Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ sơ sinh khóc dạ đề khi nào hết? Mẹo xoa dịu trẻ khóc đêm

Mục lục

Khóc là cách giao tiếp duy nhất của trẻ khi đói hoặc không thoải mái. Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ có nhiều cơn khóc kéo dài về ban đêm và không thể được xoa dịu. Đây được gọi là hội chứng khóc dạ đề (Colic). Khóc dạ đề khi nào hết? Có mẹo nào để bé nhanh hết khóc dạ đề không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây.

trẻ sơ sinh khóc dạ đề khi nào hết

Trẻ khóc dạ đề vào ban đêm

Mẹ có thể nhận ra dấu hiệu trẻ sơ sinh khóc dạ đề bằng những cơn khóc đêm liên tục. Em bé dường như khóc mọi đêm mà không có lý do và rất khó để dỗ dành. Một số trẻ khóc nhiều kể từ buổi chiều tối.

Trong khi dân gian đồn đoán hiện tượng khóc đêm là do tâm linh, các bằng chứng khoa học lại chỉ ra hội chứng dạ đề (Colic) có liên quan đến các cơn co thắt ruột bất thường ở trẻ. Các cơn co thắt khiến bé giật mình, đau và khóc ré lên. Trẻ khóc đêm đi kèm biểu hiện nắm chặt tay chân, cong ưỡn người, được cho là có tác dụng làm giảm cơn đau do co thắt.

Những yếu tố nguy cơ dẫn tới co thắt ruột ở trẻ là:

  • Rối loạn hệ vi sinh đường ruột
  • Trẻ bị dị ứng thức ăn
  • Tình trạng bất dung nạp đạm bò, lactose
  • Trẻ ăn no quá mức hoặc tình trạng đầy chướng hơi
Mời mẹ tham khảo thêm

khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh khóc dạ đề khi nào hết?

Theo dân gian, con khóc dạ đề sẽ khóc đủ 3 tháng 10 ngày là hết.

Theo các nghiên cứu thống kê, tình trạng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở khoảng 2-4 tuần tuổi, đạt đỉnh ở 6 tuần tuổi và kết thúc khi con được 4-5 tháng tuổi. Chỉ một số ít trẻ khóc dạ đề kéo dài đến 6 tháng tuổi.

Tiếng khóc ban đầu thường không đều. Sau đó, những cơn khóc đêm có thể kéo dài 3 giờ mỗi ngày, ít nhất 3 lần mỗi tuần và trong 3 tuần liên tục.

khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh khi nào hết

Khóc dạ đề bao lâu thì hết

Mẹo xoa dịu trẻ sơ sinh khóc đêm, khóc dạ đề

Chỉ 1/5 trẻ sơ sinh mắc phải hội chứng khóc dạ đề. Mẹ hoàn toàn có thể giúp bé cải thiện nhanh chóng tình trạng này bằng những mẹo nhỏ sau đây.

Massage nhẹ nhàng mỗi tối

Massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ và sau khi tắm giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, dễ dàng vào giấc ngủ hơn và giảm khóc đêm.

Để thực hiện, mẹ đặt bé nằm ngửa, lấy một lượng vừa đủ dầu em bé ra tay và làm ấm tay. Nhẹ nhàng đặt tay lên bụng của trẻ và xoa bóp dọc theo đường tiêu hóa.

Quấn kén cho trẻ khi đi ngủ

Kén ngủ cũng là một mẹo hay hạn chế tình trạng khóc dạ đề. Quấn kén ngủ đúng cách có thể giữ ấm cho cơ thể trẻ, giú bé bình tĩnh và làm giảm 42% nguy cơ quấy khóc.

Bổ sung men vi sinh

Bổ sung men vi sinh, đặc biệt là men vi sinh đa chủng là cần thiết cho trẻ sơ sinh để xây dựng một hệ vi sinh hoàn chỉnh. Các lợi khuẩn phong phú trong men vi sinh giúp ổn định nhu động ruột, hạn chế những cơn co thắt gây đau bụng Colic ở trẻ.

Các nghiên cứu ghi nhận rằng: Bổ sung men vi sinh giúp làm giảm 50% thời gian quấy khóc ở trẻ sơ sinh. 96% trẻ được bổ sung men vi sinh giảm quấy khóc đêm sau 2 tuần sử dụng. 

Lựa chọn men vi sinh cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể lựa chọn những sản phẩm an toàn, không chứa chất tạo màu, tạo mùi vị, chất dễ gây dị ứng như TPBVSK BioAmicus Complete.

Sản phẩm được tin dùng tại hơn 30 quốc gia, vùng lãnh thổ và đã có mặt tại hơn 10.000 điểm bán hàng, hiệu thuốc, bệnh viện trên cả nước.

Tạo những chuyển động nhẹ nhàng

Một số mẹ bế thốc trẻ lên ngay khi thấy con quấy khóc, điều này là không nên. Khi trẻ khóc, mẹ chỉ cần vỗ về trẻ và tạo ra những chuyển động nhẹ nhàng như vỗ đều, đưa nhịp tay... Điều này giúp bé cảm thấy an tâm và dễ quay trở lại giấc ngủ.

Bên cạnh những chuyển động đều và nhẹ nhàng, mẹ cũng có thể cho trẻ nghe tiếng ồn trắng, hoặc hát những bài hát ru quen thuộc.

Thay đổi tư thế ngủ của trẻ

Trẻ sơ sinh được khuyến khích nằm ngửa để giảm nguy cơ đột tử khi ngủ. Tuy nhiên, nếu bé khóc dạ đề, mẹ có thể đổi tư thế để con ngủ ngon hơn:

  • Tư thế nằm sấp: Thúc đẩy tiêu hóa, giúp con ngủ ngon hơn
  • Tư thế ngủ "bào thai": Mang lại cho con cảm giác an toàn, có lợi cho đường ruột, giảm đau do co thắt
  • Tư thế ngủ nằm nghiêng: Hạn chế sặc, trớ sau khi ăn và giảm áp lực lên tim, phổi

Ngoài ra, một số bé thích ngủ trong vòng tay của mẹ, được mẹ vỗ về. Mẹ có thể ôm bé vào lòng và nhẹ nhàng vỗ đều.

giải pháp cải thiện khóc dạ đề

Khóc dạ đề có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh đa phần chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường, có thể tự hết sau 5 tháng. Tuy nhiên, trẻ khóc đêm không dứt cũng có thể gây ra các nguy cơ như:

  • Tình trạng ngạt thở 
  • Giảm thiểu chất lượng giấc ngủ
  • Dễ mắc các bệnh đường hô hấp

Ngoài ra, trẻ sơ sinh khóc đêm có khả năng không chỉ là hiện tượng dạ đề. Nếu trẻ có các biểu hiện sau, hãy đến gặp bác sĩ để xác định xem bé có khả năng mắc các bệnh khác không:

  • Sốt cao với nhiệt độ từ 38 độ C trở lên
  • Có một tiếng kêu bất thường, nghẹn hoặc khó thở
  • Bị nôn hoặc tiêu chảy
  • Có vẻ bơ phờ hoặc buồn ngủ hơn bình thường
  • Không chịu ăn

Trên đây là giải đáp chi tiết của chuyên gia về việc khóc dạ đề khi nào hết cũng như các mẹo nhỏ trị khóc đêm. Xem thêm các bài viết mới nhất tại BioAmicus hoặc liên hệ với hotline 1900 636 985 để nhận được tư vấn trực tiếp từ Dược sĩ.



Bài viết liên quan