Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình không hiếm xảy ra. Nhưng khi kéo dài sẽ khiến trẻ giảm nhận thức, chậm lớn, thậm chí có nguy cơ đột tử… Cùng nghe chuyên gia hướng dẫn cách xử trí giúp trẻ sơ sinh ngủ không giật mình qua bài viết sau
– Trẻ chậm tăng cân, chậm lớn: Trẻ hay giật mình khi ngủ sẽ ngủ không ngon, không sâu giấc. Trong khi đó, khi chất lượng giấc ngủ tốt, lượng hormone tăng trưởng được tiết ra cao gấp 4- 5 lần so với bình thường.
– Khả năng nhận thức của trẻ giảm: Trong những năm đầu đời, khi não bộ của trẻ chưa hoàn thiện. Sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các kích thích bên ngoài.
Nghiên cứu cho thấy khả năng nhận thức và xử lý tình huống ở trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình kém hơn so với trẻ sơ sinh ngủ ngon. Đồng thời, tình trạng này kéo dài còn có thể gây ức chế hệ miễn dịch. Dẫn tới trẻ dễ ốm và mắc bệnh nhiễm trùng.
– Tăng nguy cơ đột tử: Trẻ sơ sinh giật mình, quấy khóc liên tục. Dễ gây ức chế hô hấp, ngừng thở, làm tăng nguy cơ đột tử.
– Trẻ khóc đêm làm giảm cảm giác thèm ăn, giảm phản xạ bú. Về lâu dài lượng sữa mẹ tiết ra cũng giảm.
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình gây giảm nhận thức, chậm lớn, biếng ăn
– Trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt: Trẻ đột ngột tỉnh dậy vùng vẫy, la hét. Trẻ biểu lộ sự lo lắng, hoảng sợ, bồn chồn.
– Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét: Trẻ đang ngủ tự nhiên giật mình rồi khóc thét lên. Mẹ dùng đủ mọi cách cũng không thể dỗ cho bé nín được.
– Trẻ sơ sinh hay vặn mình, giật mình, ngủ không được lâu, hay tỉnh dậy giữa chừng.
– Trẻ sơ sinh giật mình đòi bú nhưng vừa bú vừa quấy khóc.
– Trẻ giật mình kèm theo các biểu hiện khác như rụng tóc vành khăn, ra mồ hôi trộm, lười ăn, mỗi lần đều bú rất ít…
Trẻ sơ sinh giật mình khi ngủ đòi bú nhưng quấy khóc, không dỗ được là tình trạng bệnh lý
– Thiếu Vitamin D3, K2: Thiếu D3K2 làm giảm sự hấp thu Canxi ở thành ruột. Việc thiếu hụt Canxi sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Trẻ chậm lớn, chậm mọc răng, biếng ăn, quấy khóc đêm,…
– Trào ngược dạ dày: Trẻ khi bú dễ nuốt cả không khí vào bụng, khiến bụng bị đầy hơi, ọc ạch, trẻ dễ bị ọc sữa. Đầy hơi, khó chịu cũng là một trong các nguyên nhân khiến trẻ ngủ hay bị giật mình.
– Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương, rối loạn bẩm sinh dây thần kinh dễ khiến bé hay giật mình. Ngoài ra, trẻ thiếu Protein gây thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh cũng gây ra hiện tượng này.
– Ngoài ra, các bệnh lý khác như viêm tai giữa, viêm họng, sốt, thiếu máu kéo dài, suy nhược cơ thể,… cũng khiến trẻ sơ sinh hay bị giật mình.
Có thể mẹ quan tâm |
Câu hỏi
Chào bác sĩ! Bé nhà em, từ 3 tuần tuổi gặp tình trạng trẻ khóc đêm, ngủ không sâu giấc hay giật mình, vặn mình rồi quấy khóc. Đang ngủ lại bị giật mình dậy khoảng 3 4 lần trong vòng 2 tiếng. Chỉ cần tiếng động nhỏ như bật hay tắt công tắc, mở cửa cũng giật mình. Em đã thử những mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh như quấn kén, vòng dâu tằm rồi vẫn không có tác dụng. Bác sĩ cho em hỏi bé như vậy có phải do bệnh lý không? Và em phải làm thế nào ạ? Em cảm ơn bác sĩ!
Trả lời
Chào mẹ!
Tình trạng bé thường xuyên giật mình khi ngủ là do thiếu vitamin D3 K2. Dấu hiệu thiếu D3 sẽ bắt đầu từ hệ thần kinh. Hệ thần kinh bị kích thích dẫn tới tình trạng trẻ ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình khi ngủ. Ngoài ra thiếu D3 và K2 còn gây còi xương khiến trẻ giật mình kèm thêm các biểu hiện khác như lười ăn, ra mồ hôi trộm, rụng tóc hình vành khăn…
Vì vậy, mẹ cần chủ động bổ sung vitamin D3 K2 cho trẻ. Theo khuyến cáo của Tổ chức y tế Thế giới WHO, cần bổ sung vitamin D3 cho trẻ dưới 1 tuổi với liều 400 IU/ngày. Khi đảm bảo đủ nhu cầu vitamin D3 cho trẻ, bé sẽ ngủ ngon hơn, hết giật mình và phát triển khỏe mạnh.
Bổ sung Bioamicus Vitamin D3 K2 MK7 cải thiện hiệu quả giật mình ở trẻ sơ sinh
Để nhận tư vấn về các vấn đề quấy khóc đêm, giật mình, khó ngủ phù hợp với từng trẻ, mẹ vui lòng để lại thông tin. Dược sĩ chuyên môn sẽ liên hệ để đánh giá tình trạng và tư vấn miễn phí.
Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí