Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Tác hại của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không thể bỏ qua

Mục lục

Nhắc đến tiêu chảy cấp, chắc hẳn cha mẹ đều lo lắng vì con đi ngoài nhiều, dẫn tới mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, các tác hại của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không chỉ dừng lại ở đó. Mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây để hiểu về các biến chứng nguy hiểm và cách xử trí với tiêu chảy cấp.

1. Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ và dấu hiệu nhận biết

Theo phân loại lâm sàng, tiêu chảy cấp là những đợt đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. 1 đợt thường kéo dài 5 – 7 ngày và không hơn 14 ngày.

Dấu hiệu điển hình để nhận biết tiêu chảy cấp là trẻ đi ngoài tóe nước. Nhiều khi phân lỏng có thể tràn ra ngoài tã/bỉm.

Đi kèm là những biểu hiện như: nôn, đau bụng, tiểu ít, da nhăn, lờ đờ mệt mỏi, sốt. Trẻ chán ăn vì mệt mỏi và đau bụng, nhưng ăn vào thì lại nôn hết ra. Dẫn tới suy dinh dưỡng và mất nước – tác hại của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em khiến hàng nghìn ca tử vong mỗi năm ở Việt Nam.

dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ

Dấu hiệu quan trọng để phát hiện và chẩn đoán tiêu chảy cấp

Các dấu hiệu khác, mẹ xem chi tiết tại: Dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em

2. Nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ

Virus, vi khuẩn và nấm mốc hay kí sinh trùng là nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em. Qua nhiều con đường như phân – miệng, tay miệng, thực phẩm chưa chín hay thói quen mút tay của trẻ. Các tác nhân xâm nhập vào cơ thể và làm rối loạn hệ tiêu hóa.

Các rối loạn gây tiêu chảy cấp thường tuân theo 2 cơ chế sau:

– Cơ chế 1: Tiêu chảy không có tổn thương niêm mạc ruột

Tiêu chảy là do rối loạn nhu động ruột hay trẻ ăn nhiều thức ăn khó hấp thu. Khiến kéo nước vào trong lòng ruột. Trường hợp này, các tác hại của tiêu chảy không lâu dài, chủ yếu đến từ việc mất nước, điện giải.

– Cơ chế 2: Tiêu chảy có tổn thương niêm mạc ruột

Các tác nhân gây nhiễm trùng xâm nhập tế bào ruột non. Chúng làm tổn thương hoặc phá hủy niêm mạc ruột, gây viêm, hoại tử ruột. Gây ra hậu quả lâu dài trên hệ tiêu hóa.

Nếu không điều trị kịp thời, các tổn thương niêm mạc ruột sẽ dẫn tới tiêu chảy kéo dài, hội chứng bất dung nạp Lactose thứ phát, viêm loét đường tiêu hóa, thậm chí là thủng ruột phải cắt bỏ.

Dù xảy ra theo cơ chế nào, tiêu chảy cấp đều tăng kéo nước vào ruột, khiến 80-90% trong phân là nước. Những tác hại của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em luôn tiềm tàng những nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của bé.

3.  5 tác hại của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Trên thế giới, tiêu chảy cấp là căn bệnh phổ biến với trẻ nhỏ, chỉ đứng sau bệnh hô hấp. Những tác hại nguy hiểm của tiêu chảy cấp đã khiến nó trở thành nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi, nhất là tại các nước phát triển.

3.1. Mất nước ở bệnh nhi tiêu chảy cấp

Như mẹ đã biết, tiêu chảy cấp khiến con đi ngoài > 4 lần/ngày, có bé thậm chí 20 – 30 lần một ngày. Đi ngoài liên tục, trẻ sẽ mệt mỏi, chẳng buồn ăn uống gì. Cộng thêm việc phân có 80 – 90% là nước. Chắc chắn bé sẽ bị mất nước, mất điện giải và suy kiệt.

Bị mất nước nhẹ/vừa, trẻ có thể khát nước, tiểu ít, người vật vã, thở nhanh, tay chân lạnh. Khi tiến triển nặng, bé sẽ lạnh toàn thân, mắt trũng, miệng khô, da mất tính đàn hồi, huyết áp rất thấp, mạch đập nhanh.

trẻ tiêu chảy mất nước môi khô

Mất nước khiến da trẻ khô ráp, nhợt nhạt

Nếu không bù đủ nước kịp thời, trẻ sẽ rối loạn huyết động, cơ thể suy kiệt, dẫn tới suy tuần hoàn, ngất thậm chí tử vong.

3.2. Rối loạn điện giải và chuyển hóa ở trẻ tiêu chảy

Trong cơ thể, các chất điện giải như Natri, Kali, Clo,… có vai trò quan trọng trong mọi hệ thống như cơ bắp, máu, tiêu hóa, tuần hoàn hay thần kinh.

Tác hại của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em trên chuyển hóa phải kể đến nhiễm toan máu. Mất nhiều bicarbonate (HCO3-) khiến pH máu tăng cao. Hệ thần kinh trung ương bị ức chế dẫn tới các biểu hiện đờ đẫn, mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ, chán ăn, vàng da, loạn nhịp tim.

Rối loạn điện giải xảy ra do thay đổi nồng độ các ion Na, Ka, Cl. Hậu quả trước mắt bao gồm: yếu mỏi cơ thậm chí liệt cơ, giảm nhu động ruột, tắc mật, hạ huyết áp. Trẻ có biểu hiện hôn mê, co giật, chướng bụng…

Thiếu hụt Natri, Kali hoặc tăng quá mức Clo trong một thời gian dài sẽ gây trụy tim mạch, phù não, và suy thận cấp. Những biến chứng này càng làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy, gây suy kiệt cơ thể và tử vong.

3.3. Suy dinh dưỡng do kiêng khem, kém hấp thu và tổn thương tế bào ruột

Suy dinh dưỡng do giảm cảm giác thèm ăn, năng lượng nạp vào, mất chất dinh dưỡng và kém hấp thu. Biến chứng này xảy ra với cả trẻ có hay không có tổn thương niêm mạc ruột. Hay gặp nhất là trẻ đang ăn dặm, các bé bị suy dinh dưỡng trước đó, trẻ sinh non thiếu cân có đề kháng yếu.

Suy dinh dưỡng làm giảm số lượng tế bào biểu mô (có chức năng hấp thu dưỡng chất). Ảnh hưởng đến hệ thống kháng thể, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh xâm chiếm đường ruột, làm tiêu chảy càng kéo dài.

trẻ bị suy dinh dưỡng trong tiêu chảy cấp

Sai lầm kiêng khem quá đà trong tiêu chảy cấp gây suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng có thể kéo dài 1-2 tháng và thậm chí lâu hơn sau khi con khỏi tiêu chảy cấp. Vì vậy cần có các biện pháp hỗ trợ hấp thu, tăng cường dinh dưỡng để phòng ngừa biến chứng này.

3.4. Ảnh hưởng chức năng trí tuệ

70% các chất cấu tạo nên não bộ là nước. Tiêu chảy cấp gây thiếu nước điện giải, ảnh hưởng tới bộ não, bao gồm:

Giảm trí nhớ và sự tập trung. Theo các nghiên cứu, sự thiếu hụt 2% dịch cơ thể sẽ làm giảm khả năng tập trung và ghi nhớ thông tin của não bộ

Phù não. Khi rối loạn điện giải xảy ra, tế bào não sẽ chủ động hấp thu Na, K để khôi phục lại thể tích. Lúc này, nếu bù dịch quá nhanh có thể dẫn tới phù não.

Động kinh. Rối loạn điện giải cộng thêm suy thận cấp có thể dẫn tới co giật, động kinh.

Khi thiếu dịch, cơ thể sẽ phát cảnh báo “khát” lên não. Những biểu hiện để nhận biết là trẻ khô miệng, khát nước, khô mắt, da khô và chóng mặt đau đầu. Bổ sung nước nên làm hàng ngày và đủ lượng, tùy từng nhu cầu khác nhau của mỗi độ tuổi.

3.5. Ảnh hưởng lên các hệ cơ quan

Một tác hại của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em phải kể đến suy thận cấp. Tiêu chảy làm giảm lượng dịch cơ thể tới thận, không đáp ứng đủ nhu cầu của thận. Từ đó làm suy giảm chức năng thận. Các chất dư thừa không được lọc thải ra ngoài mà tích lũy gây độc cho cơ thể.

Trẻ bị tiêu chảy cấp mà thấy có hiện tượng sưng phù, tiểu ít, hơi thở có mùi khó chịu. Thì cần mang trẻ tới cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Như vậy, có thể thấy mất nước, rối loạn điện giải/chuyển hóa hay suy dinh dưỡng là những dấu hiệu đến trước. Nhưng lại có thể hồi phục. Nếu cha mẹ chủ quan, không theo dõi, bù nước kịp thời và chăm sóc đúng cách, tiêu chảy cấp có thể gây ra những biến chứng khó lường, để lại hậu quả to lớn về sau.

Mời mẹ xem thêm: Đau bụng tiêu chảy ở trẻ em

4. Chăm sóc trẻ đúng cách hạn chế các tác hại của tiêu chảy cấp

Để tiêu chảy cấp không tiến triển nguy hiểm, cha mẹ cần chú ý trong cách chăm sóc trẻ. Bao gồm:

nguyen-tac-dieu-tri-tieu-chay-cap

Nguyên tắc điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ

4.1. Nhanh chóng bổ sung đủ nước, điện giải

Bổ sung đủ nước và điện giải là điều đầu tiên mẹ cần làm khi con gặp tiêu chảy cấp. Nếu trẻ ở độ tuổi bú mẹ, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và lâu hơn. Kết hợp với Oresol nếu con mất nước nặng. Với trẻ đã cai sữa mẹ và đang tập ăn dặm, bên cạnh bổ sung Oresol, mẹ có thể cho con ăn các thức ăn lỏng (nước xúp, nước cơm, nước cháo hoặc nước sạch).

4.2. Bổ sung men vi sinh đa chủng

Men vi sinh bổ sung các lợi khuẩn giúp cân bằng hệ đường ruột, ức chế hại khuẩn. Từ đó giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây tiêu chảy cấp. Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích sử dụng men vi sinh đa chủng để giảm số lần đi ngoài, hỗ trợ bé hấp thu và chuyển hóa tốt hơn.

Men 10 chủng BioAmicus – Công thức đột phá 10 chủng lợi khuẩn

men vi sinh 10 chủng tác dụng nổi trội

BioAmicus Complete – công dụng vượt trội, hỗ trợ bảo vệ trẻ khỏe mạnh

Men 10 chủng BioAmicus Complete cung cấp 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm quan trọng nhất với đường ruột của trẻ: Lactobacilli và Bifidobacteria. Đặc biệt phù hợp với trẻ tiêu chảy cấp do dùng kháng sinh, loạn khuẩn đường ruột, ăn uống kém hấp thu.

Men 10 chủng BioAmicus chứa các chủng lợi khuẩn ở cả ruột non và ruột già – nơi quyết định 80% miễn dịch tự nhiên của bé. Từ đó hỗ trợ tăng cường đề kháng khỏe, tiếp thêm sức mạnh cho trẻ chống lại tác nhân tiêu chảy cấp như E.coli, Salmonella, Rota virus…

Men 10 chủng BioAmicus với khả năng sống sót cao, sản phẩm cung cấp đủ 1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều. BioAmicus Complete đem lại hiệu quả nhanh chóng, hỗ trợ xây dựng lại đường ruột ổn định. Từng bước cải thiện các vấn đề tiêu hóa sau tiêu chảy như ăn không ngon, kém hấp thu, tiêu hóa yếu.

Mẹ hãy kiên trì cho con uống BioAmicus mỗi ngày, cả trong và sau đợt tiêu chảy với liều:

– Trẻ dưới 12 tháng tuổi: 5 giọt/lần/ngày

– Trẻ >12 tháng và người lớn: 5 giọt/lần, 1-3 lần/ ngày

4.3. Bổ sung kẽm

Cho con uống kẽm cùng với men đa chủng BioAmicus sẽ giúp nhanh chóng kìm chế các triệu chứng của tiêu chảy cấp. Kẽm kích thích trẻ thèm ăn, ăn ngon miệng. Men hỗ trợ cho hấp thu dinh dưỡng và tiêu hóa trơn tru. Vì vậy, nếu con bị tiêu chảy cấp, mẹ hãy bổ sung kẽm cho bé trong 10 -14 ngày và đừng quên kết hợp với men vi sinh đa chủng, mẹ nhé.

4.4. Theo dõi tình hình sức khỏe của trẻ thường xuyên

Tiêu chảy cấp đáng sợ bởi những diễn biến cấp tính và dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Vì vậy cần sự theo dõi và chăm sóc gần như mọi lúc của cha mẹ.

Sau 7 ngày điều trị tại nhà, nên đánh giá lại tình trạng bệnh của trẻ. Hiệu quả điều trị được phản ánh dựa trên 3 tiêu chí:

– Lượng thức ăn mà trẻ đã ăn

– Giảm tiêu chảy, tiêu chảy ít hơn (1-2 lần/ngày)

– Cân nặng được hồi phục

Nếu trẻ không cải thiện bệnh hay có một số dấu hiệu sau thì nên đưa tới bác sĩ:

– Con đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước hơn

– Khát nhiều hoặc khát mà không thể uống nước

– Sốt cao, không tỉnh táo

– Phân nhầy máu mũi

– Nôn tất cả mọi thứ

– Đau bụng dữ dội

Nhiều trường hợp đau lòng đã xảy ra do cha mẹ chủ quan hoặc chăm con chưa đúng cách. Sau 5-7 ngày điều trị mà không có tiến triển, mẹ lập tức liên hệ tới bác sĩ để được tư vấn kịp thời.

Bài viết dưới đây đã cung cấp cho mẹ các tác hại của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em. Để theo dõi nhiều mẹo chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp tại nhà, mẹ hãy theo dõi ngay trang web chính thức BioAmicus. Nếu cần tư vấn thêm, mời mẹ liên hệ tới hotline 1900 636 985

 



Bài viết liên quan