Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Nóng sốt kèm tiêu chảy ở trẻ em có phải bình thường

Mục lục

Nóng sốt kèm tiêu chảy ở trẻ em khiến cho tình trạng sức khỏe trẻ suy giảm nhanh. Điều đó khiến cho nhiều bậc phụ huynh vô cùng bối rối, lo lắng, không biết phải xử trí như nào. Hãy cùng tìm hiểu xem nóng sốt kèm tiêu chảy cảnh báo điều gì và cách xử trí phù hợp ngay trong bài viết sau.

nóng sốt kèm tiêu chảy ở trẻ

1. Vì sao trẻ bị tiêu chảy thường đi kèm sốt

Trẻ bị tiêu chảy kèm nóng sốt có thể bắt nguồn từ một hoặc nhiều nguyên nhân phối hợp gây nên. Những nguyên nhân đó thường bắt nguồn từ 2 nhóm nguyên nhân chính sau:

1.1. Sốt kèm tiêu chảy là cơ chế chống lại sự nhiễm khuẩn

Tiêu chảy thường đi kèm các hội chứng nhiễm khuẩn. Nhiều tác nhân là vi sinh vật gây bệnh, gây nhiễm trùng bị ức chế bởi nhiệt độ trong khoảng sốt. Do đó, sốt cao là cơ chế tự vệ đầu tiên, tiêu diệt virus, vi khuẩn. Quá trình tăng nhiệt độ cũng tăng hoạt động của bạch cầu, tế bào mast, kích thích các cơ chế phòng vệ khác của cơ thế.

Trong nhiều trường hợp, sốt báo hiệu sự hiện diện của tác nhân gây bệnh và mức độ nhiễm trùng. Như ở các trẻ mắc lỵ trực trùng thường có biểu hiện sốt cao 39-40 độ C. Trong khi đó, trẻ mắc lỵ amip chỉ có sốt nhé.

nóng sốt kèm tiêu chảy giúp chống lại vi khuẩn

Nóng sốt kèm tiêu chảy ở trẻ em là cơ chế chống lại sự nhiễm khuẩn

1.2. Sốt là dấu hiệu cảnh báo tiêu chảy có tổn thương các cơ quan

Các tổn thương có thể gặp khi trẻ bị tiêu chảy như nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiết niệu… Thậm chí tiêu chảy không được chữa trị kịp thời có thể khiến trẻ nhỏ tổn thương trung tâm thần kinh nhạy cảm như não, vỏ não, các trung tâm điều nhiệt dẫn tới sốt co giật.

Không chỉ thế, sốt còn báo hiệu mức độ của tiêu chảy. Con ăn phải đồ ăn chế biến chưa kỹ, không đảm bảo vệ sinh, uống nhiều bia rượu, trẻ đang mọc răng… có thể gây tiêu chảy sốt nhẹ. Tiêu chảy sốt nặng thường gặp trong nhiễm trùng đường tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, tác dụng phụ của thuốc, bệnh về đường tiêu hóa… Một số trường hợp tiêu chảy có sốt tăng khi có tổn thương nặng như viêm ruột thừa, nhiễm khuẩn đường ruột…

2. Sốt siêu vi có thể gây tiêu chảy ở trẻ em

Sốt siêu vi hay sốt virus là tình trạng sốt cấp tính do nhiều các tác nhân virus khác nhau (virus cúm A, B, COVID, Rhinovirus, Virus Dengue…). Virus bám vào niêm mạc ruột tiết ra độc tố. Làm giảm tiết nhầy, gây ra các tổn thương vi nhung mao ruột. Các trường hợp nặng còn có thể xuất hiện các ổ áp-xe, loét ruột. Những tổn thương ở ruột sẽ làm cản trở khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng, nước, điện giải, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Sốt siêu vi gây ra sốt, tiêu chảy, đi cùng cứng cổ, đau đầu, mệt mỏi… Mức độ bệnh lý và các triệu chứng đi kèm ở trẻ khác nhau, phụ thuộc:

– Cơ địa, sức đề kháng của mỗi trẻ

– Khả năng gây bệnh của các loại virus mắc phải

Mời mẹ xem thêm:

3. Nóng sốt kèm tiêu chảy ở trẻ em có đáng lo ngại không?

Nếu trẻ chỉ sốt nhẹ (38 độ C) thì các mẹ chưa cần lo lắng. Các cơn sốt nhẹ chưa ảnh hưởng nhiều đến cơ thể trẻ. Thời điểm trẻ mới bị sốt là lúc các tế bào, các chất trong cơ thể bắt đầu diệt trừ các tác nhân gây bệnh. Ở giai đoạn này, việc sử dụng thuốc hạ sốt và các biện pháp hạ sốt cũng không có tác dụng nhiều. Thậm chí việc áp dụng các biện pháp hạ sốt quá sớm còn khiến cho trẻ mất nhiều năng lượng hơn.

Tuy nhiên, các bậc phụ huynh vẫn cần sát sao theo dõi nhiệt độ của trẻ để có thể xử trí kịp thời. Nếu trẻ có sốt cao trên 38,5 độ C, mẹ có thể cho con uống thuốc hạ sốt. Tránh để xuất hiện của những triệu chứng nguy hiểm như co giật.

thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ sốt kèm tiêu chảy

Các mẹ luôn cần theo dõi nhiệt độ trẻ mỗi 3-6 giờ

Trong các trường hợp sau các mẹ nên đưa con mình đến bệnh viện càng sớm càng tốt để phát hiện sớm các bệnh lý (như viêm phổi, sốt rét, viêm màng não) cũng như tránh gặp những biến chứng nguy hiểm:

– Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt tiêu chảy

– Trẻ có các biểu hiện: thờ ơ hoặc không đáp ứng với kích thích, cáu gắt, quấy khóc nhiều

– Sốt kèm phát ban

– Tiêu chảy ra máu

– Xuất hiện cơn co giật

– Trẻ được bù dịch nhưng vẫn sốt

4. Xử trí tại nhà khi trẻ tiêu chảy kèm sốt

Nóng sốt kèm tiêu chảy có thể khiến cho cơ thể trẻ nhỏ suy nhược rất nhanh. Những xử trí ban đầu tại nhà của các bậc phụ huynh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mẹ nên trang bị cho mình một vài những kiến thức cơ bản để con dễ dàng vượt qua giai đoạn này.

4.1. Nhanh chóng hạ sốt cho trẻ

Trong trường hợp nóng sốt kèm tiêu chảy ở trẻ em, các mẹ cần hạ sốt trước, cầm tiêu chảy sau, không nên để sốt quá cao. Trẻ 1-2 tháng tuổi cần được điều trị hạ sốt tại cơ sở y tế. Đối với trẻ lớn hơn, các mẹ có thể thử những mẹo sau:

– Tắm hoặc lau mồ hôi trên người trẻ bằng nước ấm trong phòng kín gió. Nhiệt độ nước tối ưu nhất để tắm hoặc lau người cho trẻ là từ 36-39 độ C.

tắm hoặc lau người bằng nước ấm để hạ sốt ở trẻ

Lau người cho trẻ nhỏ bằng nước ấm để hạ sốt

– Thay cho bé quần áo mỏng nhẹ, thoáng khí và thấm mồ hôi. Quần áo thấm mồ hôi không tốt có thể khiến con nhiễm lạnh, viêm phổi.

– Cho trẻ nằm phòng mát. Căn phòng oi nóng có thể cản trở khả năng thoát nhiệt khi sốt.

Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể dùng thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10-15mg/kg cân nặng mỗi 4-6 giờ. Tuy nhiên, hãy giữ liên lạc với bác sĩ, dược sĩ để đảm bảo dùng thuốc an toàn, hiệu quả.

4.2. Bù nước, điện giải cho trẻ sốt cao tiêu chảy

Biện pháp bù nước, điện giải cho trẻ cần được quan tâm gấp đôi. Vì cả sốt và tiêu chảy đều khiến trẻ bị mất nước. Không được bù nước đầy đủ kịp thời sẽ làm cho trẻ khó hạ sốt hơn, thậm chí sốt cao hơn.

bù nước cho trẻ sốt kèm tiêu chảy

Bù nước cho trẻ tiêu chảy có sốt

Các bậc phụ huynh có thể bù nước cho con em mình bằng:

– Nước đun sôi để nguội (chỉ bù nước)

– Nước chanh muối

– Nước gạo rang

– Dung dịch Oresol (khuyến khích dùng Oresol mức độ thẩm thấu thấp)

– Sữa mẹ, sữa công thức tùy vào độ tuổi của trẻ.

Bù nước đúng cách, mẹ cho trẻ uống từ từ từng ngụm, hoặc uống bằng thìa. Bù nước sau mỗi lần đi ngoài và khi trẻ đang sốt, ngay cả khi con không khát.

4.3. Bổ sung men vi sinh đa chủng

Bổ sung men vi sinh được cho là có tác dụng làm giảm thời gian mắc tiêu chảy trong 24 giờ. Các lợi khuẩn đã được nghiên cứu là có khả năng làm giảm tổn thương niêm mạc ruột. Từ đó, bổ sung men vi sinh đa chủng góp phần làm cho hệ tiêu hóa nhanh chóng trở lại ổn định.

Tiêu chảy kèm theo sốt dù do nguyên nhân nào đều khiến trẻ chán ăn giảm hấp thu. Lợi khuẩn trong men vi sinh trực tiếp hoặc gián tiếp giúp trẻ tiêu thụ thức ăn, phân giải chúng thành amin, đường đơn, các chất thiết yếu khác. Giúp trẻ có đủ năng lượng, dinh dưỡng cần thiết để hạ sốt phục hồi cơ thể.

Thêm vào đó, nóng sốt kèm tiêu chảy, trẻ phải uống nhiều hạ sốt, kháng sinh dẫn đến loạn khuẩn ruột. Bổ sung đa dạng lợi khuẩn là giải pháp hữu hiệu cho trường hợp này.

Mỗi chủng lợi khuẩn lại có một lợi ích khác nhau hỗ trợ trẻ tiêu chảy. 2 chủng được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất là Lactobacillus và Bifidobacterium. Men vi sinh đa chủng, chứa được đồng thời 2 chi lợi khuẩn này là lựa chọn tối ưu được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Men 10 chủng BioAmicus – Men vi sinh đa chủng, hỗ trợ toàn diện các vấn đề tiêu hóa

Công thức đột phá 10 chủng lợi khuẩn

Men 10 chủng BioAmicus – Men vi sinh đa chủng, hỗ trợ toàn diện các vấn đề tiêu hóa

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete là dòng men vi sinh đa chủng đầu tiên tại Việt Nam với nhiều ưu điểm vượt trội:

– Men 10 chủng BioAmicus chứa 10 chủng lợi khuẩn thuộc cả 2 chi Lactobacillus và Bifidobacterium. Lợi khuẩn được phân lập tới chủng, thể hiện được các tác dụng toàn vẹn từ chủng tinh khiết. Giúp cải thiện toàn diện các vấn đề từ ruột non tới ruột già: Kém hấp thu, Tiêu chảy, Táo bón, Phân sống

– Men 10 chủng BioAmicus bổ sung đủ liều 1 tỷ lợi khuẩn. Đảm bảo cho lợi khuẩn phát triển nhanh chóng. Từ đó lấy lại cân bằng hệ vi sinh về tỷ lệ 85:15. Chỉ 5 giọt BioAmicus Complete mỗi sáng, mẹ cho con chiếc bụng khỏe 10 điểm.

– Men 10 chủng BioAmicus an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần 5 KHÔNG nổi bật: không biến đổi gen, không chất dễ dị ứng, không chất tạo màu, mùi, vị, không chất bảo quản. BioAmicus 10 chủng đảm bảo an lành như sữa mẹ.

Men 10 chủng BioAmicus hiện đã có mặt tại hơn 5000 nhà thuốc, điểm bán hàng mẹ và bé trên cả nước.

4.4. Bổ sung các vi chất quan trọng khác

Trẻ nóng sốt kèm tiêu chảy nhiều ngày thường xuyên mệt mỏi. Một phần nguyên nhân đến từ thiếu hụt vi chất quan trọng do tháo xổ phân. Những vi chất mẹ cần bổ sung là

– Kẽm: Giúp hồi phục niêm mạc, giúp ăn ngon, giảm thời gian tiêu chảy

– Vitamin A: Vi chất dễ bị mất đi nhất do tiêu chảy

– Vitamin C: Tăng khả năng miễn dịch, chống lại virus, vi khuẩn

Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho mẹ có con sốt kèm tiêu chảy. Không cần sốt ruột vì mọi chuyện sẽ trở lại bình thường sau khi con hết sốt 2-3 ngày. Nếu vẫn còn băn khoăn về tình trạng nóng sốt kèm tiêu chảy ở trẻ em, các mẹ có thể liên hệ hotline 1900 636 985. Theo dõi ngay website BioAmicus để không bỏ lỡ những chia sẻ hữu ích nuôi dạy con chuẩn chuyên gia.

 



Bài viết liên quan