Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa và những điều cần lưu ý

Mục lục

Trung bình cứ 2 trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám thì có 1 trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Các dấu hiệu đặc trưng, nguyên nhân và biện pháp cải thiện hội chứng này sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây. Xem ngay!

trẻ bị rối loạn tiêu hóa

1. Triệu chứng thường gặp khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là một thuật ngữ chung để chỉ các bất thường liên quan đến hệ tiêu hóa. Tình trạng này có thể gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày của trẻ.

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất đa dạng, bao gồm:

  • Tiêu chảy: tần suất đi ngoài nhiều hơn bình thường, tính chất phân lỏng, nhão, nhiều nước.
  • Táo bón: trẻ đi ngoài khó khăn, phân lớn, khô, tần suất đi tiêu dưới 3 lần/tuần
  • Nôn trớ: trẻ dễ bị nôn, ọc sữa sau khi ăn, luôn có cảm giác buồn nôn, ghê cổ
  • Đau bụng: đau bụng thành từng cơn hoặc âm ỉ không dứt, đau bụng khi ăn no, kéo dài hoặc tái phát thường xuyên
  • Đầy hơi, chướng bụng: Bụng căng cứng và khó chịu, thường kèm theo tiếng sôi bụng
  • Biếng ăn, ăn không ngon miệng: trẻ không cảm thấy thèm ăn, bỏ ăn, bỏ bú, hoặc thời gian cho ăn kéo dài hơn so với bình thường
  • Biểu hiện khác: ợ hơi, ợ chua, hơi thở có mùi, trào ngược dạ dày- thực quản

Các triệu chứng kể trên có thể diễn ra đồng thời hoặc riêng lẻ. Đôi khi, các dấu hiệu không rõ ràng. Trẻ có thể đi ngoài táo, lỏng thất thường hoặc chỉ cảm thấy buồn nôn mà không nôn. 

trẻ bị rối loạn tiêu hóa đau bụng

Đau bụng là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

2. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở bé

Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân chính khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Số lượng lợi khuẩn giảm sút tạo điều kiện cho hại khuẩn tấn công, sinh độc tố và gây bệnh.

Trẻ dưới 2 tuổi có hệ vi sinh chưa ổn định chính là đối tượng thường xuyên mắc rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ là:

  • Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện: Trẻ em có hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, khiến chúng dễ bị rối loạn tiêu hóa khi tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh.
  • Hệ tiêu hóa non nớt: Hệ tiêu hóa của trẻ còn đang phát triển, dẫn đến sự thích nghi kém với chế độ ăn uống mới hoặc thay đổi đột ngột trong chế độ dinh dưỡng.
  • Sử dụng kháng sinh không đúng cách: Việc sử dụng kháng sinh không theo chỉ dẫn của bác sĩ có thể làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, gây ra tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Môi trường sống ô nhiễm: Sống trong môi trường không sạch, chứa nhiều vi khuẩn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và nhiễm độc thực phẩm, đặc biệt khi sức đề kháng của trẻ còn yếu.
  • Do một số bệnh lý: Các bệnh viêm đường hô hấp, viêm ruột, dị ứng… đều có thể ảnh hưởng đến chức năng hệ tiêu hóa, khiến trẻ khó tiêu, đau bụng

rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột

Loạn khuẩn là nguyên nhân chính gây rối loạn tiêu hóa

3. Cần làm gì khi bé bị rối loạn tiêu hóa

Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa có thể hết ngay trong 1-2 ngày nếu trẻ được chăm sóc đúng cách.

Dưới đây là một số mẹo mẹ có thể sử dụng:

  • Dùng men vi sinh: Men vi sinh chứa lượng lớn vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Dùng men vi sinh vừa giúp cải thiện các triệu chứng, vừa nhanh chóng giúp trẻ lấy lại cân bằng   vi sinh đường ruột.
  • Cân đối lại thực đơn hằng ngày: Thực đơn hằng ngày nên có đủ các món dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Nếu trẻ nôn nhiều, nuốt kém, có thể xay, chia nhỏ thực phẩm để con dễ hấp thu hơn.
  • Cho trẻ bú mẹ: Với trẻ đang bú mẹ, hãy tiếp tục duy trì bú mẹ cho đến 2 tuổi. Sữa mẹ chứa các kháng thể và lợi khuẩn cần thiết, giúp trẻ nhanh chóng vượt qua các triệu chứng rối loạn tiêu hóa 
  • Dùng chất xơ hòa tan để cải thiện táo bón
  • Bổ sung nước, điện giải khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa kèm tiêu chảy, nôn trớ  

Ngoài ra, mẹ cũng cần để ý những thực phẩm nên và không nên ăn khi trẻ rối loạn tiêu hóa để bổ sung cho đúng.

Chi tiết xem tại: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì

Rối loạn tiêu hóa thường tái đi tái lại nhiều lần. Vì vậy, tốt hơn hết mẹ cần có các biện pháp phòng tránh để rối loạn tiêu hóa không xảy ra.

4. Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho trẻ tại nhà

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng cách cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa và duy trì ổn định hệ vi sinh.

xây dựng đường ruột khỏe mạnh

Cân bằng hệ vi sinh, phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Cụ thể:

  • Cho trẻ bú mẹ: Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời giúp tăng cường sức đề kháng và bảo vệ hệ tiêu hóa.
  • Bổ sung probiotics và prebiotics: Thêm chất xơ vào khẩu phần ăn và duy trì sử dụng men vi sinh, đặc biệt là men vi sinh đa chủng giúp duy trì hệ vi sinh khỏe mạnh.
  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng: Đảm bảo trẻ được cung cấp thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu, đầy đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh, tránh để trẻ tiếp xúc với nguồn bệnh có thể gây rối loạn tiêu hóa.
  • Sử dụng thuốc đúng cách: Không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc khác cho trẻ mà không có chỉ định của bác sĩ để tránh làm tình trạng bệnh nặng hơn.
  • Chủng ngừa, tiêm phòng đầy đủ: Đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm có thể gây rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt lưu ý lịch uống vacxin Rota để phòng ngừa tiêu chảy cấp.

5. Giải đáp một số câu hỏi về chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

5.1. Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?

Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa thường ở mức độ nhẹ và có thể chữa khỏi, không gây nguy hiểm cho trẻ.

Tuy nhiên, mẹ cũng cần chăm sóc trẻ đúng cách để sớm cải thiện sức khỏe đường ruột, tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa kéo dài gây suy nhược, thiếu dinh dưỡng.

Đối với các tình trạng cấp tính (nôn, tiêu chảy nhiều, đi ngoài kèm máu, nôn ra mật vàng, xanh…) mẹ nên cho trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

5.2. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có lây không?

Rồi loạn tiêu hóa do nguyên nhân chính là loạn khuẩn đường ruột, thường không lây. Khả năng mắc phụ thuộc chủ yếu vào sức khỏe của trẻ và sức khỏe hệ lợi khuẩn đường ruột.

Trên đây là toàn bộ những thông tin mẹ cần lưu ý khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Để tìm hiểu thêm các bài viết cùng chủ đề, vui lòng xem tại BioAmicus.vn hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để được tư vấn miễn phí.



Bài viết liên quan