Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

[GIẢI ĐÁP CHI TIẾT] Trẻ chậm nói khi nào cần can thiệp

Mục lục

Trẻ chậm nói khi nào cần can thiệp? Đây chắc hẳn là những thắc mắc của các bậc phụ huynh khi thấy bé có dấu hiệu chậm nói. 

Mẹ M.A (Ninh Bình) chia sẻ: Con sắp được 13 tháng tuổi mà chưa biết gọi bà gọi mẹ, mẹ gọi nhiều khi con không thèm quay đầu qua. Chuyên gia cho hỏi liệu con có bị chậm nói không? Trường hợp trẻ chậm nói khi nào cần can thiệp? Có cách nào để bé nói nhiều hơn không? 
Chuyên gia trả lời: "Trường hợp con 13 tháng chưa nói sõi chưa khẳng định chắc chắn là chậm nói. Mẹ không cần quá nôn nóng bởi trẻ từ 16-18 tháng mới bắt đầu nói sõi một số từ thông dụng là chuyện bình thường. Mẹ cần dựa vào nhiều biểu hiện khác để phát hiện sự bất thường về ngôn ngữ ở trẻ. Về khi nào cần can thiệp và can thiệp bằng cách nào thì cần theo dõi thêm để xác định nguyên nhân và mức độ chậm nói ở trẻ.

trẻ chậm nói khi nào cần can thiệp

1. Dấu hiệu chậm nói ở trẻ

Các dấu hiệu chậm nói sẽ cho biết mức độ chậm nói cũng như thể bệnh. Thông thường, mẹ nên cho trẻ đi khám và can thiệp khi con có 1 hoặc nhiều biểu hiện sau:

- Trẻ có vốn từ hạn chế. Theo đó, trẻ 2 tuổi chỉ sử dụng được dưới 10 từ, trẻ 3 tuổi sử dụng dưới 15 từ và không học thêm được từ mới mỗi ngày là trẻ mắc chậm nói. Ngoài ra, việc khó ghi nhớ, nhận ra và nhắc lại các từ vựng quen thuộc như bộ phận trên cơ thể, đồ chơi, gọi bà, mẹ, ba... khi trẻ từ trên 1 tuổi đều là biểu hiện của vốn từ hạn chế.

- Trẻ tương tác với mọi người chỉ bằng cử chỉ, không thích sử dụng lười nói. Con có thể ăn vạ, la hét khi không được đáp ứng chứ nhất quyết không sử dụng lời nói.

- Khó khăn trong việc bắt chước hoặc nhắc lại lời của người lớn. Con đặc biệt không thể bật ra các phụ âm, chủ yếu sử dụng các nguyên âm như a, e, u, o, ơ... Cử động môi cũng như lưỡi gặp khó khăn và thường không có xu hướng bắt chước các trò chu môi, lè lưỡi từ mẹ.

- Không hiểu được hoặc làm theo các yêu cầu của người lớn. Ví dụ như các yêu cầu ngắn "Ăn thôi", "Đi ngủ nhé" hoặc các yêu cầu dài như "Đặt hộ mẹ quyển sách lên bàn", "Vứt rác vào thùng rác nha"...

Như vậy, trường hợp mẹ hỏi phía trên, con chưa biết gọi bà gọi mẹ, nhưng nếu vẫn nghe hiểu tốt, nhận biết được ai là bà, ai là mẹ thì không phải là trẻ chậm nói. Ngược lại, nếu con có thêm các biểu hiện khó khăn khi giao tiếp bằng lời nói, mẹ có thể bắt đầu nghĩ đến việc can thiệp cho trẻ.

2. Nguyên nhân trẻ chậm nói

bác sĩ kiểm tra thính lực tìm nguyên nhân trẻ chậm nói

Bác sĩ khám kiểm tra thính lực, xác định nguyên nhân trẻ chậm nói

Trẻ chậm nói có thể có nhiều nguyên nhân. Trong đó có những nguyên nhân do sinh lý phát triển bình thường ở trẻ, con có thể bắt kịp tốc độ phát triển của các bé khác ngay cả khi mẹ không can thiệp. Song, cũng có một số nguyên nhân mẹ cần lưu ý can thiệp sớm cho bé.

Trẻ chậm nói khi nào cần can thiệp? Đó là khi mẹ thấy trẻ có dấu hiệu chậm nói bởi các nguyên nhân sau đây:

  • Chậm nói do bất thường ở cơ quan phát âm: Chậm nói có thể là dấu hiệu của vấn đề ở miệng, lưỡi hoặc vòm miệng. Trẻ sẽ gặp tình trạng dính khớp (tắt lưỡi) khiến bé gặp nhiều hạn chế trong quá trình tạo ra một số âm thanh nhất định.
  • Suy giảm thính lực, nghe kém: Biểu hiện của tình trạng này là trẻ không nhận ra một người hoặc đồ vật khi mẹ gọi tên chúng nhưng lại nhận ra nếu mẹ sử dụng cử chỉ. Đối với trường hợp này, 
  • Do tâm lý: Có thể do bé được người thân cưng chiều hoặc bị bỏ bê quá mức hay có một biến cố nào đó,.. làm ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến tâm lý của trẻ. 
  • Mắc chứng tự kỷ: Nếu bé mắc bệnh này sẽ có những biểu hiện như: lặp lại cụm từ thay vì tạo cụm từ, thực hiện một hành vi nhiều lần, suy giảm khả năng giao tiếp bằng lời nói.
  • Bất thường tại khu vực chức năng của não: Một số rối loạn thần kinh có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các cơ quan trọng liên quan đến khả năng phát âm của trẻ như loạn dưỡng cơ bắp, bãi não và chấn thương sọ não.

3. Trẻ chậm nói khi nào cần can thiệp

Trẻ chậm nói khi nào cần can thiệp? Với các trường hợp chậm nói đơn thuần, tốt nhất mẹ nên can thiệp trước tuổi lên 3. Ngoài ra tùy nguyên nhân mà mẹ có thể có những thời điểm và các biện pháp khác nhau để can thiệp. Cụ thể như sau:

3.1 Cần can thiệp ngay khi phát hiện bất thường ở các cơ quan

Nếu trẻ chậm nói do dính thắng lưỡi, ba mẹ cần đưa bé đi khám sớm để lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Thông thường trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi trở lên với điều kiện cơ thể khỏe mạnh là đã có thể tiến hành cắt thắng lưỡi.

Nếu nguyên nhân chậm nói xuất phát từ các yếu tố thính lực của bé như bị điếc thì cần phải điều trị nguyên nhân và có biện pháp giáo dục phù hợp, thông thường các phẫu thuật trước 5 tuổi thì việc điều trị cho trẻ rất khả quan.

Ngoài ra các mẹ nên điều trị dứt điểm viêm tai cho bé nếu mắc phải bệnh này và phát hiện sớm viêm não, các bệnh liên quan đến não, phòng ngừa vaccin nếu có thể.

trẻ bị dính thắng lưỡi cần phẫu thuật sớm

Thông thường trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi trở lên là đã có thể tiến hành cắt thắng lưỡi

3.2 Can thiệp thường xuyên và liên tục với trẻ tự kỷ chậm nói

Những biểu hiện đầu tiên của bệnh tự kỷ thường được xuất hiện từ trước năm 3 tuổi của bé. Và chậm nói cũng là một trong những dấu hiệu liên quan đến hội chứng tự kỷ. Tuy nhiên không phải đứa trẻ chậm nói nào cũng đều bị chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ. Trẻ chậm nói tự kỷ ngoài việc hạn chế phát triển ngôn ngữ còn có những dấu hiệu điển hình sau:

  • Trẻ không có phản ứng khi được người khác gọi tên, không chú ý những hướng có phát ra âm thanh, không có cử chỉ hoặc những điệu bộ giao tiếp thường gặp ở lứa tuổi trẻ.
  • Trẻ khi đạt 12 tháng tuổi không thể nói bập bẹ từ ngữ hoặc không có những hành động chỉ vào đồ vật.
  • Trẻ 16 tháng tuổi không thể phát âm ra từ đơn.
  • Thẻ 24 tháng tuổi không thể nói các từ ghép hoặc phát âm không rõ ràng.

Nếu trẻ được chẩn đoán là tự kỷ, cha mẹ cần tích cực can thiệp và việc chăm sóc cho trẻ cần phải làm suốt cả đời.

3.3 Can thiệp với trẻ chậm nói do nguyên nhân tâm lý

Trẻ chậm nói khi nào cần can thiệp? Đó là khi có khủng hoảng tâm lý, các mẹ nên có sự can thiệp ngay chứ không đợi trẻ ít nói hoặc chậm nói rồi mới đưa bé đi khám. Bởi sự can thiệp từ sớm sẽ là một dự phòng rủi ro giúp bé không bị sốc tinh thần, không rơi vào tình trạng lo âu cũng như chữa cho trẻ hết chậm nói. 

Nếu trẻ trước đó đã nói được, sau ngày càng trở nên ít nói, quên từ ngữ mà trước đó đã thành thục, các mẹ cần có biện pháp kích thích bé nói nhiều hơn để rèn luyện được khả năng ghi nhớ và phát âm.

Mời mẹ xem thêm:

4. Các biện pháp can thiệp dành cho trẻ chậm nói

Cha mẹ và người chăm sóc đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ và lời nói của bé. Dưới đây là những biện pháp can thiệp giúp cho trẻ chậm nói cải thiện được khả năng phát âm của mình:

  • Đưa đi khám: Nếu lo lắng về tình trạng chậm nói của bé, mẹ có thể dẫn trẻ đến bệnh viện hoặc phòng khám để được bác sĩ tư vấn chính xác nhất.
  • Liệu pháp ngôn ngữ: Các mẹ nên luyện tập các từ hoặc cụm từ đơn giản với bé để trẻ phát triển ngôn ngữ tốt hơn. 
  • Trò chơi giữa cha mẹ và con: Giờ chơi là cơ hội tuyệt vời để phát triển khả năng nói của trẻ. 
  • Can thiệp qua giao tiếp với con hàng ngày: Các mẹ có thể gia tăng nhận thức và ngôn ngữ cho trẻ bằng cách giao tiếp với con mỗi ngày.
  • Bổ sung Omega-3 DHA giúp xây dựng não bộ cho trẻ: Các mẹ có thể bổ sung DHA cho trẻ từ các thực phẩm tự nhiên.

mẹ chơi cùng và cùng đọc truyện với bé

Giờ chơi là cơ hội tuyệt vời để phát triển khả năng nói của trẻ

Với trường hợp trẻ từ 1 - 3 tuổi, các mẹ có thể bắt đầu cho con tập nói với các thẻ đọc, đọc truyện,... đồng thời bổ sung thêm DHA từ thực phẩm bổ sung cho trẻ. Trong đó, bổ sung DHA là biện pháp kết hợp hữu hiệu mang lại nhiều lợi ích cho bé, đặc biệt là trẻ chậm nói, không chỉ hỗ trợ phát triển về mặt trí tuệ và khả năng ngôn ngữ, mà còn giúp trẻ có một sự phát triển toàn diện về tinh thần, thể chất. 

Ngoài ra, các mẹ có thể tìm hiểu thêm các biện pháp can thiệp dành cho trẻ chậm nói trong bài viết Bé chậm nói phải làm sao.

BioAmicus DHA - DHA tinh khiết, hỗ trợ trí não cho trẻ

Các mẹ cũng có thể sung DHA cho trẻ bằng cách sử dụng sản phẩm BioAmicus DHA - DHA tinh khiết hàm lượng cao, giúp hỗ trợ trí não cho bé. Đối với trẻ sơ sinh việc bổ sung DHA ngay từ những đầu đời sẽ hỗ trợ bé phát triển cả trí não lẫn thị giác. Bên cạnh đó, các bác sĩ thường kê DHA trong các trường hợp bệnh lý như chậm nói, khó đọc, tự kỷ và tăng động giảm chú ý.

Sản phẩm Bioamicus DHA sử dụng nguồn Omega siêu tinh khiết từ EPAX vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe trên thế giới như IFOS 5 sao, tiêu chuẩn GOED, Dược điển Châu Âu. Sản phẩm có hàm lượng triglycerid cao, lên tới 280mg/ml.

Công nghệ “hộp đen” độc quyền giúp khử mùi tanh từ cá kết hợp với hương cam và vị ngọt nhẹ, đem tới vị ngon dẫn đầu thị trường. Đây chắc chắn là giải pháp bổ sung DHA không tanh đáng thử nhất cho bé. 

bioamicus omega-3 dha hỗ trợ trí não cho trẻ

Sản phẩm Bioamicus DHA sử dụng nguồn Omega siêu tinh khiết 

Bài viết trên đây đã giải đáp cho câu hỏi “Trẻ chậm nói khi nào cần can thiệp?”. Mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được thời điểm can thiệp tốt nhất cho trẻ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ ngay BioAmicus để được tư vấn sớm nhất nhé!



Bài viết liên quan