Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

[GIẢI MÃ NGAY] Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Mục lục

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là một thử thách của không ít các bậc làm cha làm mẹ. Con biếng ăn, cha mẹ lo lắng, stress theo con. Vậy trẻ sơ sinh trải qua các giai đoạn biếng ăn sinh lý nào, dấu hiệu nhận biết ra sao, và giải pháp khắc phục là gì? Hãy cùng chuyên gia Bioamicus giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

1. Dấu hiệu biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh là tình trạng trẻ sơ sinh đột nhiên chán ăn, ăn ít hơn bình thường. Mẹ cần phân biệt rõ ràng biếng ăn sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh để có cách khắc phục phù hợp.

Các dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn biếng ăn sinh lý:

  • Trẻ bú ít hơn bình thường.
  • Chán ăn, bỏ bú, trong thời gian ít nhất 3 – 5 ngày.
  • Không bao giờ đòi bú, có dấu hiệu báo đói cho mẹ như: liếm môi, tém miệng, quay đầu xung quanh tìm kiếm…
  • Khó cho trẻ bú, khi cho trẻ bú thì trẻ thường né tránh.
  • Trẻ chỉ ăn rất ít sau đó ngừng ăn.
  • Cân nặng không tăng, thậm chí còn giảm.
  • Có dấu hiệu suy dinh dưỡng.

chán ăn, biếng bú trong 3-5 ngày là dấu hiệu biếng ăn sinh lý

Chán ăn, bỏ bú, trong 3 – 5 ngày là dấu hiệu của trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý

2. Các mốc biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Tình trạng trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý thường trùng với các mốc khủng hoảng về tâm sinh lý ở trẻ. Sau từng mốc giai đoạn, trẻ sẽ có những biến đổi vượt bậc so với giai đoạn trước. Mẹ cùng tham khảo các mốc biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh trong bảng sau:

Tuần tuổi Trẻ thay đổi Tình trạng biếng ăn ở trẻ
4 – 5 tuần Trẻ bắt đầu nhận thức về thế giới xung quanh, có thể nhìn gần, cảm nhận âm thanh rõ ràng hơn, có phản xạ với tiếng động. Trẻ thức nhiều hơn, quấy mẹ và dễ cáu gắt, đôi khi biếng ăn bỏ bú.

Mẹ chỉ cần dành thời gian chơi với bé, cho bé bú thường xuyên, đúng lúc bé đói và không để bé thức khuya thì sẽ dễ dàng vượt qua giai đoạn này

8 – 9 tuần Trẻ đã có nhận thức về ngày và đêm, có xu hướng ngủ nhiều vào ban đêm hơn ban ngày, có các chuyển động đặc biệt, kiểm soát được chân tay và phản xạ nắm bắt Mẹ sẽ phải đánh thức bé dậy vào đêm để cho trẻ bú, điều này gây khó chịu, bỏ bú. Sự tò mò về thế giới cũng khiến trẻ mất tập trung, biếng bú.
12 tuần Trẻ đã kiểm soát tốt được chân tay, hiểu được nguyên nhân – kết quả của hành động Trẻ đã quen với việc chơi, hoạt động lẫy, lật…Dẫn đến khi cho trẻ ăn thường quấy khóc, khó chịu vì cắt ngang cuộc chơi của trẻ. Hơn nữa, trẻ dễ bị phân tâm vì tò mò xung quanh.
19 tuần Trẻ bắt đầu rụng tóc, mọc răng. Trẻ đã nhận ra tên của mình và phản xạ quay đầu khi được gọi, trẻ cũng thích hành động mút nên thường mút tay, chân. Do mọc răng, trẻ có thể biếng bú vì thấy khó chịu. Việc nhận thức tốt hơn cũng làm trẻ dễ mất tập trung hơn khi bú.
22 – 26 tuần Trẻ bắt đầu mọc răng, giấc ngủ cũng thay đổi nhiều so với giai đoạn trước thích tập lăn, bò ra xung quanh,. Trẻ dễ bị rối loạn giấc ngủ, thức dậy giữa đêm, quấy khóc, không chịu bú bình. Cũng như giai đoạn trước, do mọc răng gây khó chịu và tập trung chơi nên biếng bú, lười ăn.
33 – 37 tuần Trẻ có thể bò với tốc độ nhanh hơn và đứng vịn, một số trẻ đã có thể tự bước đi. Sự sao nhãng do các hoạt động cũng làm trẻ bỏ ăn, bỏ bú nhiều hơn. Mẹ có thể cho bé tập ăn dặm vào ban ngày và cai bú đêm.
42 – 46 tuần Trẻ đã tự ngồi, bước đi, tự xúc đồ ăn và uống nước. Trẻ đã có thể hiểu những lời mẹ nói và bắt chước những hành động đơn giản. Do mất tập trung chú ý bắt chước  và sự thay đổi trong thực đơn khiến trẻ biếng ăn vì chưa thích nghi kịp. Mẹ có thể từ từ dạy trẻ hình thành các thói quen tốt trong thời gian này để trẻ ăn đúng giờ, ăn ngon miệng hơn.
Mời mẹ tham khảo thêm

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng

3. Giải pháp giúp trẻ vượt qua giai đoạn biếng ăn sinh lý

Trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý rất nhanh khỏi nếu như mẹ biết cách xử trí phù hợp. Có 6 giải pháp hiệu quả giúp trẻ nhanh chóng vượt qua giai đoạn biếng ăn sinh lý như sau:

3.1. Đối với thức ăn

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Dạ dày bé còn nhỏ, mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều mỗi bữa

Thức ăn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh. Mẹ cần chú ý những điều sau để trị chứng lười ăn ở trẻ:

  • Bé đang quen uống sữa, khi chuyển sang ăn dặm thì mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, sệt, nhuyễn trước sau đó mới ăn thức ăn rắn. Điều này giúp hệ tiêu hóa của trẻ thích nghi dần dần với sự thay đổi thức ăn, không bị tổn thương do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Dạ dày của trẻ đang còn nhỏ nên chỉ chứa được lượng thức ăn vừa phải. Vì vậy mẹ cần chia nhỏ thức ăn ra làm nhiều bữa để trẻ không bị no quá nhưng vẫn cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.
  • Mẹ nên thay đổi món thường xuyên cho bé, kích thích khả năng tìm tòi, khám phá cái mới của trẻ. Những món ăn mới, hấp dẫn chắc chắn sẽ khiến trẻ thích thú, ăn ngon miệng hơn.

3.2. Đối với tâm lý

Tâm lý của trẻ sơ sinh ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng ăn uống của trẻ. Mẹ nên áp dụng ngay 5 mẹo tâm lý sau để trẻ luôn ăn ngon, thích thú với bữa ăn:

  • Trang trí bữa ăn đẹp mắt, tạo cho bé tâm trạng thoải mái khi ăn.
  • Khen bé khi ăn, trẻ sơ sinh rất thích được khen. Khi nhận biết được điều này, trẻ sẽ có hứng thú, kích thích sản sinh hormon hạnh phúc, làm bé ăn ngon hơn.
  • Trẻ có khả năng bắt chước người lớn, vì vậy, mẹ nên cho trẻ ăn cùng gia đình để bé tự bắt chước, tự động xúc ăn cơm để chủ động hơn.
  • Hạn chế sử dụng tivi, ipad… hay thói quen vừa ăn vừa chơi để trẻ sơ sinh có thể tập trung ăn.
  • Kiên nhẫn cải thiện dần dần tình trạng biếng ăn, mẹ không nên quát mắng, giận dữ làm trẻ sợ hãi, ảnh hưởng tâm lý dẫn đến càng chán ghét, bỏ ăn.

Kiên nhẫn áp dụng những mẹo tâm lý giúp trẻ sơ sinh ăn ngon

Kiên nhẫn áp dụng những mẹo tâm lý giúp trẻ sơ sinh ăn ngon

3.3. Đối với trường hợp trẻ sơ sinh chỉ uống sữa, bỏ ăn

Theo nghiên cứu, đối với trẻ sơ sinh chỉ uống sữa, bỏ ăn thì năng lượng nạp vào cơ thể chỉ khoảng 450 kcal. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh đến độ tuổi ăn dặm, năng lượng cần thiết cần được nạp vào cơ thể là 700 kcal.

Do đó, chỉ uống sữa, bỏ ăn thì chắc chắn con sẽ bị thiếu năng lượng, gây sút cân, suy dinh dưỡng.

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý này, mẹ cần bổ sung ngay lượng calo cần thiết mà trẻ thiếu hụt. Nếu trẻ không chịu ăn, mẹ có thể chế biến thức ăn thành dạng lỏng như say nhuyễn hoặc trộn với sữa để trẻ chịu uống rồi dần dần tăng độ thô của thức ăn.

Cùng với đó, mẹ phải kết hợp thêm những biện pháp tâm lý hay chia nhỏ thức ăn để cải thiện tình trạng này.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

Kiên nhẫn áp dụng những mẹo tâm lý giúp trẻ sơ sinh ăn ngon

3.4. Đối với trẻ sơ sinh bỏ bữa

Với những trẻ sơ sinh biếng ăn, bỏ bữa, rất có thể là trẻ vẫn cảm thấy no và chưa muốn ăn trong bữa đó. Chính vì vậy, mẹ hãy để cho trẻ được đói bằng cách dọn đi và tiếp tục cho bé ăn vào bữa sau. Ví dụ, nếu 8h sáng bé bỏ ăn thì mẹ có thể dọn đi và cho bé ăn lại vào lúc 10h. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần kiểm soát lượng thức ăn để đảm bảo trẻ ăn đủ dinh dưỡng trong cả ngày.

3.5. Đối với trẻ sơ sinh nôn trớ khi ăn

Do hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, dạ dày của trẻ có cấu tạo đặc biệt so với người lớn (dạ dày nằm ngang) nên dễ gây nôn trớ khi ăn. Do đó, mẹ cần lưu ý 4 điều sau để ngăn tình trạng nôn trớ tái diễn:

  • Chia nhỏ mỗi lần bú, mỗi lần không cho trẻ bú quá nhiều, dừng lại khi trẻ đã no.
  • Không để trẻ nằm ngay khi bú.
  • Vỗ ợ hơi cho trẻ.
  • Cho trẻ bú đúng tư thế, tránh nuốt bọt khí.

3.6. Bổ sung men vi sinh đa chủng cho trẻ

Men vi sinh cung cấp lợi khuẩn đường ruột, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và ức chế hại khuẩn. Từ đó hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhanh hơn và tăng cường hấp thu dinh dưỡng. Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên lựa chọn sản phẩm đúng độ tuổi và có đường dùng phù hợp với trẻ để đảm bảo an toàn.

Men vi sinh 10 chủng Bioamicus Complete chính là sản phẩm mà các mẹ có con biếng ăn tìm kiếm. Mỗi liều sản phẩm chứa 1 tỷ lợi khuẩn, trong đó có 2 nhóm quan trọng nhất là Lactobacillus và Bifidobacteria giúp tăng sản xuất enzym tiêu hóa, kích thích cảm giác thèm ăn. Từ đó hỗ trợ giải quyết nhanh chóng, hiệu quả tình trạng biếng ăn ở trẻ sơ sinh.

Bioamicus Complete an toàn tuyệt đối cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm chính là men vi sinh được phân lập tới cấp chủng, đáp ứng tiêu chuẩn của Probiotics thực thục theo WHO. Hơn nữa,  Bioamicus Complete được điều chế dưới dạng nhỏ giọt, phân liều chính xác giúp mẹ và bé tiện để sử dụng.

Chỉ với 5 giọt men 10 chủng mỗi ngày, tình trạng trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý sẽ không còn là nỗi lo của cha mẹ.

Biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh dùng bioamicus complete

Bổ sung men vi sinh giúp cải thiện tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh

4. Trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý khi nào cần đưa đi khám

Biếng ăn sinh lý rất nhanh khỏi nếu mẹ có biện pháp cải thiện phù hợp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp biếng ăn sinh lý kéo dài tiến triển thành bệnh lý và cần can thiệp từ bác sĩ. Vậy khi nào thì trẻ sơ sinh biếng ăn sinh lý cần đưa đi khám? Mẹ cần lưu ý các dấu hiệu bất thường sau:

  • Trẻ biếng ăn sinh lý kéo dài trên 3 tuần. Bình thường trẻ biếng ăn sinh lý chỉ kéo dài từ 1 – 2 tuần, nếu kéo dài hơn 3 tuần là biểu hiện của bệnh lý.
  • Trẻ bỏ ăn 1 ngày.
  • Trẻ có chiều cao và cân nặng thấp hơn chiều cao, cân nặng ở cùng độ tuổi.
  • Trẻ có kèm theo sốt hoặc bệnh lý khác: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ…

Trên đây là các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ sơ sinh và một số giải pháp giúp trẻ vượt qua. Nếu còn điều gì thắc mắc, mẹ hãy gọi vào hotline 1900 63 69 85 bấm phím 1, hoặc chat trực tiếp với dược sĩ trên website bioamicus.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan