Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ nghiến răng thiếu chất gì? Mẹo chữa nghiến răng khi ngủ

Mục lục

Nghiến răng là hiện tượng hai hàm siết chặt, tạo ra âm thanh kèn kẹt, thường xảy ra khi trẻ ngủ sâu giấc hoặc căng thẳng. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến chất lượng răng trưởng thành. Trẻ nghiến răng thiếu chất gì? Cần bổ sung dinh dưỡng nào? Làm thế nào để chấm dứt tình trạng trẻ nghiến răng khi ngủ? Xem ngay bài viết dưới đây!

Trẻ nghiến răng thiếu chất gì? Cần bổ sung những gì?

Trẻ nghiến răng thiếu chất gì?

Trẻ có thể nghiến răng cả khi ngủ hoặc khi thức, xuất hiện nhiều nhất trong giai doạn 3-6. Đây cũng là giai đoạn trẻ biếng ăn, thiếu hụt chất dinh dưỡng. Vậy bé nghiến răng thường thiếu chất gì?

Trẻ nghiến răng do thiếu D3

Các nghiên cứu gần đây cho thấy thiếu hụt vitamin D3 là nguyên nhân trẻ nghiến răng, đặc biệt là nghiến răng khi ngủ. Tình trạng thiếu vitamin D3 được ghi nhận ở 60% bệnh nhân mắc chứng nghiến răng. 

Mối liên hệ trên được giải thích bởi vai trò bảo vệ thần kinh và tăng cường hấp thu canxi của vitamin D. Khi được bổ sung đầy đủ, vitamin D giúp làm dịu thần kinh và cải thiện nồng độ canxi trong máu, giảm những con chuột rút, co cơ vào ban đêm.

Thiếu vitamin D3 ở trẻ thường bắt nguồn từ nguyên nhân:

  • Trẻ sinh non, cơ thể không khỏe mạnh, khả năng hấp thu chất dinh dưỡng kém.
  • Ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng.
  • Chế độ ăn thiếu các chất cung cấp vitamin D3 cho cơ thể.
  • Trẻ em bị béo phì thì lượng mỡ dư thừa trong cơ thể ăn khá lớn, vitamin D3 sẽ bị tắc ở các mô mỡ này gây thiếu vitamin D3.

thiếu vitamin d bé ngủ nghiến răng

Thiếu vitamin D3 là nguyên nhân gây nghiến răng, đặc biệt là nghiến răng khi ngủ

Trẻ thiếu Vitamin K2

Vitamin D3 có vai trò tổng hợp ra các loại protein Osteocalcin để vận chuyển canxi vào xương và răng. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ được thực hiện khi có vitamin K2. Nếu cơ thể trẻ thiếu vitamin K2, canxi sẽ vận chuyển sai chỗ. Điều này gây ra tình trạng mọc răng chậm, yếu và hay nghiến răng ở trẻ. 

Đối với vitamin K2, nguyên nhân thiếu thường là do những lý do sau đây:

  • Thiếu các yếu tố đông máu phụ thuộc vitamin K di truyền trong giai đoạn sơ sinh.
  • Nguồn sữa mẹ không cung cấp đủ vitamin K.
  • Gan chưa sử dụng hiệu quả vitamin K.

Vitamin D3K2 dạng nhỏ giọt là giải pháp an toàn, hiệu quả để bổ sung đồng thời K2 và D3 cho trẻ. Các sản phẩm tinh khiết như D3K2 BioAmicus được khuyên dùng cho trẻ từ sơ sinh, hỗ trợ phát triển toàn diện chiều cao, bảo vệ sức khỏe răng miệng và tăng cường miễn dịch.

Thiếu Magie 

Các triệu chứng thiếu hụt Mg bao gồm kích thích và yếu cơ thần kinh, đau đầu, rối loạn cảm xúc, lo âu, mất ngủ và suy nhược. Đây đều là những tác nhân phổ biến gây ra tình trạng biếng ăn, ngủ không sâu giấc, nghiến răng ở trẻ. 

Bổ sung đủ Magie không chỉ làm giảm mức độ lo lắng và căng thẳng ở trẻ, mà còn giúp bé chống nghiến răng bằng cách làm giãn cơ hàm, đặc biệt là những cơ co giật nhỏ ở hai bên hàm. 

Việc trẻ thiếu magie thường là do nguyên nhân mất magie trong quá trình chế biến. Vì thế, mẹ nên ưu tiên những thực phẩm nguyên hạt trong chế độ ăn của trẻ. Sự thiếu hụt magie cũng xảy ra những bé gặp vấn đề về đường tiêu hoá như bệnh celiac, tiêu chảy mãn tính.

Magie trong thực phẩm dễ bị mất khiến bé thiếu hụt

Magie giúp trẻ chống nghiến răng bằng cách giãn cơ hàm

Thiếu Sắt

Sắt rất quan trọng trong việc sản xuất hemoglobin - chất mang oxy trong máu. Khi cơ thể trẻ thiếu sắt, nồng độ hemoglobin sẽ giảm dẫn đến thiếu máu. 

Thiếu máu có thể gây ra mệt mỏi, giảm chất lượng giấc ngủ. Tình trạng nghiến răng vào ban đêm ở trẻ thiếu sắt có tác dụng như một cách để giải phóng căng thẳng tích tụ.

Thiếu sắt ở trẻ có thể bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau:

  • Khả năng hấp thu sắt trong chế độ ăn kém
  • Trẻ tăng nhu cầu bổ sung sắt trong thời kỳ phát triển
  • Rối loạn tiêu hóa: tổn thương tá tràng, viêm ruột, điều trị kháng sinh dạ dày làm giảm hấp thu sắt

Thiếu các Acid béo Omega-3

Tuy Omega-3 không liên quan trực tiếp đến chứng nghiến răng, nhưng có ảnh hưởng đến chứng lo lắng và rối loạn tâm trạng cảm xúc của trẻ.

Trẻ không được cung cấp đầy đủ Omega-3 sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, suy giảm dopaminergic, đồng thời gây rối loạn sự hoạt động của hàm răng, dẫn đến nghiến răng.

Omega-3 là chất mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp, chỉ hấp thu thông qua thức ăn. Vì thế, nguyên nhân khiến trẻ thiếu Omega-3 do chế độ ăn uống nghèo nàn. Những thực phẩm giàu Omega-3 nhất bao gồm cá biển, dầu oliu, dầu lạnh, tảo và hải sản.

Trẻ thiếu Omega-3 ngủ nghiến răng do chế độ ăn không đầy đủ

Omega-3 chỉ hấp thu thông qua chế độ ăn uống 

Các yếu tố khác gây nên tình trạng nghiến răng ở trẻ

Ngoài lý do trẻ nghiến răng thiếu chất gì thì tình trạng này còn bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác:

  • Phản ứng cơ thể trước sự căng thẳng. Đôi khi những lý do nhỏ xíu như bị cha mẹ la mắng, cãi nhau bạn bè hoặc lo lắng về bài tập cũng khiến bé gặp phải tình trạng này.
  • Sai khớp cắn. Bé cảm thấy khó khăn cũng như khó chịu khi khép cơ hàm. Khi đó, hai hàm của bé sẽ siết chặt vào nhau, dẫn đến hiện tượng nghiến răng.
  • Trẻ trong giai đoạn mọc răng. Mọc răng gây đau. Phản xạ hai răng hàm cọ sát vào nhau được cho là giúp bé giảm đau.
  • Nhiễm giun kim: Khi giun kim ký sinh trên cơ thể con người sẽ tiết ra độc tố khiến các bé cảm thấy căng thẳng, lo lắng và bồn chồn. Từ đó, dẫn đến thói quen nghiến răng của trẻ, đặc biệt là vào lúc ngủ.
  • Liên quan đến các rối loạn khác: Bệnh nghiến răng thường xảy ra nhiều hơn ở những trẻ mắc các chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) hoặc chứng đau nửa đầu. 

Nghiến răng có ảnh hưởng gì đến trẻ không?

Việc nghiến răng thường xuyên gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng, xương hàm và cơ mặt:

  • Mòn men răng: Nghiến răng liên tục có thể làm mòn lớp men bảo vệ răng, dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm hơn và tăng nguy cơ sâu răng.
  • Xô, lệch răng: Nghiến răng từ khi còn bé dẫn tới răng trưởng thành mọc lệch, mọc lẫy, sai vị trí.
  • Răng bị nứt hoặc gãy: Áp lực từ việc nghiến răng không ngừng có thể gây ra nứt hoặc gãy răng, làm ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của răng.
  • Tụt nướu: Hoạt động nghiến răng có thể làm tổn thương nướu, gây tụt nướu và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Nghiến răng có thể gây đau ở khớp thái dương hàm, làm cho việc nhai và nói chuyện trở nên khó khăn.
  • Đau đầu và căng cơ mặt: Lực tác động từ nghiến răng lên cơ mặt có thể dẫn đến đau đầu do căng thẳng, thậm chí là đau nửa đầu mãn tính.

nghiến răng khi ngủ gây xô lệch hàm

Răng bé có thể bị xô lệch trước áp lực khi nghiến răng

Làm thế nào để trẻ hết nghiến răng khi ngủ?

Đa phần bé sẽ hết nghiến răng sau khi đã thay hoàn toàn răng sữa. Xong, để tình trạng này không diễn ra trong thời gian dài, các mẹ có thể tham khảo các phương pháp sau đây:

Bổ sung đủ vi chất

Các vấn đề rối loạn thần kinh gây nghiến răng khi ngủ có thiếu quan đến việc thiếu dinh dưỡng của cơ thể. Bổ sung đầy đủ và đa dạng các vi chất dinh dưỡng có thể khắc phục nguyên nhân này. Bên cạnh chú trọng bổ sung vitamin D3K2, Magie, Sắt, Omega-3, mẹ cũng có thể bổ sung Canxi, phospho giúp răng chắc khỏe, cải thiện men răng và giảm khả năng nứt gãy răng.

Đeo máng chống nghiến răng cho trẻ

Việc đeo máng chống nghiến răng khi ngủ có thể làm giảm đi lực ma sát giữa hai hàm, giúp cơ hàm được thư giãn, dần dần xóa bỏ thói quen của cơ và răng tại vị trí nghiến.

Tuy nhiên, trước khi cho trẻ sử dụng máng nghiến răng, mẹ nên dẫn bé đến bác sĩ để được hướng dẫn thời gian đeo phù hợp. 

đeo máng chống nghiến răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Đeo máng chống nghiến răng làm giảm lực ma sát giữa 2 cơ hàm 

Hạn chế căng thẳng stress

Hạn chế căng thẳng, kích thích và lo âu rất có hiệu quả trong việc cải thiện nghiến răng ở trẻ cả khi ngủ và khi thức. Trước khi ngủ, mẹ có thể tạo cho bé cảm giác thư giãn bằng cách trò chuyện, chơi một vài trò chơi hoặc đọc truyện. Đồng thời, mẹ nên quan sát cuộc sống của bé để tìm nguyên nhân khiến bé căng thẳng, lo lắng, từ đó đưa ra cách khắc phục.

Một số mẹo trị nghiến răng theo dân gian

Trong dân gian cũng có một số mẹo trị nghiến răng cho trẻ tại nhà. Mẹ có thể tham khảo:

  • Ăn Pín lợn trị nghiến răng: Pín lợn là bộ phận sinh dục của lợn đực, mẹ chỉ cần làm sạch, đem luộc rồi đưa cho bé ăn. Theo lưu truyền dân gian, ăn liên tục từ 9 -10 ngày thì chứng nghiến răng sẽ giảm đi rất nhiều.
  • Cho trẻ ăn đậu đen hầm muối: Mẹ chỉ cần lấy một nắm đậu đen và cho vào nồi hầm nhừ, sau đó bỏ chút muối và cho trẻ ăn. Bé ăn trong vòng 2 - 3 tuần thì mới có thể khắc phục chứng nghiến răng.
  • Gối tàm sa (hay tầm sa, tằm sa...): Tàm sa là phân của con tằm. Theo mẹo này, các mẹ lấy phân tằm phơi khô để làm ruột gối và dùng gối đầu trẻ khi ngủ thì tình trạng nghiến răng ở trẻ sẽ thuyên giảm.

Lưu ý: Hiệu quả thực sự của những mẹo dân gian trên vẫn chưa được khoa học kiểm chứng. Vì thế, các mẹ không nên lệ thuộc vào các biện pháp này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ hình thức trị bệnh nào.

Tình trạng trẻ nghiến răng không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài mẹ nên theo dõi và thăm khám để xem trẻ nghiến răng thiếu chất gì? Từ đó, bổ sung cho con để bé có thể phát triển khỏe mạnh. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ đến tổng đài để được giải đáp nhé!



Bài viết liên quan