Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ bị tiêu chảy và nổi mẩn đỏ là do đâu? [Chuyên gia giải đáp]

Mục lục

Trong thời điểm giao mùa, bé rất dễ mắc tiêu chảy. Một số trẻ bị tiêu chảy và nổi mẩn đỏ, khiến cha mẹ lo lắng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này.

Mẹ T.A (Nam Định) hỏi chuyên gia:
“Bé nhà em bị tiêu chảy hai ngày nay, sáng nay lại thấy nổi mẩn đỏ. Bé quấy khóc, bỏ ăn, em không biết phải làm sao. Có phải bé bị dị ứng gì không ạ?”

Chuyên gia trả lời:
“Chào mẹ. Tình trạng bé bị tiêu chảy kèm mẩn đỏ có thể do một số nguyên nhân như dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc các bệnh theo mùa. Để xử lý đúng cách mẹ cần xác định rõ nguyên nhân. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây nhé!”

Trẻ bị tiêu chảy và nổi mẩn đỏ: nguyên nhân và giải pháp

1. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy và nổi mẩn đỏ

1.1. Dị ứng cơ địa

Dị ứng cơ địa có thể khiến trẻ bị tiêu chảy kèm mẩn đỏ, ngứa ở mặt, cổ, bụng, lưng. Những tác nhân gây dị ứng phổ biến bao gồm: khói bụi, phấn hoa, lông thú, hoặc hóa chất từ xà phòng, chất tẩy rửa.

Bệnh dễ tái phát vào mùa xuân, thu. Trẻ có tiền sử gia đình mắc hen suyễn hoặc viêm mũi dị ứng thường dễ mắc hơn.

Nếu trẻ khó thở, sưng môi, lưỡi, mẹ cần chú ý vì có nguy cơ con bị sốc phản vệ.

1.2. Dị ứng thuốc, thức ăn

Dị ứng thuốc hoặc thực phẩm có thể gây tiêu chảy và mẩn đỏ ngay sau khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như sữa, trứng, đậu phộng, hải sản hoặc thuốc mới.

Các triệu chứng khác của dị ứng thuốc, thức ăn bao gồm khó thở, thở khò khè, sốt, ớn lạnh. Trầm trọng hơn, trẻ có thể buồn nôn và nôn nhiều, huyết áp tụt, tim đập nhanh.

Đi ngoài và phát ban do dị ứng thức ăn không phụ thuộc vào mùa và có thể lặp lại nhiều lần nếu bé tiếp tục tiếp xúc với các tác nhân dị ứng.

1.3. Bệnh tay - chân - miệng

Tiêu chảy do bệnh tay - chân - miệng (HFMD) chủ yếu do các enterovirus gây ra, với phát ban là dấu hiệu đặc trưng. Các vết phát ban xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông, không ngứa nhưng có thể có mụn nước. Tùy vào tông màu da, phát ban có thể có màu đỏ, trắng, xám hoặc chỉ xuất hiện dưới dạng các nốt nhỏ. miệng trẻ có vết loét như bị nhiệt.

bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy và nổi mẩn đỏ do bệnh tay-chân-miệng

Bệnh dễ lây lan, thường bùng phát vào mùa hè, đầu thu, và phổ biến ở trẻ em trong nhà trẻ. Trẻ dễ lây nhiễm nhất trong tuần đầu tiên, nhưng virus có thể vẫn tồn tại trong cơ thể lâu sau khi triệu chứng biến mất.

Mặc dù hiếm nhưng biến chứng như viêm màng não hoặc viêm não có thể xảy ra nếu không được điều trị kịp thời.

1.4. Sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh truyền nhiễm do các virus như sởi, thủy đậu gây ra. Virus này ảnh hưởng đến da và hệ tiêu hóa, gây phát ban đỏ và đôi khi gây tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Khác với các nguyên nhân kể trên, đặc trưng của sốt phát ban là tình trạng sốt cao (38-41 độ C).

Bệnh dễ lây lan trong cộng đồng, đặc biệt ở trẻ em chưa tiêm vắc-xin, thường bùng phát vào mùa xuân hoặc mùa hè.

Biến chứng nghiêm trọng của sốt phát ban bao gồm viêm phổi, viêm não, hoặc sốc nếu không được điều trị kịp thời.

Sốt phát ban có thể phòng ngừa qua tiêm vắc-xin.

2. Hướng xử lý khi bé bị đi ngoài, phát ban

Khi trẻ bị tiêu chảy kèm theo phát ban, điều cần thiết là áp dụng các biện pháp xử lý đúng cách để nhanh chóng cải thiện tình trạng và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

2.1. Xác định nguyên nhân

Trước tiên, cần xác định chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy và phát ban để có phương án điều trị phù hợp. Mẹ nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế để xác định rõ nguyên nhân.

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí

2.2. Nhanh chóng bù nước, điện giải

Bù nước cho trẻ hạn chế nguy cơ biến chứng nặng do mất nước

Bù nước, điện giải hạn chế nguy cơ biến chứng nặng do mất nước

Bù nước, điện giải giúp bé tránh được nguy cơ rối loạn điện giải, trụy tim mạch.

Với trẻ còn bú mẹ, hãy tăng số lần bú. Sữa đầu thường có tỷ lệ nước cao hơn.

Với trẻ lớn hơn, cách bù nước, điện giải hiệu quả nhất là uống Oresol. Mẹ nên cho bé uống Oresol sớm ngay trong vòng 4 tiếng đầu khi bé bị tiêu chảy và duy trì bổ sung cho tới khi con ngưng tiêu chảy.

Nếu không có oresol, mẹ có thể bù nước tạm thời cho bé bằng nước cơm, nước trái cây, nước tinh khiết.

2.3. Tìm kiếm các hỗ trợ y tế phù hợp

Mẹ cần tìm kiếm hỗ trợ y tế sớm và phù hợp đối với mỗi nguyên nhân để tránh các biến chứng. Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng với thức ăn hoặc thuốc, cần ngừng ngay và theo dõi tình trạng của trẻ. Nếu trẻ mắc bệnh nhiễm trùng như tay-chân-miệng hay sốt phát ban, cần uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị.

Ngoài các biện pháp trên, bổ sung men vi sinh là một giải pháp hiệu quả để giảm mức độ nghiêm trọng của tiêu chảy, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ phục hồi chức năng tiêu hóa.

BioAmicus Complete được nhiều mẹ bỉm tin dùng nhờ vào công thức chứa 10 chủng lợi khuẩn, cung cấp 1 tỷ lợi khuẩn trong mỗi 5 giọt. Sản phẩm không chỉ giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng tiêu chảy, tăng cường hệ miễn dịch. 

Sử dụng men 10 chủng hỗ trợ tiêu hóa

TPBVSK BioAmicus Complete - Bổ sung 10 chủng lợi khuẩn cho bé

2.4. Chăm sóc da cho trẻ

Để cải thiện tình trạng phát ban, mẹ có thể chăm sóc da của bé bằng việc:

  • Mặc cho con quần áo thoáng mát. Điều này giúp bé thoát mồ hôi nhanh, hiệu quả nhất trong trường hợp bé bị nóng sốt.
  • Giữ vùng da sạch sẽ, khô ráo. Mẹ không nên kiêng tắm cho trẻ. Thay vào đó, hãy vệ sinh da của trẻ hằng ngày bằng các sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ, tránh để mồ hôi hoặc phân dính trên da gây viêm.
  • Sử dụng dưỡng ẩm không có hóa chất để làm dịu da

3. Một số lưu ý cho mẹ

Khi bé bị tiêu chảy và nổi mẩn đỏ, mẹ thường tìm đến các mẹo dân gian. Tuy nhiên, một số mẹo có thể không hiệu quả hoặc thậm chí gây hại cho bé.

  • Lá mơ lông dùng cùng trứng gà có thể tiêu diệt vi khuẩn, nhưng nếu chế biến không đúng cách, có thể gây khó tiêu hoặc kích ứng dạ dày.
  • Quả hồng xiêm xanh chứa tanin, giúp giảm tiêu chảy nhưng lại có vị đắng, khiến trẻ khó uống.
  • Gừng có thể làm chậm nhu động ruột và giảm tiêu chảy, nhưng nếu dùng quá mức, gừng có thể gây kích ứng dạ dày.

Do đó, trong trường hợp bé bị tiêu chảy và nổi mẩn đỏ, không nên tự ý áp dụng các mẹo dân gian kể trên, tránh làm nghiêm trọng hơn tình trạng của trẻ.

Nếu như mẹ thấy bé có các dấu hiệu sau, hãy đưa con đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt:

  • Bé bị tiêu chảy kèm máu hoặc phân có nhày.
  • Bé có dấu hiệu mất nước: môi khô, mắt trũng, tiểu ít, quấy khóc liên tục...
  • Mẩn đỏ lan rộng, sưng phù hoặc kèm sốt cao
  • Bé bỏ bú, lờ đờ, mệt mỏi
  • Trẻ sụt cân hoặc có tiền sử suy dinh dưỡng, cân nặng, chiều cao không đạt chuẩn so với lứa tuổi

Mời mẹ xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn cho bé

Hy vọng bài viết “Trẻ bị tiêu chảy và nổi mẩn đỏ là do đâu” đã giúp mẹ hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy và nổi mẩn đỏ. Để được tư vấn chi tiết hơn mẹ hãy liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để nhận sự hỗ trợ từ đội ngũ dược sĩ nhé. 


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan