Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Hướng dẫn xử lý và phòng ngừa trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

Mục lục

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi là hiện tượng sữa trào ngược vào đường thở khiến trẻ khó thở, sặc sụa, tím tái, có thể gây ngừng thở gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ sơ sinh.

Vì vậy, các bậc cha mẹ nên trang bị kiến thức và nắm rõ các phương pháp, để xử lý kịp thời khi trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi.

oc_sua_len_mui

1.Trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi có sao không?

Mũi và miệng thông với cổ họng nên trẻ sơ sinh bị ọc sữa ra mũi là tình trạng thường xuyên xảy ra. Sẽ là bình thường khi trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi một lần (hoặc ít hơn) trong mỗi lần bú. Nhưng nếu trẻ sơ sinh trớ sữa nhiều và phát sinh hiện tượng khó thở thì đây là vấn mẹ nên lưu tâm.

– Trẻ bị ọc sữa lên mũi nhiều sẽ gây kích ứng mũi, khiến mũi trẻ bị đau nhức, khó chịu, khóc lóc một thời gian. Điều này gây ảnh hưởng không tốt tới tâm lý và các hoạt động khác của trẻ.

– Trong trường hợp trẻ bị ọc nhiều sữa lên mũi có thể làm trẻ khó thở. Khiến trẻ ngạt thở, tím tái, điều này có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

– Ngoài ra, nếu tình trạng lặp lại thường xuyên có thể khiến trẻ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng gây thiếu chất làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

2. Những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ọc sữa lên mũi

2.1 Trẻ sơ sinh ọc sữa do sinh lý

– Hiện tượng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi là hiện tượng sinh lý bình thường với những trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do van đóng, mở ở cổ họng trẻ còn yếu nên chưa hoạt động đồng bộ cùng nhau. Vì thế khi trẻ vừa bú vừa thở sẽ dẫn tới tình trạng trớ sữa lên mũi.

– Ngoài ra, với trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu. Van dạ dày và thực quản chưa hoạt động được đồng bộ. Cho nên trong quá trình trẻ bú có thể nuốt hơi vào theo dạ dày gây no. Nếu mẹ đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng sẽ dẫn tới tình trạng trẻ ọc sữa lên mũi.

2.2 Trẻ sơ sinh ọc sữa do bú sai tư thế hoặc cách bú

Cha mẹ hoặc người giữ trẻ cho trẻ bú không đúng tư thế: Núm vú bình sữa trẻ để xa, miệng trẻ ngậm không kín, bình sữa dốc không đủ cao…. Điều này khiến trẻ nuốt nhiều không khí trong khi bú, dẫn tới trình trạng trẻ chướng bụng, nôn trớ sau bú.

Cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho: Cha mẹ ép trẻ bú quá nhiều khiến trẻ khóc và ho. Nhiều cha mẹ lại bóp mũi trẻ để trẻ há miệng ra để dễ đổ sữa vào, điều này khiến trẻ bị sặc sữa gây ảnh hưởng không ? tới tâm lý của trẻ.

Trẻ vừa ăn vừa ngủ: Nhiều mẹ có thói quen cho trẻ vừa bú vừa ngủ hoặc cho trẻ nằm bú bình. Trong lúc bú trẻ ngủ quên, miệng trẻ ngậm núm vú sữa vẫn chảy nhưng trẻ không nuốt. Khi trẻ thở mạnh vô tình hít sữa lên mũi dẫn tới tình trạng trớ, sặc sữa lên mũi.

Sữa mẹ xuống quá nhiều hoặc núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh trẻ nuốt không kịp.

– Với những trẻ từ 3 tháng đã bắt đầu biết hóng chuyện. Trẻ vừa bú vừa hóng chuyện ngậm sữa trong miệng không chịu nuốt. Khi thích chí trẻ toét miệng cười làm sữa tràn vào khí quản làm cho trẻ bị sặc sữa lên mũi.

Cha mẹ nên lưu ý theo dõi trẻ thường xuyên sau bú. Vì nhiều trường hợp trẻ tử vong do sặc sữa sau bú mà cha mẹ vẫn không biết.

3. Các dấu hiệu và cách xử trí khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi

Sặc sữa là tình trạng phổ biến ở trẻ, nếu không có kỹ thuật xử lý kịp thời sẽ để lại hậu quả nặng nề cho trẻ sau này.

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để được Dược sĩ tư vấn cách xử trí cũng như phác đồ chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của bé

 

3.1 Dấu hiệu nhận biết

– Sau khi trẻ bú xong, hoặc đặt nằm thấy có các hiện tượng: ho sặc sụa, mặt tím tái hoặc lịm đi.

– Sữa trào ra từ khóe miệng trẻ, có hiện tượng ngừng thở.

3.2 Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi

Khi phát hiện trẻ bị sặc sữa lên mũi mẹ cần thực hiện ngay các bước sơ cứu cơ bản sau:

– Bước 1: Để bé ngồi dậy

xu-ly-tre-bi-oc-sua-len-mui-de-be-ngoi-day

Với những trẻ trên 6 tháng, mẹ nên cho bé ngồi thẳng dậy để bé ho và nôn sữa ra. Nếu trẻ chỉ ho tức là trẻ chị bị tắc đường thở chút xíu. Tiếp theo mẹ lau sạch sữa ở miệng, mũi và các bộ phận khác cho trẻ.

– Bước 2: Hút sữa

Với trẻ vẫn còn các dấu hiệu khó thở, da tím tái mẹ cần hút sữa ở mũi và miệng trẻ ngay. Mẹ dùng miệng mình hút sữa càng nhanh, mạnh, dứt khoát càng tốt. Sau đó mẹ nhéo trẻ một cái để kích thích trẻ thở ra.

– Bước 3: Dốc trẻ ngược lên và vỗ lưng nhẹ

xu-ly-tre-bi-oc-sua-len-mui-vo-lung-nhe

– Mẹ dùng bàn tay thuận của mình, bàn tay giữ cằm trẻ, mu bàn tay áp vào ngực một cách chắc chắn.

– Sau đó mẹ úp trẻ xuống: Phần cẳng tay xuôi theo đùi, chân kia duỗi ra tạo điểm tì để tạo độ chắc chắn khi vỗ lưng cho trẻ.

– Tay còn lại, mẹ sử dụng phần cườm tay vỗ vào phần giữa 2 xương bả vai theo tư thế từ trên xuống dưới. Vỗ dứt khoát 5 lần.

Sau khi vỗ 5 lần, mẹ nghiêng trẻ lại, kiểm tra xem trẻ đã thở lại, hồng hào lại chưa, còn tím tái nữa không. Nếu trẻ chưa thở lại thì mẹ chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 4: Ấn ngực

xu-ly-tre-bi-oc-sua-len-mui-an-nguc

Mẹ úp trẻ sang bàn tay còn lại: Sử dụng ngón thứ 2 và thứ 3 của tay thuận để tiến hành ấn ngực. Vị trí ấn là giữa 2 xương núm vú của trẻ. Mẹ ấn dứt khoát 5 lần liên tiếp.

Sau khi ấn ngực, nếu trẻ đã hồng hào và thở trở lại thì tức là cấp cứu cho trẻ sặc sữa lên mũi đã thành công, không cần ấn ngực nữa.

Nhưng nếu trường hợp trẻ chưa hồng hào, chưa thở trở lại mẹ tiếp tục làm lại từ Bước 3.

Sau khi cấp cứu trẻ sặc sữa thành công, mẹ sử dụng dụng cụ hút mũi để hút sữa còn đọng trong mũi.

* Các mẹ lưu ý: Trong quá trình sơ cứu, nếu có người hỗ trợ thì có thể hút mũi luôn. Còn nếu không có người hỗ trợ thì thực hiện thao tác vỗ lưng, ấn ngực xong sau đó mới hút mũi. Mẹ lưu ý tuyệt đối không móc họng trẻ. Vì việc này sẽ gây xước niêm mạc thực quản của trẻ.

Sau khi cấp cứu xong, bố mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và loại trừ những nguyên nhân ảnh hưởng đến phổi trong quá trình trẻ bị sặc sữa.

Có thể mẹ quan tâm:

Bắt bệnh ngay tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh, mẹ cần phải biết

Trẻ sơ sinh ọc sữa có đờm trong trường hợp nào là nguy hiểm?

4. Biện pháp ngăn ngừa sặc sữa ở trẻ

Bé sơ sinh bị ọc sữa lên mũi là hiện tượng thường gặp. Nhưng nếu mẹ áp dụng các phương pháp sau thì sẽ hạn chế rất nhiều tình trạng này:

– Mẹ tuyệt đối không để bé vừa ngủ vừa bú. Mẹ không cười đùa, gọi bé khi cho bé bú vì điều này làm bé dễ cười dẫn tới sặc sữa.

– Cho bé bú đúng tư thế: Để đầu bé cao tránh để bé nằm thẳng đầu. Nếu bé bị nghẹt mũi, mẹ lấy đờm trong mũi, miệng bé trước khi cho bú

– Khi cho bé bú bình, mẹ để nghiêng sao cho sữa ngập cổ bình, để tránh tình trạng bé nuốt không khí vào dạ dày. Mẹ nên chọn lựa bình sữa có lỗ ở núm bình thường, không quá to. Việc này nhằm việc sữa chảy xuống nhẹ nhàng bé không bị ọc sữa lên mũi.

– Nếu trẻ bị viêm đường hô hấp trên, phải cho trẻ bú từ từ, nếu xuất hiện tình trạng trẻ nuốt không kịp thì phải ngừng cho bú ngay.

– Sau khi cho trẻ bú xong, mẹ bế đứng trẻ lên tối thiểu 15 phút và vỗ nhẹ lưng trẻ giúp trẻ ợ hơi.

– Mẹ quan sát bé không để bé nằm sấp hoặc úp mặt vào tường. Thường xuyên theo dõi giấc ngủ của bé.

– Không nên để bé ngủ trong môi trường quá lạnh hoặc quá nóng, để tránh làm rối loạn hô hấp của bé.

– Đối với những trẻ gặp tình trạng về bệnh tim, hoặc viêm phổi nặng phụ huynh cần hỏi kỹ bác sĩ về việc cho bé bú đúng cách.

– Nếu đã làm các cách trên mà bé vẫn còn ọc sữa lên mũi thì mẹ có thể cho bé uống men vi sinh dạng nhỏ giọt, mỗi lần cho bé uống 5 giọt. Men vi sinh có tác dụng nhẹ nhàng, giúp hoàn thiện đường ruột cũng như hệ tiêu hóa của trẻ, làm hạn chế đầy hơi, đẩy lượng khí thừa. Hỗ trợ giảm thiểu tối đa tình trạng trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi.

Mời mẹ tham khảo thêm: Trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ: 7 nguyên nhân mẹ phải biết

5. Một số câu hỏi về chủ đề trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ do đâu?

Trẻ sơ sinh bị trớ sữa lên mũi khi ngủ nguyên nhân chủ yếu là bé đã ăn quá no trước khi đi ngủ, thường là ăn tối muộn, sữa chưa kịp tiêu hóa, bé đã nằm ngủ rồi. Đặc biệt dạ dày của trẻ sơ sinh còn nằm ngang, nên rất dễ trớ sữa khi ngủ. Trong trường hợp nay, mẹ cần cho bé ăn bú sữa tối sớm, hạn chế cho bé bú đêm.

Trẻ bị sặc sữa lên mũi thở khò khè có sao không?

Khi trẻ sặc sữa lên mũi, sữa có thể đi vào đường hô hấp, kích thích cơ thể tăng tiết đờm. Chính việc tăng tiết đờm này, không khi đi qua đường hô hấp sẽ tạo thành tiếng thở khò khè. Trong trường này, mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho trẻ, nếu không đỡ thì mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ, để đảm bảo an toàn cho bé.

Mẹ cần đọc thêm các bài viết sau, nếu gặp tình trạng:

Trẻ sơ sinh trớ ra nước trong

Trẻ sơ sinh hay bị nhợn?

6. Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete – Giải pháp cho trẻ sơ sinh bị ọc sữa lên mũi

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete dạng nhỏ giọt, cung cấp 10 chủng lợi khuẩn cần thiết và quan trọng nhất cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ giúp giảm đầy hơi chướng bụng. Các lợi khuẩn giúp tiêu hóa hiệu quả thức ăn, đồng thời giảm lượng hại khuẩn sinh khí trong đường ruột. Nhờ đó mang lại hiệu quả tối đa trong việc giảm nôn trớ, ọc sữa lên mũi ở trẻ.

men-vi-sinh-BioAmicus-Complete

Cách dùng:

Với trẻ < 1 tuổi cho bé dùng 5 giọt/ngày, mỗi ngày 1 lần

Trẻ > 1 tuổi dùng 5 giọt/lần, ngày 1-2 lần

Sản phẩm không màu, không mùi, không vị , không chất bảo quản, không chất gây dị ứng hiệu quả an toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

BIOAMICUS VIỆT NAM – CÙNG CON KHÔN LỚN

BioAmicus-VN-Cung-con-khon-lon-min

Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Dược Hunmed

Địa chỉ: A16 TT11 Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 024 6686 3369

Website: https://bioamicus.vn/

Fanpage: BioAmicus Việt Nam – Cùng Con Khôn Lớn

Email: info@hunmed.vn



Bài viết liên quan