Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ sơ sinh hay bị nhợn do đâu và cách khắc phục hiệu quả

Mục lục

Trẻ sơ sinh hay bị nhợn là tình trạng trẻ sơ sinh buồn nôn nhưng không nôn được khiến nhiều bậc cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhợn là do đâu và giải pháp khắc phục là gì? Bài viết dưới đây các chuyên gia Bioamicus sẽ giúp mẹ giải đáp đầy đủ các vấn đề này. Theo dõi ngay mẹ nhé!

trẻ sơ sinh hay bị nhợn

1. Trẻ sơ sinh hay bị nhợn thường kéo dài bao lâu? Có nguy hiểm không?

Nhợn theo ngôn ngữ của các bà mẹ bỉm sữa là tình trạng trẻ sơ sinh bị ghê cổ buồn nôn, khó chịu như có cái gì đó vướng ở họng và muốn nôn ra ngoài, buồn nôn nhưng chưa nôn. Tình trạng này thường gặp ở trẻ trong những năm tháng đầu đời (1-3 tháng tuổi).

Thông thường, trẻ sơ sinh bị nhợn chỉ kéo dài khoảng 1-2 ngày, có thể do dạ dày của bé chưa ổn định, bé ăn quá no hay chơi quá nhiều mà thôi. Vì vậy mẹ không cần quá lo lắng và không cần can thiệp gì vì tình trạng này thường không gây nguy hiểm cho bé.

Tuy nhiên có trường hợp trẻ bị nhợn liên tục không thể bù nước, kèm theo sốt trên 38.5 độ C, tiêu chảy, mất nước, bỏ ăn và sụt cân nhanh là cảnh báo bệnh lý cần xử trí ngay.

“Nhợn” có thể là triệu chứng khởi đầu cho các triệu chứng phía sau và bé cần được đưa đến khám bác sĩ khi tình trạng trẻ sơ sơ sinh hay bị nhợn kèm theo các triệu chứng:

  • Tiêu chảy
  • Xuất hiện các dấu hiệu mất nước như: da nhăn, mắt trũng, tiểu ít (1-2 lần/ngày)…
  • Nôn trớ liên tục
  • Sốt cao
  • Trông bé xanh xao, mệt mỏi.

trẻ sơ sinh hay bị nhợn có nguy hiểm không

Trẻ sơ sinh bị ghê cổ buồn nôn có thể nguy hiểm nếu kéo dài liên tục và khiến bé mệt mỏi sút cân

2. Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay bị nhợn

Em bé sơ sinh có thể bị nhợn do nhiều nguyên nhân như: bé bú quá no, bú sai cách, bé mắc bệnh đường hô hấp… hoặc có thể do bị trào ngược dạ dày thực quản. Trong đó, nguyên nhân chính khiến bé hay bị nhợn như sau:

2.1. Do trẻ sơ sinh bị mắc bệnh đường hô hấp

Hệ hô hấp và miễn dịch của trẻ sơ sinh còn non nớt nên trẻ thường mắc các bệnh như: cúm, viêm xoang, viêm phế quản, viêm phổi…

Những bệnh này đa phần đều khiến bé khó chịu ở cổ họng và gây đờm nhiều ở đường hô hấp. Và để giải tỏa sự khó chịu này, trẻ sẽ có phản ứng ho, buồn nôn và thậm chí là nôn. Tình trạng này sẽ chấm dứt khi bé khỏi bệnh.

trẻ sơ sinh hay bị nhợn do viêm đường hô hấp

Trẻ sơ sinh hay bị nhợn do mắc bệnh đường hô hấp

2.2. Do trẻ sơ sinh bị trào ngược dạ dày thực quản

Đặc điểm giải phẫu dạ dày của trẻ sơ sinh khá đặc biệt: nằm ngang, chưa hoàn thiện và dung tích bé, nên trẻ rất dễ bị trào ngược dạ dày.

Trào ngược sẽ kéo theo acid dạ dày bị đẩy lên cổ gây ngứa và khó chịu làm cho trẻ hay bị nhợn, dẫn đến nôn, ói.

2.3. Do trẻ bú không đúng cách 

  • Với bé bú bình, nếu bú quá lâu hoặc sữa để lâu có thể khiến sữa bị biến đổi, đặc và sệt hơn. Khi bú, sữa sẽ dính lại ở cổ gây cảm giác nhợn nhợn.
  • Mới cho trẻ bú xong, mẹ đặt bé nằm ngay cũng tương tự với cách mà mọi người đặt chai nước đầy không có nắp nằm ngang vậy, trẻ sẽ dễ bị nôn, trớ phần sữa vừa bú, đặc biệt khi trẻ bú quá no.

trẻ sơ sinh hay bị nhợn do bú mẹ quá lâu

Cho trẻ bú quá lâu có thể dẫn đến nhợn

2.4 Thức ăn không phù hợp 

Một số trẻ đang bú mẹ, khi mẹ ăn một số loại thức ăn nhất định rồi cho bé bú, bé rất nhạy cảm và bị nhợn. Một số trẻ lại nhạy cảm với một số loại sữa công thức, có thể là nhạy cảm về mùi vị hoặc chứa thành phần khó tiêu hóa.

Ngoài ra với các trẻ sơ sinh độ tuổi ăn dặm, trẻ có thể bị nhợn khi bắt đầu tiếp xúc với thức ăn mới, lạ, hoặc khó chịu với một số loại đồ ăn nhất định.

2.5 Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện

Ở trẻ sơ sinh, cơ vòng thực quản dưới chưa đủ mạnh để giữ thức ăn không trào ngược từ dạ dày lên, đồng thời hệ vi sinh đường ruột của trẻ chưa đầy đủ để tiêu hóa một số loại thức ăn.

Do đó, trẻ sơ sinh dễ bị nhợn khi ăn no hoặc nằm xuống sau khi ăn no.

2.6 Các cữ bú quá gần nhau, cho bé bú quá no

Nhiều bà mẹ bị nôn nóng, muốn cho con tăng cân nhanh, do đó cho con bú liên tục nhiều lần, khoảng cách giữa các cữ bú gần nhau.

Do đó bé chưa kịp tiêu hóa sữa trước đã phải nạp thêm sữa mới vào nên dễ gặp tình trạng bị nhợn, muốn nôn ra.

Xem thêm:

Trẻ sơ sinh hay oẹ khan: 5 yếu tố mẹ phải đặc biệt chú ý

Trẻ sơ sinh ọc sữa có nên cho bú lại

3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh hay bị nhợn

Khi trẻ bị nhợn và nôn khan liên tục, đầu tiên mẹ cần giữ cho bé ngồi thẳng, tựa lựng vào tay mẹ hoặc tựa vào gối. Sau khi bé trớ hoặc nôn, mẹ hãy lau, vệ sinh sạch vùng miệng cho trẻ. Và chờ cho bé ổn định, tiếp tục theo dõi xem bé có biểu hiện nào khác không.

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để được Dược sĩ tư vấn cách xử trí cũng như phác đồ chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của bé

Để hạn chế tình trạng trẻ hay bị nhợn tiếp diễn, đối chiếu với các nguyên nhân, mẹ có thể áp dụng 4 biện pháp sau:

3.1. Giữ ấm cho trẻ đúng cách

Trẻ được giữ ấm đúng cách sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp. Khi cơ thể bé được giữ ở một điều kiện lý tưởng sẽ khó bị các vi khuẩn gây bệnh tấn công. Nhờ đó làm hạn chế tình trạng bé sơ sinh hay bị nhợn do nguyên nhân này.

Vậy như thế nào là giữ ấm đúng cách? Hai thời điểm cần giữ ấm nhất cho bé là:

  • Khi đi ngủ: Nếu thời tiết không quá lạnh, mẹ không nên đeo bao tay, bao chân và mũ đội đầu cho bé. Ba mẹ cảm nhận được thời tiết lạnh thì nên cho bé mặc nhiều lớp áo mỏng để giữ ấm thay vì mặc một lớp áo dày.
  • Khi đi ra ngoài: Nếu trời lạnh, mẹ hãy đảm bảo cho bé mặc đủ ấm, đồng thời mẹ phải đội mũ, che tai, đeo găng tay, tất chân và đặc biệt phải giữ ấm vùng cổ cho bé.

3.2. Không cho trẻ nằm ngay sau khi ăn no

Không cho bé nằm ngay sau khi ăn sẽ giúp hạn chế tình trạng trào ngược sữa lên dạ dày trẻ. Hơn nữa, sau khi cho bé ăn xong, mẹ có thể để bế vác lên trong 15-20 phút để dạ dày được ổn đinh.

Sau đó kết hợp vỗ ợ hơi cho bé để đẩy lượng khí thừa bé đã nuốt trong lúc bú. Điều này có thể giảm thiểu đáng kể tình trạng sữa nhợn ở cổ và gây buồn nôn, nôn ở trẻ sơ sinh.

3.3. Cho trẻ sơ sinh bú đúng tư thế

Để đảm bảo bé không bị khó chịu, nôn trớ khi bú, mẹ cần lưu ý:

  • Đầu, thân và mông bé cần nằm trên một đường thẳng. Đặc biệt khi cho bú, mẹ phải đỡ đầu, vai và mông bé.
  • Nếu trẻ bú mẹ, cần để bụng của bé áp sát vào bụng mẹ.
  • Mặt của bé phải được hướng về phía vú.
  • Mũi của bé đối diện với đầu vú.

3.4. Giãn các cữ bú, tránh cho bé bú liên tục

Mẹ nên giãn các cữ bú cho bé, đặc biệt đối với bé uống sữa công thức, tránh cho bé bú liên tục.

Khoảng cách giữa các cữ bú lý tưởng là từ 2-3 giờ, giúp trẻ tiêu hóa hết sữa trước và sẵn sàng cho cữ bú tiếp theo.

Có thể mẹ quan tâm:

Trẻ ho nôn trớ phải làm sao? Cách xử lý ngay cho mẹ

Trẻ ho nôn trớ về đêm: 2 nguyên nhân & 5 cách chăm sóc cho trẻ

3.5. Bổ sung men vi sinh đa chủng

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nhợn đến từ các vấn đề trên đường tiêu hóa. Do đó, bổ sung men vi sinh, đặc biệt là men vi sinh đa chủng được các chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng, giúp ổn định và cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Ngoài ra lợi khuẩn còn kích thích sản sinh kháng thể, giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể.

Một đường ruột khỏe mạnh giúp nâng cao sức đề kháng, ngăn cản sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, từ đó giảm thiểu các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, hệ tiêu hóa. Vì vậy, hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay bị nhợn, nôn trớ.

Nổi trội trên thị trường men vi sinh đa chủng hiện nay chính là men 10 chủng BioAmicus. Với công thức đột phá, sản phẩm cung cấp tới 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm lợi khuẩn quan trọng nhất (Lactobacillus và Bifidobacteria), là giải pháp hữu hiệu giúp khắc phục tình trạng hay bị nhợn ở trẻ sơ sinh.

men 10 chủng giảm tình trạng nhợn ở trẻ sơ sinh

Men vi sinh đa chủng BioAmicus Complete – Giải pháp cho trẻ sơ sinh hay bị nhợn

Đặt mua men 10 chủng Bioamicus Complete chính hãng ngay tại đây:

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete
Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete
480.000đ

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân và các giải pháp cho tình trạng trẻ sơ sinh hay bị nhợn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bố mẹ hãy liên hệ đến HOTLINE 1900 65 69 85 để đội ngũ Dược sĩ chuyên môn của BioAmicus đồng hành cùng bé phát triển toàn diện!



Bài viết liên quan