Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh: Cẩm nang những điều cần biết A-Z

Mục lục

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là một tình trạng thường gặp nhưng khiến bố mẹ vô cùng lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng và cách xử trí như thế nào để nhanh chóng, an toàn và hiệu quả. Hãy cùng chuyên gia Bioamicus giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây!

1. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau

1.1. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa phát triển hoàn chỉnh

  • Chức năng tiêu hóa chưa hoàn thiện: Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ, làm cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn trở nên khó khăn hơn. Điển hình như dạ dày của trẻ sơ sinh nhỏ, thành ống tiêu hóa mỏng, các cơ tiêu hóa hoạt động không đồng nhất khiến con hay đau bụng, táo bón, dễ nôn trớ, nhanh no.
  • Hệ vi sinh đường ruột chưa ổn định: Hệ vi sinh đường ruột của trẻ còn non nớt, chưa phát triển đầy đủ, dễ bị mất cân bằng, từ đó làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
  • Thiếu enzym: Trẻ sơ sinh chưa sản xuất đủ các enzym cần thiết để tiêu hóa các loại thức ăn khác nhau như enzym lactase (phân giải lactose), lipase (tiêu hóa chất béo), và protease (tiêu hóa protein). Đây là một trong các nguyên nhân khiến bé không tiêu hóa hoàn toàn được các thành phần trong sữa hoặc thực phẩm, gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu. 

Nguyên nhân do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh được xem là không đáng lo ngại. Hệ tiêu hóa của con sẽ dần phát triển và hoàn thiện khi con được 7 tuổi.

So với trẻ sinh đủ tháng, trẻ sinh thiếu tháng cần nhiều thời gian hơn để hoàn thiện hệ tiêu hóa. 

trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non nớt

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện nên dễ bị rối loạn tiêu hoá

1.2. Không dung nạp lactose

Lactase là enzym cần thiết để phân giải lactose, một loại đường có trong sữa. Trẻ sơ sinh không có đủ lactase sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường lactose, gây nên các tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ như đau bụng, đầy bụng, tiêu chảy, nôn mửa.

Tình trạng này thường xảy ra khi bé chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức, hoặc mẹ ăn nhiều sản phẩm chứa lactose và cho con bú.

1.3. Sử dụng thuốc kháng sinh

Sử dụng thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh.

Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở trẻ và vô tình tiêu diệt cả một số lợi khuẩn đường ruột, gây nên mất cần bằng hệ vi sinh đường ruột hay còn gọi là loạn khuẩn ruột.

Loạn khuẩn đường ruột làm hệ tiêu hóa của con yếu ớt hơn, dễ bị tấn công bởi hại khuẩn. Cùng với tình trạng thiếu hụt men tiêu hóa và hoạt động chưa ổn định của ruột, trẻ hay mắc táo bón, chướng hơi hơn. 

Thêm vào đó, trẻ thiếu hụt lợi khuẩn có khả năng bị thiếu hụt các vi chất quan trọng như magie, vitamin B12, D. 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh do loạn khuẩn đường ruột rất phổ biến và hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị bằng cách bổ sung men vi sinh.

1.4. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng đạm sữa bò là một dạng dị ứng thực phẩm xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh, xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ phản ứng lại với protein có trong sữa bò, gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, thậm chí có nhiều trẻ bị sốc phản vệ.

Ngoài sữa bò, nhiều trẻ cũng có nguy cơ dị ứng với đậu nành (thành phần thường có trong sữa công thức), trứng, đậu phộng và các loại hạt.

1.5. Môi trường sống ô nhiễm

Hệ miễn dịch non nớt của trẻ rất dễ bị tổn thương nếu sống trong môi trường ô nhiễm. Nguồn gây bệnh tiềm ẩn trong nguồn nước ăn, thực phẩm, trong đất và đồ dùng hằng ngày của bé. Chúng có thể là virus, vi khuẩn, giun sán hoặc độc tố từ nấm mốc, vi khuẩn, kim loại nặng. 

Môi trường sống ô nhiễm khiến trẻ sơ sinh dễ mắc rối loạn tiêu hóa tái đi tái lại nhiều lần. Thậm chí, nếu tiếp xúc lâu, rối loạn tiêu hóa ở trẻ em sơ sinh sẽ tiến triển thành mãn tính.

1.6. Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Ở trẻ sơ sinh do hệ tiêu hóa còn non nớt, con chưa thể tiêu hóa toàn bộ thức ăn như người lớn. Sau đây là một số sai lầm khi cho con ăn dẫn tới rối loạn tiêu hóa mà đôi khi mẹ không hay biết:

  • Cho trẻ uống sữa bột pha sai công thức.
  • Không vệ sinh đúng cách bình đựng sữa, núm vú khiến vi khuẩn dễ xâm nhập.
  • Dùng sữa đã để lâu, quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Chế biến thực phẩm có độ thô lớn chưa phù hợp với trẻ.
  • Cho con ăn đồ chưa chế biến kỹ như gỏi, nộm, thịt lên men, nem chua.
  • Ép con ăn quá no, quá nhiều trong một bữa.
  • Cho trẻ ăn dặm quá sớm.

trẻ ăn dặm sớm có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa

Trẻ ăn dặm sớm dễ bị rối loạn tiêu hoá

1.5. Do bé bị viêm đường hô hấp

Khi viêm đường hô hấp, chất nhầy từ lớp niêm mạc đường hô hấp sẽ được tiết ra để lầm ẩm và bắt giữ vi khuẩn. Người ta gọi đó làm đờm.

Trẻ sơ sinh chưa biết nhổ đờm ra ngoài nên thường nuốt đờm. Điều này vô tình giúp vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa, gây ra rối loạn tiêu hóa.

1.6. Do bé mắc bệnh đường tiêu hóa 

Các bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày- ruột, viêm đại tràng, teo hẹp ống tiêu hóa… có thể dẫn tới các biểu hiện rối loạn tiêu hóa. 

Dù là bệnh lý bẩm sinh hay mắc phải, các bệnh này thường không phổ biến xong lại có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con. Trẻ mắc rối loạn tiêu hóa do bệnh đường tiêu hóa thường không khỏi nếu chưa chữa khỏi bệnh lý.

Như vậy, rối loạn tiêu hóa rất dễ mắc phải với trẻ sơ sinh. Ở độ tuổi này, mẹ luôn luôn cần phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho con.

2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh đôi khi không rõ ràng. Dưới đây là 6 triệu chứng thường gặp nhất. 

2.1. Ọc sữa

Ọc sữa xảy ra với cả trẻ bú mẹ và bú bình. Tuy nhiên, 75% số trường hợp sẽ hết ọc sữa sau 12 tháng. 

Biểu hiện hay gặp nhất là ọc sữa sau khi trẻ bú. Vừa dứt núm vú hoặc đặt con nằm là trẻ trớ sữa ra ngoài. Có khi con trớ ra toàn bộ lượng sữa vừa bú làm mẹ rất bất lực. Hiện tượng này xảy ra do mẹ cho bé ăn quá no, bú không đúng tư thế và nằm ngay sau khi bú.

Đôi khi, trẻ ọc sữa xa cữ bú. Con đang chơi tự nhiên ọc sữa. Con ho, khóc rồi trớ sữa. Đây có thể là do con ợ hơi kèm theo sữa hoặc do cơn co thắt cơ thực quản.

Ọc sữa thường không nguy hiểm. Song, mẹ cần tránh để con nôn trớ nhiều, sữa và dịch tiêu hóa đi lạc xuống khí quản. 

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em dưới 1 tuổi biểu hiện nôn

Ọc sữa là dấu hiệu rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất

2.2. Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa 

Tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh đặc trưng bởi việc tăng gấp đôi số lần đi tiêu. Số lần đi tiêu phụ thuộc vào lượng sữa con bú và số cữ bú trong ngày. Thông thường, mỗi ngày trẻ dưới 1 tháng đi ngoài 4-10 lần, trẻ 1-3 tháng đi ngoài ít nhất 2 lần. 

Tiêu chảy khiến phân của con chuyển từ khối mềm, đều màu thành khối lỏng, có nước, nhão. Đôi khi, trẻ tiêu chảy có thể đi ngoài phân sống, nhiều nước. 

Tiêu chảy có thể diễn ra nhanh (dưới 4 ngày) hoặc kéo dài (vài tuần). Chúng sớm gây ra các rối loạn nguy hiểm cho sức khỏe bé như rối loạn điện giải, mất nước, nhịp tim nhanh…

2.3. Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng phổ biến trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa. Xong, đau bụng rất khó được nhận biết ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng. 

Lúc này, mẹ quan sát các biểu hiện khó chịu khác của con như: đỏ mặt, vặn mình, khóc… Đặc biệt, khi trẻ co chân, cong người, tay nắm chặt, rất có thể con bị đau bụng. 

Đau bụng do rối loạn tiêu hóa thường là cơn đau âm ỉ kèm đầy chướng hơi và các biểu hiện khác.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em dưới 1 tuổi biểu hiện đau bụng

Đau bụng là triệu chứng phổ biến trong các trường hợp rối loạn tiêu hóa.

2.4. Đầy hơi do rối loạn tiêu hóa 

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh có triệu chứng cứng bụng, đầy hơi. Con có thể ợ hơi nhiều lần trong ngày, đôi khi dẫn tới ọc sữa. Đầy hơi khiến bé ợ hơi sẽ để lại mùi hôi trong khoang miệng, con biếng ăn, chán ăn.

Con cũng thường xuyên đánh hơi, bụng ậm ạch, căng tròn. Tình trạng này kéo dài khiến con khó chịu, quấy khóc, hấp thu kém.

2.5. Táo bón

Mẹ nhận ra táo bón khi con đi ngoài phân lớn, khô, cứng, sậm màu, đôi khi có rãnh nứt. Trẻ khó chịu, cáu gắt, ưỡn người không chịu đi ngoài do đau rát. Con đi tiêu ít hơn, có khi vài ba ngày mới đi tiêu một lần. 

Táo bón có thể đi kèm với đầy hơi, đau bụng. Nếu để lâu ngày, lượng phân tích tụ khiến con khó tiêu, sợ ăn, biếng ăn và suy dinh dưỡng.

Táo bón có thể xuất hiện cùng tiêu chảy. Có trường hợp táo bón và tiêu chảy xảy ra trong cùng 1 lần đi vệ sinh. Đó là khi một đầu phân khô cứng, đầu kia phân nát, tiêu chảy.

Mời mẹ tham khảo thêm

Đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ và đau dạ dày

2.6. Trẻ đi ngoài phân sống

Đi ngoài phân sống xảy ra do thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết đã bị đẩy ra ngoài. Triệu chứng này đặc trưng bởi tính chất phân lỏng, lẫn chất nhầy, lổn nhổn, nhìn rõ hình dạng thức ăn chưa tiêu hóa hết.

Nhiễm khuẩn đường ruột và mất cân bằng hệ vi sinh là nguyên nhân chính của tình trạng này. 

Mẹ lưu ý các triệu chứng rối loạn tiêu hóa đôi khi không rõ ràng. Không phải trẻ mắc rối loạn tiêu hóa nào cũng có tất cả những triệu chứng trên. Vì thế, khi trẻ sơ sinh gặp bất kỳ bất thường nào về tình trạng tiêu hóa, hãy nghĩ ngay tới rối loạn tiêu hóa.

3. Chẩn đoán rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Rối loạn tiêu hóa do rối loạn chức năng hay do tổn thương thực thể ở trẻ sơ sinh được chẩn đoán dựa trên các yếu tố:

  • Tiền sử sử dụng thuốc, thức ăn: Việc sử dụng thuốc kháng sinh, corticoid, tiền sử phẫu thuật hoặc dị ứng thực phẩm… đều có nguy cơ dẫn tới rối loạn tiêu hoá. Vậy nên, hãy theo dõi chế độ ăn uống, sinh hoạt chi tiết hằng ngày của con.
  • Triệu chứng điển hình: Ọc sữa, nôn trớ, khó nuốt, khó tiêu, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy, đau bụng… là các triệu chứng điển hình cho biết bé mắc rối loạn tiêu hoá. Các triệu chứng này gặp ở cả rối loạn tiêu hoá chức năng và bệnh lý.
  • Triệu chứng báo động của bệnh lý khác: Nếu rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt, sụt cân nhanh, vàng da, xuất huyết tiêu hoá… mẹ cần nghĩ ngay tới các bệnh lý gây tổn thương hệ tiêu hoá. 
  • Khám lâm sàng: Khám lâm sàng bao gồm quan sát sắc mặt, biểu hiện của con, sờ, gõ bụng con và khám miệng, lưỡi, mức độ đau của bé…
  • Cận lâm sàng: Chẩn đoán cận lâm sàng là các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh. Bao gồm: Siêu âm bụng hoặc CT-scan bụng, xét nghiệm sinh hoá máu hoặc tìm ký sinh trùng trong phân, chẩn đoán xác định theo Rome III và xác định các tổn thương ống tiêu hoá. Khám cận lâm sàng sẽ cho kết quả chính xác các bất thường gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh.

Rối loạn tiêu hoá chức năng ở trẻ thường không nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà. Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý cần được khám và chẩn đoán từ các bác sĩ chuyên môn. 

Nếu nghi ngờ con mắc rối loạn tiêu hóa do tổn thương thực thể, mẹ hãy lập tức đưa con đi khám để trị dứt điểm nguyên nhân.

chẩn đoán rối loạn tiêu hóa cho trẻ sơ sinh

Để chẩn đoán rối loạn tiêu hoá, bé sẽ được khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cần thiết

4. Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể phòng tránh nhờ chế độ ăn uống khoa học và bổ sung men vi sinh, mẹ có thể áp dụng như sau:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Trẻ bú mẹ hoàn toàn sẽ được hưởng những lợi ích từ sữa mẹ như dinh dưỡng cân bằng, dễ hấp thu và nguồn kháng thể dồi dào. 
  • Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng theo lứa tuổi: Ăn đầy đủ dinh dưỡng, con có nguồn nguyên liệu dồi dào để phát triển hoàn thiện các cơ quan, trong đó có cơ quan tiêu hoá.
  • Đảm bảo ăn chín uống sôi: Nấu chín thức ăn giúp tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế chúng tấn công bé.
  • Giữ gìn môi trường sống sạch sẽ cho trẻ: Điều này tránh cho trẻ tiếp xúc với các mầm bệnh từ môi trường. Đặc biệt, mẹ tránh được lây nhiễm chéo giữa trẻ khoẻ mạnh và đang mắc rối loạn tiêu hoá.
  • Không cho trẻ ăn quá nhiều mỗi bữa: Bữa ăn nên phù hợp với kích thước ống tiêu hoá và nhu cầu của con. Với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, việc tập ăn dặm chủ yếu cần hướng tới tập khả năng cầm, nhai, nuốt mà thôi.
  • Cho trẻ uống đủ nước: Với trẻ dưới 6 tháng, mẹ chưa cần cho con uống thêm nước. Xong, khi con trên 6 tháng, việc uống đủ nước hạn chế con mắc táo bón, rối loạn tiêu hoá.
  • Tẩy giun định kỳ cho trẻ: Giun sán không những gây rối loạn tiêu hoá mà còn khiến con gầy gò, chậm lớn. Bộ Y tế khuyên nên tẩy giun định kỳ cho trẻ 6 tháng 1 lần.
  • Bổ sung thêm men vi sinh cho trẻ: Bổ sung men vi sinh là giải pháp hữu hiệu cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi để phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hoá. Bổ sung lợi khuẩn trực tiếp giải quyết nguyên nhân rối loạn tiêu hoá do loạn khuẩn, kích thích sản xuất men tiêu hoá, giảm đầy chướng bụng.

5. Men 10 chủng BioAmicus Complete – Giải pháp cho trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Men 10 chủng BioAmicus Complete được tin dùng cho trẻ sơ sinh tại hơn 30 quốc gia với các ưu điểm vượt trội:

  • Là dòng men vi sinh 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam, kết hợp đa dạng 10 chủng lợi khuẩn, nhanh chóng bổ sung, xây dựng hệ vi sinh cân đối cho bé. Mỗi chủng lợi khuẩn lại có những lợi ích khác nhau, hỗ trợ giải quyết đa dạng các vấn đề trên đường tiêu hoá của con.
  • Là dòng men an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần Men 10 không chứa phụ gia tạo màu, mùi, vị, không chứa thành phần biến đổi gen và chất dễ gây dị ứng. Do đó, BioAmicus Complete được chỉ định cho cả trẻ sinh non, thiếu tháng.
  • Mỗi lọ chỉ 10ml, nằm gọn trong lòng bàn tay mẹ. Ống nhỏ giọt hạn chế tràn, đổ ngay cả khi mẹ đặt nằm nghiêng. Do đó, BioAmicus Complete dễ sử dụng và tiện mang theo bổ sung hàng ngày.

men vi sinh bioamicus cho rối loạn tiêu hóa ở trẻ dưới 1 tuổi

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus – Giải pháp vàng cho trẻ sơ sinh rối loạn tiêu hoá

Bài viết đã cung cấp cho mẹ cái nhìn tổng quan nhất về rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Nếu có thêm câu hỏi hay thắc mắc gì, mẹ hãy gọi tới hotline 1900 636 985 hoặc website BioAmicus để được tư vấn miễn phí.



Bài viết liên quan