Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng: Nguyên nhân và giải pháp cho mẹ

Mục lục

Khi được 32 tuần, con bước vào giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng. Trẻ hoạt động nhiều nhưng lại ăn ít, con gầy sút cân và chậm lớn. Nếu có con gặp các vấn đề này, mẹ xem ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về tình trạng của bé nhé.

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng

1. Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng do đâu?

Trước tiên, cần nắm được nguyên nhân trẻ biếng ăn sinh lý trong giai đoạn 9 tháng tuổi. Các con có thể có một hoặc nhiều nguyên nhân cùng ảnh hưởng đến việc ăn uống. Chúng có thể đến sớm hay muộn hơn vài tuần tùy trẻ và không phải các nguyên nhân nghiêm trọng.

1.1. Do trẻ 9 tháng đang trong giai đoạn mọc răng

Trẻ bắt đầu mọc răng từ 6 tháng tuổi. Đến tháng thứ 9, trẻ gần như có đủ 6 răng cửa và tiếp tục mọc răng nanh, răng hàm.

Mọc răng thường đi kèm sốt, sưng, đau nướu và rối loạn tiêu hóa. Sữa, thức ăn qua miệng kích thích các ổ viêm gây khó chịu cho trẻ. Con thường bỏ bữa để tránh cảm giác khó chịu này.

Việc tiêu hóa không tốt cũng làm thức ăn lắng đọng lại trong đường ruột trẻ gây đầy chướng bụng. Bụng chướng to, trẻ có thể nôn trớ liên tục và không thèm ăn.

1.2. Giai đoạn trẻ 9 tháng bắt đầu ăn dặm

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng xảy ra khi con bắt đầu ăn dặm. Thức ăn của bé chuyển dần từ sữa sang những món đặc hơn hoặc có độ thô lớn hơn.

Khi được ăn dặm, thói quen ăn uống thay đổi, trẻ thường có hai xu hướng:

 – Trẻ ham ăn dặm, bỏ bú: Con tỏ ra thích thú với đồ ăn mới và bỏ bú mẹ. Mặc dù phần lớn không được hấp thu, thức ăn dặm vẫn gây cảm giác no cho bé. Từ đó, trẻ không hứng thú với sữa mẹ, lâu dần gầy sút cân, chậm lớn.

 – Trẻ không chịu ăn dặm: Trẻ có biểu hiện ngậm chặt miệng, dùng lưỡi đẩy thức ăn ra ngoài, có khi cả nôn. Đây là phản xạ bình thường ở trẻ khi thay đổi độ đặc của thức ăn. Trẻ từ chối ăn kể cả đối với các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như chuối, bơ, sinh tố. Cần có thời gian để trẻ làm quen với thức ăn và học cách ăn, nhai, nuốt.

Độ thô của thức ăn dặm ảnh hưởng đến thói quen ăn uống ở trẻ 9 tháng

Độ thô của thức ăn dặm ảnh hưởng đến thói quen ăn uống ở trẻ 9 tháng

1.3. Bé thành thạo các kỹ năng bò, đứng

Khi được 32 tuần tuổi, trẻ sơ sinh dần hoàn thiện các kỹ năng ngồi, bò, đứng. Bé có thể ngồi vững và bò nhanh chóng đến chỗ mẹ hoặc vị trí đặt đồ chơi. Nếu có vật cản đường, trẻ có thể bám vào để đứng dậy hoặc bò qua. Trẻ cũng tập nói và biết ra tín hiệu cho bố mẹ về đồ vật mình thích. Vì những thay đổi này, con thường mải chơi, khám phá các kỹ năng mà quên mất cảm giác đói.

1.4. Giai đoạn 9 tháng là giai đoạn bé thích cầm nắm thức ăn

Các ngón tay bé bắt đầu linh hoạt, nhu cầu sử dụng tay nhiều hơn khi trẻ tới tháng thứ 9. Xu hướng chung ở các con là muốn cầm nắm thức ăn, từ chối ăn cháo hay đồ xay nhuyễn. Mỗi bữa ăn với con là một cuộc vui chơi.

Bé có thể bày bừa đồ ăn lên bàn, ném, bôi trát lên quần áo. Điều này làm con thích thú hơn nhiều so với việc nhai hay nuốt thức ăn.

Bữa ăn kéo dài và bé từ chối ăn đánh dấu giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng tuổi. Tất nhiên, mẹ vẫn cần cho con bú đủ bữa.

Xong, đối với nhiều trẻ, tương tác với mẹ khi bú không hứng thú bằng chơi đùa với thức ăn.

Trẻ thích cầm, ném thức ăn là nguyên nhân giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng

Trẻ thích cầm, ném thức ăn là nguyên nhân giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng

2. Triệu chứng trong giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng

Trẻ 9 tháng tuổi biếng ăn sinh lý thường có các biểu hiện sau đây:

– Thời gian bữa ăn kéo dài trên 30 phút. Ở 6-9 tháng tuổi, trẻ có thể ngồi yên một chỗ trong tối đa 20 phút. Một bữa ăn kéo dài trên 30 phút với trẻ được xem là không còn hiệu quả trong hình thành kỹ năng ăn uống.

– Bé chống đối, la hét, lắc đầu, không chịu ăn. Từ chối một hoặc nhiều loại thức ăn rất dễ gặp trong giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng. Đây là cách trẻ phản ánh cho bố mẹ về loại thức ăn chúng thích hoặc không thích.

– Không có biểu hiện mắc bệnh lý, vẫn vui vẻ, không cáu gắt. Đôi khi các biểu hiện trên cũng là do biếng ăn bệnh lý. Để nhận biết giữa 2 nguyên nhân này mẹ hãy tham khảo thêm 10 nguyên nhân trẻ biếng ăn chậm tăng cân

– Một vài trường hợp có triệu chứng chậm tăng cân. Mỗi lứa tuổi đều có mục tiêu cân nặng và chiều cao. Khi tới 9 tháng tuổi mà trẻ không đạt 7,1kg/67,5cm đối với bé trai hoặc 6,5kg/65,3cm đối với bé gái, nhiều khả năng con mắc chứng biếng ăn sinh lý.

3. Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng kéo dài bao lâu

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng kéo dài bao lâu phụ thuộc vào nguyên nhân biếng ăn của bé.

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng không kéo dài

Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng không kéo dài

– Nguyên nhân do mọc răng thì trẻ sẽ hết biếng ăn sau khoảng 5 – 7 ngày. Thông thường một đợt sốt, sưng đau do mọc răng kéo dài 2-3 ngày. Khi con hết sốt, không còn viêm đau, bé sẽ chấp nhận ăn trở lại.

– Do con chưa quen với đồ ăn dặm. Trung bình một trẻ cần 15 lần tiếp xúc để làm quen với một đồ ăn mới. Nếu thức ăn phù hợp với lứa tuổi, có độ thô vừa phải, con sẽ làm quen nhanh hơn và tiêu hóa tốt hơn. Khi đã quen với đồ ăn mới, biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng sẽ giảm đáng kể.

– Đối với nguyên nhân là do bé mất tập trung khi ăn, trẻ mất 1 tuần để ăn ngon trở lại. Khoảng thời gian này dài hơn hoặc ngắn hơn còn phụ thuộc vào cách cho ăn của mẹ. Bé dần quen với những sự thay đổi mới, cảm thấy chán việc bò, lăn. Nếu mẹ nghiêm khắc với con, việc đùa nghịch, ném thức ăn cũng giảm rõ rệt sau một tuần.

Có thể mẹ quan tâm: Thời kỳ biếng ăn sinh lý của trẻ kéo dài bao lâu? Mẹ cần làm gì?

4. Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng bao lâu thì sang giai đoạn tiếp theo

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý rơi vào các mốc phát triển vượt bậc của bé. Các mốc này cách nhau lâu hay chậm tùy từng giai đoạn và cơ địa của bé. Hãy tìm hiểu thêm Các giai đoạn biếng ăn sinh lý chi tiết của trẻ.

Đối với trẻ 9 tháng đã qua giai đoạn biếng ăn sinh lý, mẹ có 4-5 tuần để chuẩn bị cho giai đoạn biếng ăn sinh lý tiếp theo của con. Trong khi trẻ 33-37 tuần học đi, cầm nắm, trẻ 42-46 tuần nhận thức các hành động kiểu “nhân- quả”. Các giai đoạn biếng ăn sinh lý sẽ xảy ra dù sớm hay muộn. Quan trọng là mẹ cần nắm vững kiến thức chăm sóc con để giúp bé vượt qua giai đoạn này.

Mẹ cần chuẩn bị kiến thức khi con bước vào giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng

Mẹ cần chuẩn bị kiến thức khi con bước vào giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng

5. Cách chăm sóc trong giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng

Đối với tất cả vấn đề đều không được ép trẻ ăn. Việc ép trẻ ăn có khiến con mắc phải biếng ăn tâm lý. Trẻ sẽ sợ ăn nếu mỗi bữa ăn là một cuộc chiến với tiếng quát tháo và dọa dẫm.

5.1. Đối với trẻ biếng ăn do mọc răng

Lúc này bé con rất đau do sưng, viêm nướu. Điều đầu tiên cần làm là làm dịu cơn đau do mọc răng. Mẹ có thể dùng một miếng gạc sạch hoặc khăn sạch, tẩm nước và massage nhẹ nướu của trẻ.

Cho trẻ ngậm khăn lạnh hoặc nhai đồ ăn mát cũng làm dịu đáng kể cảm giác đau. Trong trường hợp sưng đau kéo dài, mẹ có thể hỏi ý kiến của bác sĩ về việc dùng thuốc.

Cần lưu ý, dụng cụ giảm đau cho bé cần đảm bảo đủ mềm, mát và sạch. Khi cho trẻ nhai các loại đồ ăn giảm đau, mẹ cần chú ý quan sát con tránh hóc, sặc.

Ngoại trừ thuốc bác sĩ kê, mẹ không cần cho con sử dụng gel giảm đau. Độ an toàn cho trẻ nhỏ của những loại gel này vẫn chưa được kiểm chứng kỹ càng.

Vệ sinh khoang miệng và nướu thường xuyên cho trẻ giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Nên cho con dùng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý khi trẻ đang mọc răng. Trong trường hợp con không hợp tác, mẹ có thể dùng khăn sạch vệ sinh miệng cho con.

Sử dụng đồ ăn mềm, dễ nuốt cho trẻ để hạn chế cọ xát gây đau. Thức ăn dễ nuốt hơn, ít phải nhai, nghiền cũng giúp bé ăn nhanh hơn và hấp thu tốt hơn.

Dùng ngón tay và khăn sạch vệ sinh và massage cho trẻ mọc răng

Dùng ngón tay và khăn sạch vệ sinh và massage cho trẻ mọc răng

5.2. Đối với trẻ thích cầm nắm thức ăn

Cầm nắm thức ăn là một cách tốt để trẻ có những trải nghiệm ban đầu về đồ ăn. Mẹ không cần ngăn cản con thực hiện hành vi này, xong có hai lưu ý để đảm bảo sức khỏe bé.

Thứ nhất, mẹ cần phải thường xuyên rửa sạch tay cho bé. Thức ăn có thể nhiễm giun sán, vi khuẩn từ tay bé. Vệ sinh tay sạch sẽ giúp bé tránh việc tự đưa vi khuẩn, giun sán vào đường tiêu hóa.

Thứ hai, cần theo dõi bé thường xuyên. Đồ ăn, đồ chơi, muỗng, thìa sau khi bé đùa nghịch, đã nhiễm bẩn, cần hạn chế trẻ cho lên miệng. Ngoài ra, khi con tự ăn, mẹ cần quan sát để xử lý kịp thời, tránh trường hợp nghẹn, hóc. Hành động đưa một vật vào miệng báo hiệu bé đói. Mẹ nên để ý để cho con ăn đúng lúc.

5.3. Đối với trẻ bắt đầu chuyển sang ăn dặm

Bé cần quen với thức ăn dặm trước khi thích và thèm ăn chúng. Nguyên tắc là cho trẻ làm quen từ từ và tôn trọng sở thích của con. Một số lời khuyên sau sẽ hữu ích cho mẹ trong giai đoạn này.

– Cho bé tập ăn từ lỏng đến đặc dần. Lập tức cho trẻ ăn thức ăn có độ đặc, độ thô cao gây phản xạ nôn ói, nhè thức ăn. Hãy bắt đầu từ thức ăn lỏng như bột, sinh tố, sau đó tới cháo, thức ăn cắt miếng, đậu, đỗ nguyên hạt.

– Cho trẻ tập trung khi ăn. Nhiều gia đình cho con xem TV, điện thoại để bé ăn được nhiều, điều này là không tốt. Trẻ cần tập trung vào món ăn để học được các kỹ năng nhai, nuốt chủ động.Trẻ mất tập trung dẫn đến tình trạng con nuốt chửng, không cảm nhận được mùi, vị thức ăn. Khi ăn trong vô thức, con sẽ chậm cảm thấy no, dẫn đến rối loạn tiêu hóa, béo phì.

Cho trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm với thực đơn đa dạng và độ thô tăng dần

Cho trẻ 9 tháng tuổi ăn dặm với thực đơn đa dạng và độ thô tăng dần

 – Đa dạng món ăn. Trong giai đoạn ăn dặm, mục tiêu ban đầu là con cần tiếp xúc với nhiều loại thức ăn khác nhau. Qua đó, mẹ có thể nắm được sở thích và tình trạng dị ứng của con. Trong lần đầu tiếp xúc, mẹ nên cho con ăn một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của bé.

– Trang trí đẹp mắt. Nhận thức ban đầu của con về thức ăn là qua thị giác. Màu sắc đẹp và trang trí dễ thương sẽ kích thích trẻ ăn nhiều hơn.

– Giới hạn thời gian ăn trong 25 – 30 phút. Hết thời gian, bé không ăn đủ vẫn bỏ qua để sang bữa tiếp theo. Mỗi bữa cách nhau ít nhất 2 – 3 giờ. Lưu ý, trước khi thực hiện quy tình này, mẹ cần cho bé ăn đúng giờ mỗi ngày. Lượng thức ăn mỗi bữa cũng cần tính toán để trẻ có thể tiêu hóa hết sau 2 giờ.

– Cho con tập ăn theo ăn dặm chỉ huy. Đây là một phương pháp tập ăn cho trẻ rất được ưa chuộng. Mẹ cho con tự ngồi và xúc thức ăn. Thức ăn sẽ được xay hoặc cắt theo thời gian đã tập ăn của trẻ. Lưu ý, khi để con ăn dặm chỉ huy, mẹ cần học kỹ năng xử lý khi trẻ nghẹn, hóc.

– Sử dụng men vi sinh đa chủng hỗ trợ tiêu hóa. Trong giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng, con cần có một đường ruột khỏe mạnh để tiêu hóa tốt hơn. Men vi sinh đa chủng bổ sung các chủng lợi khuẩn giúp phân giải thức ăn tốt hơn, tăng cường khả năng hấp thu.

Nhờ đó, hệ tiêu hóa không bị quá tải khi thay đổi loại thức ăn. Như vậy, trẻ có cảm giác thèm ăn hơn, hào hứng và chịu thử món ăn mới.

Bioamicus Complete là giải pháp cho các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ

Men vi sinh BioAmicus Complete tro thu dac luc khi tre 5 tuoi bi non ve dem

Bioamicus Complete là men vi sinh đa chủng an toàn và hiệu quả cho con.

Bioamicus Complete là sự kết hợp của 10 chủng lợi khuẩn thuần khiết, quan trọng nhất trong đường tiêu hóa. Sản phẩm giúp bé ăn ngon, hấp thu tốt, hỗ trợ đắc lực cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Bioamicus Complete được đóng chai với dạng nhỏ giọt tiện dụng. Ống nhỏ giọt hạn chế tối đa nhiễm khuẩn cho phần men chưa được sử dụng. Cách dùng cũng vô cùng đơn giản. Mẹ chỉ cần đếm số giọt theo tuổi của bé.

Bioamicus Complete không màu, không mùi vị khó chịu. Sản phẩm không gây ra biến đổi màu, mùi vị của thức ăn nên không ảnh hưởng đến vị giác bé. Mẹ không cần lo con mất đi trải nghiệm với thức ăn nếu thêm Bioamicus Complete vào phần ăn của trẻ.

6. Thực đơn cho trẻ 9 tháng giai đoạn biếng ăn sinh lý

Trẻ con 6- 9 tháng tuổi đã bắt đầu ăn dặm kèm với sữa. Sau đây là một số món ăn phù hợp với trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi.

Tên món Cách chế biến
Chuối nghiền và hạt Quinoa Nấu chín hạt quinoa.

Nghiền mịn rồi trộn 3 thìa canh hạt quinoa với ½ quả chuối và 1 thìa canh sữa chua.

Cháo cá hồi, cà rốt, cà chua Cà rốt, cá hồi làm sạch, hấp chín, nghiền nhỏ.

Cà chua bỏ vỏ, băm nhuyễn.

Cháo chín thì cho thêm các nguyên liệu trên vào, đảo đều, nấu thêm khoảng 3 phút.

Chả viên ức gà khoai tây nghiền Khoai tây rửa sạch, hấp chín, nghiền nhỏ.

Ức gà xay nhuyễn.

Trộn khoai tây nghiền với phần ức gà đã xay, vo viên, chiên hoặc hấp chín.

Cháo thịt bò cải thảo Băm nhỏ thịt bò, cải thảo, xào chín với dầu oliu.

Sau khi cháo chín, thêm thịt và rau đã xào, trộn đều, nấu thêm 3 phút.

Rau củ hấp Lựa chọn rau củ theo mùa và sở thích của con. Gợi ý: bông cải xanh, bí, cà rốt…

Cắt rau củ dài, vừa tay trẻ, hấp chín.

Ăn cùng các loại sốt chấm như sốt dầu trứng, sốt dưa leo, sốt bơ, sốt cà chua.

Cháo tôm rau củ Tôm rửa sạch, xay nhuyễn. Các loại rau củ xay, băm theo độ ăn thô của bé.

Cháo chín cho rau củ vào, đảo đều.

Thêm phần tôm đã xay vào, nấu thêm 5 phút.

Cháo gà bí đỏ Xương gà ninh lấy nước nấu cháo, thịt băm hoặc xay nhuyễn.

Bí đỏ hấp chín rồi nghiền bằng muỗng.

Cháo chín thêm thịt gà, bí đỏ, nấu thêm 10 phút.

Có rất nhiều món ăn mẹ có thể thử cho bé ăn dặm. Nguyên tắc vẫn là tập ăn từ từ và đảm bảo cho trẻ bú đủ bữa (khoảng 720ml mỗi ngày). Sữa mẹ vẫn đóng vai trò cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ. Đồ ăn dặm chỉ là cách con học cầm, nhai, nuốt và nhận biết thức ăn.

Chú ý, tránh thêm vào thực đơn của con mật ong, đường tinh luyện, muối. Chúng có thể gây hại cho thận của trẻ khi các hệ cơ quan chưa hoàn thiện.

Các bữa ăn dặm trong Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng

Các bữa ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng, trang trí bắt mắt

Trong một ngày, thời gian biểu dinh dưỡng của con có thể theo trình tự:

  1. Cữ bú sáng

Bữa ăn đầu tiên của trẻ, ngay sau khi thức dậy và vệ sinh sáng. Lượng sữa trẻ bú khoảng 180ml.

  1. Bữa sáng

Sau khi bú khoảng 1 giờ. Bữa sáng bao gồm cháo, ngũ cốc, hoa quả nghiền. Thức ăn trong bữa sáng cần dễ tiêu và nhiều năng lượng cho trẻ.

  1. Bữa phụ

Bữa tự chọn, có thể bỏ qua. Trẻ được thưởng thức sinh tố, sữa hạ Bữa ăn nhẹ không cần cung cấp nhiều năng lượng nhưng cần dễ tiêu.t, bánh bông lan…

  1. Cữ bú trưa

Cữ bú trưa bé cần khoảng 180ml sữa. Cữ bú rơi vào khoảng 11 giờ trưa, trước bữa ăn dặm thứ hai.

  1. Bữa trưa

Mẹ cho trẻ ăn dặm tới no, kéo dài 30 phút. Bữa trưa có thể trùng với giờ cơm trưa của cả nhà nhưng nên cách cữ bú trưa ít nhất 1 giờ. Món ăn cho bữa trưa là rau củ, cháo ăn dặm, thịt, chả viên…

  1. Bữa phụ

Bữa phụ chiều được chuẩn bị cho trẻ sau khi trẻ thức dậy. Đây là bữa tự chọn, có thể bỏ qua. Trong bữa phụ này, mẹ để bé làm quen với thức ăn vặt. Một số lựa chọn cho mẹ là bánh ăn dặm, sữa chua, váng sữa…

  1. Cữ bú chiều

Cữ bú chiều rơi vào khoảng 4-5 giờ chiều. Mẹ cho trẻ bú khoảng 180 ml sữa mẹ hoặc thay thế bằng sữa bột, sữa công thức.

  1. Bữa tối

Bữa tối con ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu. Gợi ý thực đơn cho bữa tối là thịt gà nấu chín mềm, đậu nghiền, khoai hấp và trái cây chín mềm như xoài, chuối.

  1. Cữ bú tối

Đây là bữa ăn cuối cùng trong ngày. Hãy đảm bảo trẻ được bú no trước khi đi ngủ. Trong khi cho con bú, hãy ôm ấp, vỗ về và kể chuyện cho con nghe.

Như vậy, trong một ngày, trẻ trải qua 9 bữa ăn cơ bản. Các bữa ăn cách nhau 1-4 tiếng phụ thuộc vào lượng thức ăn con ăn được. Các cữ bú và ăn dặm nên được bố trí vào cùng một khoảng thời gian giữa các ngày trong tuần.

Chất lượng giấc ngủ của bé phụ thuộc nhiều vào con có no hay không trước khi đi ngủ. Trẻ 9 tháng tuổi có thể ngủ liền tới sáng mà không thức dậy ăn đêm.

9 tháng tuổi là một trong những nấc thang phát triển vượt bậc của trẻ sơ sinh. Giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ 9 tháng có thể gặp ở tất cả trẻ sơ sinh. Tình trạng này không quá nguy hiểm xong có thể khiến trẻ còi cọc, chậm lớn.

Để bé tăng cân và phát triển chiều cao đạt chuẩn, mẹ nên chuẩn bị cho con một hệ miễn dịch khỏe mạnh với men vi sinh đa chủng kết hợp với chế độ ăn dặm hợp lý.

Hãy theo dõi BioAmicus để cập nhật thêm nhiều kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo từng giai đoạn phát triển. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại trao đổi với đội ngũ dược sĩ qua hotline 1900 636 985.



Bài viết liên quan