, gây khó chịu ở đường ruột, vì vậy không phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy đặc biệt là khi hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu.
Trẻ bị tiêu chảy tránh ăn rau dền
Ăn quá nhiều thanh long có thể gây tiêu chảy do hàm lượng chất xơ cao. Đường tự nhiên trong thanh long có thể lên men trong ruột, làm tăng đầy hơi và khiến phân lỏng hơn đặc biệt là đối với những người đang bị tiêu chảy.
Dưa muối có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn vì chứa axit do quá trình lên men gây kích thích niêm mạc dạ dày và ruột.
Hàm lượng muối trong dưa muối cũng rất cao, có thể gây mất cân bằng điện giải đặc biệt khi cơ thể đang mất nước.
Nếu dưa muối không được lên men đủ thời gian hoặc không đảm bảo vệ sinh có thể chứa vi khuẩn có hại như E. coli, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Hơn nữa, dưa muối chứa chất xơ không hòa tan, có thể gây đầy hơi và khó tiêu, không phù hợp với hệ tiêu hóa yếu khi đang bị tiêu chảy.
Rau sống có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng như E. coli, Salmonella, hoặc giun sán, cũng như hóa chất từ quá trình trồng trọt nếu không được rửa sạch kỹ. Khi cơ thể đang bị tiêu chảy và hệ tiêu hóa yếu, những tác nhân này có thể gây tổn thương thêm. Ngoài ra, rau sống còn chứa chất xơ không hòa tan, dễ gây đầy hơi, kích thích ruột, và làm tình trạng tiêu chảy trở nên nặng hơn.
Trẻ bị tiêu chảy không nên ăn rau sống
Khi bị tiêu chảy, trẻ cần ăn những loại rau nấu chín mềm như rau ngót, cà rốt, bí đỏ và khoai lang để hỗ trợ hệ tiêu hóa. Tránh các loại rau sống, rau có tính chất chua, cay hoặc chứa nhiều chất xơ không hòa tan như rau dền, ớt,.... Chế độ ăn này chỉ nên duy trì trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, khi tình trạng đã cải thiện, cần đa dạng hóa khẩu phần ăn để đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển của trẻ.
Hy vọng bài viết "Trẻ bị tiêu chảy nên ăn rau gì, tránh ăn rau gì thì tốt" sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích và chi tiết. Nếu mẹ cần thêm sự trợ giúp hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 636 985 hoặc ghé thăm website BioAmicus để được tư vấn 24/7 bởi đội ngũ dược sĩ chuyên nghiệp.