Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Thuốc điều trị táo bón ở trẻ em theo đúng phác đồ

Mục lục

Táo bón ở trẻ em là tình trạng thường gặp gây gây đau đớn, khó chịu ở trẻ. Khi táo bón trở nên nghiêm trọng hơn, dùng thuốc điều trị táo bón ở trẻ em là một biện pháp giải quyết hữu hiệu. Vậy lựa chọn thuốc trị táo bón ở trẻ như thế nào cho đúng? Mẹ hãy tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé.

Thuốc điều trị táo bón ở trẻ em

Điều trị táo bón cần dùng thuốc để giảm triệu chứng

1. Thuốc điều trị táo bón ở trẻ em

Theo đường dùng, thuốc điều trị táo bón ở trẻ em được chia thành 3 loại: thuốc nhuận tràng đường uống, thuốc đặt hậu môn và thuốc bơm hậu môn. Mỗi loại đều có cơ chế tác dụng riêng, cụ thể là:

1.1. Thuốc nhuận tràng đường uống trị táo bón

1.1.1. Thuốc nhuận tràng tạo khối

Thuốc có bản chất là polysaccarid tự nhiên hoặc tổng hợp như: cellulose, pectin, hemicellulose,… Cơ chế tác dụng chính là:

– Làm mềm phân: khi vào cơ thể, các polysaccarid hút nước, trương nở tạo gel không tan, không hấp thu trong ruột. Các gel này làm mềm phân, giảm độ đặc phân, tăng khối lượng phân.

– Tăng nhu động ruột: polysaccarid trong đại tràng bị phân giải thành nước, CO2, CH4 và các acid béo: acid acetic, acid butyric…Những chất mày giúp tăng nhu động, tăng đẩy phân xuống đại tràng và dễ dàng tống ra ngoài cơ thể.

Thuốc hấp thu và đạt nồng độ tác dụng trong 12 – 24 giờ. Thời gian bán thải của thuốc trong khoảng 24 – 48 giờ.

Do tác dụng chậm, thuốc được chỉ định chính là phòng ngừa táo bón ở người lớn, người bị hội chứng ruột kích thích, viêm ruột. Thuốc an toàn với trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú. Chống chỉ định với bệnh nhân bị hẹp ruột, dính ruột, ruột kết, phình trực tràng…

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như:

– Đầy bụng, đầy hơi do vi khuẩn lên men polysaccarid.

– Sử dụng liều cao gây tiêu chảy.

– Không uống đủ nước có thể gây tắc ruột.

Do đó, khi mẹ sử dụng thuốc điều trị táo bón ở trẻ em loại này cần chú ý không uống thuốc trước đi ngủ. Đồng thời bổ sung đủ nước cho trẻ (tối thiểu 240ml nước/liều). Một số biệt dược trên thị trường như: Inuline, Citrucel, Ispaghula Husk,…

Citrucel là thuốc điều trị táo bón ở trẻ em

Citrucel là thuốc nhuận tràng tạo khối điều trị táo bón ở trẻ em

1.1.2. Thuốc nhuận tràng làm trơn

Bản chất của thuốc loại này là dầu khoáng. Cơ chế của dầu khoáng là tạo lớp màng bao quanh thành ruột làm trơn, ngăn tái hấp thu nước tại ruột tránh khô phân. Từ đó, chất thải dễ dàng di chuyển và tống ra ngoài.

Thuốc có tác dụng sau 6 – 8 giờ. Do đó được chỉ định với táo bón cấp, táo bón khó ra ở người lớn.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như:

– Giảm hấp thu vitamin tan trong dầu (A, D, E, K) do dầu khoáng đã hòa tan, khiến vitamin không thể hấp thu qua thành ruột.

– Viêm phổi: xảy ra trẻ em, người cao tuổi, khó nuốt…Do hít phải dầu khoáng vào phổi.

– Rò rỉ tại trực tràng gây kích ứng, ngứa, khó chịu vùng hậu môn.

Thuốc điều trị táo bón ở trẻ em loại dầu khoáng chống chỉ định cho trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, người suy nhược. Với trẻ em trên 6 tuổi, mẹ cần chú ý không cho bé uống trước khi đi ngủ, tránh xa bữa ăn.

Đồng thời tăng cường các vitamin tan trong dầu. Nếu trẻ bị ho hay hô hấp khó khăn, cần liên hệ ngay với chuyên gia để có hướng giải quyết kịp thời.

1.1.3. Thuốc nhuận tràng làm mềm

Thuốc nhuận tràng làm mềm có thành phần là muối natri, calci, kali của docusat. Bản chất của docusat là chất diện hoạt anion có vai trò nhũ hóa nước và các chất béo, chất xơ trong phân. Từ đó làm giảm sức căng bề mặt, tăng thấm nước làm mềm phân.

Ngoài ra, docusat còn có vai trò kích thích tiết dịch, nước, điện giải vào ruột. Với 2 cơ chế này, thuốc giúp phân ẩm, giảm đặc, cứng, giúp đẩy ra ngoài dễ dàng.

Thuốc có tác dụng sau 3 – 5 ngày vì cần thời gian nhũ hóa. Do đó, thuốc cũng được chỉ định phòng ngừa táo bón, đại tiện phân rắn.

Một số tác dụng phụ có thể gặp như: kích ứng họng, đau bụng, tiêu chảy. Khi sử dụng lâu dài có thể gây rối loạn nước, điện giải, giảm hấp thu vitamin A, D, E, K.

Khi cho bé uống thuốc điều trị táo bón ở trẻ em loại này, mẹ cần hòa với sữa hoặc nước trái cây để che lấp vị đắng của thuốc. Đồng thời cho bé uống nhiều nước trong ngày và sử dụng thuốc không quá 7 ngày. Một số biệt dược trên thị trường như: Rectiofar, Ausagel…

Rectiofar là thuốc nhuận tràng làm mềm

Rectiofar là thuốc nhuận tràng làm mềm điều trị táo bón ở trẻ em

1.1.4. Thuốc nhuận tràng kích thích

Cơ chế của thuốc trị táo bón ở trẻ em loại này là kích thích đám rối thần kinh ruột gây tăng nhu động ở cả ruột non và ruột già. Ở ruột non, thuốc có tác dụng nhanh, mạnh, tẩy xổ chỉ sau 2 – 6 giờ. Ở ruột già, thuốc làm thay đổi tính thấm, tăng kéo nước, điện giải vào lòng ruột, làm mềm phân.

Do tác dụng nhanh, mạnh, thuốc được chỉ định cho táo bón cấp tính, giải độc khi ngộ độc cấp, làm sạch ruột trước phẫu thuật.

Một số tác dụng phụ có thể gặp như: đau bụng, buồn nôn, nôn, rối loạn nước – điện giải. Ngoài ra, nếu dùng lâu ngày gây giảm calci, kali, huyết, giảm trương lực cơ…

Do thuốc có độc tính cao nên chống chỉ định với phụ nữ có thai, trẻ em dưới 10 tuổi. Với trẻ trên 10 tuổi, mẹ cần tuân thủ đúng liều và chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng thuốc kéo dài quá 7 ngày. Một số biệt dược trên thị trường như: Dulcolax, Bisacodyl, Danalax, Ducodyl…

1.1.5. Thuốc nhuận tràng thẩm thấu

Bản chất của thuốc là các dung dịch ưu trương giúp tăng thẩm thấu nước vào lòng ruột. Thuốc được chia thành 2 nhóm nhỏ có cơ chế khác nhau:

Muối nhuận tràng

Muối vô cơ như magie, sulfat, phosphat và citrat… làm chênh lệch áp suất thẩm thấu, giúp tăng kéo nước từ niêm mạc vào lòng ruột. Ngoài ra, Muối magie trong tá tràng giúp giải phóng cholecystokinin, giúp tăng nhu động ruột.

Polyalcol

Gồm lactose, sorbitol, glycerin, macrogol (PEG). Đây là các dung dịch ưu trương, giúp tăng áp suất thẩm thấu, tăng giữ nước trong lòng ruột. Lợi khuẩn trong trực tràng phân giải lactose làm tăng tần suất phân, tăng khối lượng phân.

Nếu ở dạng uống, thuốc hấp thu và có tác dụng sau 4 giờ. Ở dạng thuốc đạn, thuốc có tác dụng nhanh, chỉ sau 15 – 30 phút. Với lactose, thuốc có tác dụng chậm sau vài ngày. Tuy nhiên, thuốc an toàn với trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và cho con bú.

Đây là thuốc điều trị táo bón ở trẻ em thường được sử dụng vì tác dụng phụ khá ít gặp. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra như: đau bụng, đầy bụng, buồn nôn. Quá liều có thể gây tiêu chảy, rối loạn nước – điện giải.

Thuốc chống chỉ định với trẻ em dưới 2 tuổi do có chứa các ion vô cơ, gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Mẹ nên lưu ý cho trẻ uống thuốc lúc đói để tăng hiệu quả sử dụng. Đồng thời bổ sung đủ nước, điện giải tránh mất nước, thẩm thấu quá mức.

Một số biệt dược trên thị trường mẹ có thể tìm thấy như:

– Fortrans, forlax: chứa sorbitol, macrogol.

– Duphalac: chứa lactose

– Rectiofar, Microclismi: chứa glycerin

– Fleet Enema: chứa muối vô cơ nhuận tràng…

Duphalac là thuốc nhuận tràng thẩm thấu trị táo bón

Duphalac ít tác dụng phụ được dùng điều trị táo bón ở trẻ em

1.2. Thuốc đặt hậu môn

Thuốc đặt hay môn hay còn gọi là thuốc đặt trực tràng. Thuốc có dạng hình tròn hoặc hình viên đạn dùng để đặt vào hậu môn. Khi vào sâu trong cơ thể, thuốc có tác dụng gây thẩm thấu, giúp dễ dàng tống phân ra ngoài cơ thể.

Thuốc có thành phần chủ yếu là các polyalcol như lactose, sorbitol, glycerin, PEG…Một số thuốc điều trị táo bón ở trẻ em trên thị trường như Egletons Kid, Voltaren…

Ưu điểm của loại thuốc này là tác dụng nhanh, dễ dàng tống chất thải ra ngoài chỉ sau 15 – 30 phút. Tuy nhiên, thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như: dị ứng, ngứa ngáy, trĩ…Do đó, thuốc chỉ được chỉ định cho trẻ trên 2 tuổi.

1.3. Thuốc bơm hậu môn trị táo bón

Thuốc bơm trực tràng là thuốc được đưa vào hậu môn bằng cách dùng các dụng cụ cần thiết. Thuốc có tác dụng tăng nhu động ruột, tăng lượng nước đến phân bằng cơ chế gây thẩm thấu. Do đó, nhanh chóng đẩy chất thải ra ngoài.

Thành phần của thuốc bơm hậu môn tương tự như thuốc đạn trực tràng. Một số thuốc bơm hậu môn trên thị trường như: microclismi, rectiofar, fleet enema…

Thuốc điều trị táo bón ở trẻ em dạng bơm hậu môn có thể gây đau hơn thuốc đặt trực tràng. Ngoài ra, còn có một số tác dụng phụ như:

– Dị ứng, kích ứng trực tràng.

– Đau bụng, nôn, xuất huyết trực tràng

– Dùng lâu có thể gây mất phản xạ đi vệ sinh.

– Gây mất nước, điện giải, gây cáu kỉnh, mất tập trung.

– Giảm kali huyết, mất trương lực ruột.

Vì có nhiều tác dụng phụ, thuốc chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi. Với trẻ trên 2 tuổi, mẹ cần thao tác nhẹ nhàng, đúng cách. Đồng thời khi trẻ xuất hiện các bất thường, mẹ cần liên hệ với chuyên gia ngay.

Fleet enema là thuốc bơm hậu môn ít tác dụng phụ

Fleet enema là thuốc bơm hậu môn điều trị táo bón hiệu quả ở trẻ

2. Các sản phẩm bổ trợ khi trẻ bị táo bón

Thuốc trị táo bón ở trẻ em có thể gây nhiều tác dụng không mong muốn, sử dụng lâu dài có thể gây mất phản xạ đi vệ sinh ở trẻ. Do đó, ngoài cách điều trị bằng thuốc, mẹ có thể sử dụng các sản phẩm bổ trợ khi trẻ bị táo bón.

2.1. Chất xơ hòa tan

Chất xơ gồm 2 loại bao gồm 2 loại là chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan. Chất xơ không hòa tan có tác dụng tăng kích thước, khối lượng phân. Tuy nhiên, chất xơ không hòa tan cũng có thể gây khó tiêu, khiến phân cứng, làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón.

Chất xơ hòa tan trong hệ tiêu hóa biến đổi thành gel giúp hấp thu nước làm mềm phân, xốp phân. Ngoài ra còn làm tăng nhu động ruột giúp thụt tháo dễ dàng, cải thiện táo bón mà chất xơ không hòa tan không làm được.

Trong rau củ, chủ yếu là chất xơ không hòa tan. Do đó, mẹ cần bổ sung chất xơ hòa tan từ ngoài để cải thiện táo bón cho trẻ. Trên thị trường hiện nay, chất xơ Fibradis chính là lựa chọn đầu tay giúp đẩy lùi táo bón mà nhiều mẹ tin dùng.

Với những ưu điểm vượt trội:

– Gói bột thuận tiện, dễ dàng trộn vào thức ăn cho trẻ.

– Chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cần thiết, giảm táo bón hiệu quả.

– An toàn với trẻ từ 6 tháng.

– Được các chuyên gia hàng đầu khuyên dùng, có mặt tại hơn 3000 nhà thuốc tại Việt Nam.

Fibradis là chất xơ hòa tan giảm táo bón

Fibradis là chất xơ hòa tan được khuyên dùng cho trẻ táo bón

2.2. Men vi sinh đa chủng hỗ trợ trị táo bón ở trẻ em hiệu quả

Men vi sinh là lựa chọn phổ biến của nhiều mẹ giúp giảm táo bón ở trẻ. Men vi sinh chứa lợi khuẩn làm phân giải các chất khó tiêu, tăng khối lượng phân. Ngoài ta lợi khuẩn còn giúp lên men các chất làm tăng nhu động ruột, từ đó giúp tống tháo phân hiệu quả.

Trên thị trường có rất nhiều loại men, tuy nhiên mẹ cần lựa chọn loại an toàn, lành tính. Men vi sinh BioAmicus Complete chính là lựa chọn hoàn hảo hỗ trợ trị táo bón hiệu quả kể cả với trẻ sơ sinh. Sản phẩm chứa 10 chủng lợi khuẩn từ 2 nhóm quan trọng nhất Bifidobacteria và Lactobacillus.

– Nhóm Bifidobacteria giúp sản sinh acid lactic, acid acetic giúp phân giải chất xơ hòa tan tạo thành các acid béo chuỗi ngắn (axetat, propionat và butyrat). Từ đó, tăng lượng nước đến phân, làm mềm phân, tăng khối lượng phân.

– Nhóm Lactobacillus giúp phân giải lactose thành acid lactic, giúp tăng nhu động ruột, giúp dễ dàng tống phân ra ngoài.

– Chứa 5 không: không màu, không mùi, không vị, không chất bảo quản, không GMO. An toàn, lành tính như sữa mẹ, dùng được cho cả trẻ sơ sinh.

BioAmicus Complete giảm táo bón ở trẻ hiệu quả

Men 10 chủng BioAmicus Complete là giải pháp hoàn hảo hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ

3. Vậy táo bón ở trẻ nên uống thuốc gì, kết hợp như nào hiệu quả nhất?

Táo bón ở trẻ em nếu kéo dài sẽ càng khó khăn để điều trị và phục hồi hệ tiêu hóa. Vậy táo bón ở trẻ nên uống thuốc gì để tránh tái đi tái lại? Theo chuyên gia, mẹ nên kết hợp cả 3 loại: thuốc nhuận tràng, men vi sinh và chất xơ.

Phác đồ điều trị táo bón cho trẻ mẹ nên tham khảo đó là:

– Thuốc nhuận tràng: mẹ nên dùng thuốc nhuận tràng thẩm thấu để giảm thiểu tác dụng phụ. Sử dụng PEG 4000 liều 6 – 10 g/ngày, tăng giảm liều theo triệu chứng.

– Men vi sinh: Sử dụng BioAmicus Complete với liều cho trẻ dưới 1 tuổi: 5 giọt và 10 giọt với trẻ trên 1 tuổi.

– Chất xơ hòa tan: 1 – 2 gói Fibradis mỗi ngày.

Đồng thời, mẹ nên áp dụng các biện pháp khác giúp giảm táo bón ở trẻ như: bổ sung nhiều nước, thay đổi chế độ dinh dưỡng, massage cho trẻ, vận động thường xuyên…

Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã lựa chọn được đúng thuốc điều trị táo bón ở trẻ em. Nếu còn thắc mắc, mẹ hãy liên hệ qua hotline 1900 636 985 để được giải đáp  miễn phí từ các dược sĩ giàu kinh nghiệm.

Mời mẹ tham khảo thêm

Táo bón ở trẻ ăn dặm phải làm sao?
Táo bón ở trẻ ăn cháo gì giúp nhuận tràng, dễ tiêu

Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan