Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Bé bị táo bón nên ăn cháo gì giúp nhuận tràng, dễ tiêu

Mục lục

Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt với các bé trong giai đoạn ăn dặm, khiến bé khó chịu. Một chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt là các món cháo có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả. Vậy bé bị táo bón nên ăn cháo gì giúp phân mềm, dễ tiêu mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng? Tham khảo ngay 11 món cháo tốt cho tiêu hóa dưới đây!

bé bị táo bón nên ăn cháo gì

1. Lợi ích của cháo đối với trẻ bị táo bón

Cháo là món ăn mềm, dễ tiêu hóa, góp phần bổ sung nước và các chất dinh dưỡng cho bé.

Đặc biệt mẹ dễ dàng bổ sung chất xơ như rau xanh, củ quả... vào cháo giúp kích thích nhu động ruột, cho bé đi tiêu dễ dàng hơn.

Việc ăn cháo giúp bổ sung lượng nước cần thiết, làm mềm phân, cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón cho trẻ.

2. Lưu ý khi nấu cháo cho trẻ táo bón

Trước khi tìm ra món cháo phù hợp nhất với con, có một vài lưu ý mẹ cần nhớ khi chuẩn bị thức ăn cho bé bị táo bón như sau:

Bổ sung đầy đủ chất xơ

Chất xơ giúp phân mềm hơn và kích thích ruột đẩy tống phân ra ngoài. Đặc biệt, chất xơ hòa tan (từ một số loại rau, hạt, quả) là “thức ăn” của lợi khuẩn.

Hệ lợi khuẩn đường ruột phát triển tốt không chỉ giải quyết vấn đề táo bón mà cả các vấn đề đường ruột khác như khó tiêu, kém hấp thu, đi ngoài phân sống.

Cân bằng đủ 4 nhóm thực phẩm

Tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất nên bổ sung từ đa dạng nguồn dinh dưỡng khác nhau. Sữa mẹ cũng là nguồn giàu chất đạm, chất béo, lại dễ tiêu hóa với trẻ ăn dặm.

trẻ táo bón nên ăn đủ 4 nhóm chất

Cân bằng đủ 4 nhóm thực phẩm trong thực đơn hằng ngày cho bé

Tập cho trẻ ăn dặm từ loãng đến đặc

Ngay lập tức thay đổi độ đặc của món ăn khiến đường tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi dẫn đến táo bón. Hãy bắt đầu bằng những món mềm như sinh tố, bột, sau đó tăng dần độ thô tới cháo xay, cháo hạt.

Chú ý về hương vị của cháo

Đừng cố thêm gia vị cho phù hợp khẩu vị người lớn. Như thế sẽ là quá mặn, quá ngọt hoặc mùi quá nồng với con. Hãy để hương vị tự nhiên của các loại thực phẩm kích thích vị giác bé yêu.

Không nấu quá nhiều và ép trẻ ăn quá no

Lượng cháo mỗi ngày cần phù hợp với trẻ ở các độ tuổi khác nhau. Hệ tiêu hóa của con sẽ quá tải nếu phải xử lý một lượng thức ăn quá lớn, gây ùn ứ, khó tiêu.

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh hỗ trợ giúp ổn định hệ vi sinh đường ruột, cho một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đã được chứng minh cải thiện hiệu quả đối với tình trạng táo bón ở trẻ.

Mẹ nên bổ sung vi sinh cho con trước khi ăn cháo 30 phút, có thể trộn chung với cháo cho bé ăn nhưng không trộn khi cháo còn nóng

Có thể mẹ quan tâm:

Táo bón ở trẻ ăn dặm phải làm sao?
Táo bón ở trẻ em nên ăn gì để nhuận tràng, dứt táo

3. Bé bị táo bón nên ăn cháo gì?

Vậy cụ thể "Táo bón ở trẻ ăn cháo gì" hay "bé bị táo bón nên ăn cháo gì"? Mời mẹ cùng BioAmicus bắt tay vào chế biến các món cháo ngon lành theo công thức dưới đây!

3.1. Cháo rau mồng tơi nấu ngao

Pectin (một loại chất xơ hòa tan) trong rau mồng tơi có tác dụng nhuận tràng. Sự trương nở của chất nhầy này làm khối phân mềm, trơn trượt và dễ di chuyển. Cả ngao và mồng tơi đều có tính hàn, lại không độc, kết hợp tạo nên món cháo thanh mát cho bé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Gạo ngon: 60g
  • Ngao: 300g
  • Mồng tơi: 5-7 lá

Cách chế biến

Bước 1: Mẹ sơ chế ngao, gạn lấy nước luộc để riêng.

Bước 2: Thịt ngao và rau mùng tơi rửa sạch, băm nhỏ.

Bước 3: Thêm gạo vào phần nước luộc ngao, nấu chín.

Bước 4: Cháo chín thêm ngao vào nấu 3-5 phút, sau đó thêm rau mồng tơi, tiếp tục nấu 3-5 phút nữa. 

Với các biến thể khác của món cháo ngao mồng tơi cho trẻ táo bón, hãy thử thay ngao bằng tôm, cua, lươn, thịt gà.

3.2. Cháo chuối yến mạch

Chuối và yến mạch đều giàu chất xơ. Các chất xơ trong chuối và yến mạch là thức ăn ưa thích của lợi khuẩn. Chính vì thế, ăn cháo chuối yến mạch đồng nghĩa với xây dựng hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. Mẹ nên chọn chuối chín đều vì tanin trong chuối xanh có thể làm nặng thêm tình trạng táo bón.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Yến mạch: 60g
  • Chuối: 1 quả
  • Sữa: 250ml.

Cách chế biến

  • Bước 1: Chuối chín bóc vỏ, nghiền nhuyễn. 
  • Bước 2: Nấu yến mạch với sữa. Lưu ý để nhỏ lửa và khuấy nhẹ nhàng, tránh cháy sữa phía đáy nồi.
  • Bước 3: Yến mạch chín, nở đều thì bắc xuống và thêm chuối, trộn đều.
  • Bước 4: Xay, rây lại cho mịn nếu cần, có thể trang trí thêm các loại hoa quả mà bé thích.

cháo chuối yến mạch cho trẻ táo bón

Cháo chuối yến mạch hỗ trợ cải thiện táo bón

3.3. Cháo đậu bắp nấu tôm

Đậu bắp rất giàu chất xơ, bao gồm cả chất xơ không hòa tan và chất xơ hòa tan (galactan, pectin). Ngoài ra, mucin trong chất nhầy của đậu bắp giúp bảo vệ thành dạ dày, ống tiêu hóa, tăng tiết dịch vị kích thích tiêu hóa.

Cháo đậu bắp nấu với tôm vừa đảm bảo cân bằng đạm, tinh bột, lại bổ sung thêm nhiều chất xơ và khoáng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo ngon: 60g
  • Tôm: 50g
  • Đậu bắp: 50g

Cách chế biến

  • Bước 1: Làm sạch tôm (bóc vỏ, bỏ đầu, làm sạch chỉ ở lưng và bụng), cắt nhỏ. Đậu bắp làm sạch lông, bỏ hạt, băm nhỏ.
  • Bước 2: Nấu cháo chín sau đó thêm đậu bắp và tôm vào.
  • Bước 3: Nấu tiếp tới khi đậu bắp chín mềm thì tắt bếp.
  • Bước 4: Mẹ để nguyên hoặc xay nhuyễn tùy vào mức độ ăn thô của bé.

3.4. Cháo tôm rau dền

Từ lâu rau dền đã được biết đến với công dụng ngừa táo bón. Rau dền có tính hàn, thanh nhiệt lại giàu chất xơ hòa tan, hỗ trợ tốt hoạt động của lợi khuẩn đường ruột.

Lợi khuẩn hoạt động thuận lợi thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn, làm mềm phân, giảm đau rát khi bé đi nặng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo ngon: 60g
  • Tôm: 50g
  • Rau dền: 3 nhánh

Cách chế biến: 

  • Bước 1: Làm sạch tôm, cắt nhỏ, xào sơ. Rau dền rửa sạch, băm hoặc xay nhỏ
  • Bước 2: Nấu cháo chín, sau đó thêm tôm vào, nấu tiếp trong 2 phút
  • Bước 3: Tiếp tục thêm rau dền, nấu thêm 10 phút

3.5. Súp bí đỏ sữa bột

Nếu mẹ không có nhiều thời gian chuẩn bị thì súp bí đỏ sữa bột sẽ là lựa chọn tốt cho trẻ táo bón. Bí đỏ có giá trị dinh dưỡng cao, lại dễ nghiền nhỏ, dễ tiêu hóa. Ăn bí đỏ hằng ngày có tác dụng ôn bổ tỳ vị, được chứng minh là có tác dụng nhuận tràng.

súp bí đỏ cho trẻ bị táo bón

Súp bí đỏ sữa bột cải thiện táo bón cho trẻ

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bột gạo: 10g
  • Sữa bột: 12g
  • Thịt bí đỏ: 30g

Cách chế biến: 

  • Bước 1: Thịt bí đỏ mẹ đem luộc hoặc hấp chín, nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Sữa bột và bột gạo mẹ hòa tan trong khoảng 200ml nước nguội. Trộn đều hỗn hợp với bí đỏ đã nghiền.
  • Bước 3: Nấu trên lửa nhỏ tới chín bột, khuấy đều tránh dính và cháy ở đáy nồi.

Món súp bí đỏ sữa bột có thể được ăn nóng hoặc nguội đều ngon. Trẻ táo bón ăn súp bí đỏ sữa bột vừa tiêu hóa dễ, lại dễ tăng cân.

3.6. Súp khoai tây, cà rốt, củ cải

Khoai tây ít calo lại giàu dinh dưỡng, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, chữa đau bụng. Củ cải trắng chứa lignin (một lại chất xơ không tan) giúp tăng giữ nước ở ruột, giảm táo bón. Khoai tây, cà rốt, củ cải đều là những loại củ tính bình, mát, chứa nhiều vitamin, khoáng chất.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Khoai tây: 40g
  • Cà rốt: 40g
  • Củ cải: 40g

Cách chế biến

  • Bước 1: Khoai tây, cà rốt, củ cải rửa sạch, bỏ vỏ, cắt hạt lựu.
  • Bước 2: Thêm các nguyên liệu vào chung nồi, hầm tới chín mềm.
  • Bước 3: Xay nhuyễn các thành phần và rây lại cho mịn (nếu cần)

Mẹ có thể hầm rau củ bằng nước hầm xương hoặc nước nấu tôm, nấu thịt.

3.7. Khoai lang trộn sữa

Cùng với đậu bắp, khoai lang cũng là một nguồn chất xơ dồi dào. Mỗi 100g khoai lang chưa chế biến chứa 3,4g chất xơ. Ngoài ra, tinh bột kháng (tinh bột không tiêu hóa) trong khoai lang là nguồn “thức ăn” cho lợi khuẩn. Mẹ có thể trộn cùng sữa mẹ, sữa tươi hoặc sữa bột con hay ăn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Sữa: 50-100ml
  • Khoai lang: 50-100g

Cách chế biến:

  • Bước 1: Sơ chế khoai lang rồi luộc hoặc hấp chín
  • Bước 2: Vớt khoai lang ra bát, nghiền nhuyễn.
  • Bước 3: Thêm từ từ sữa vào khoai lang, trộn đều. Tiếp tục thêm sữa tới khi được hỗn hợp có độ đặc vừa phải.

3.8. Cháo vừng đen

Trong vừng đen có nhiều chất béo giúp bôi trơn niêm mạc ruột, do đó có tác dụng nhuận tràng. Từ lâu, vừng đen là một giải pháp hiệu quả giảm táo bón, đầy chướng bụng ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Cháo vừng đen dễ làm và có thể cho bé ăn thường xuyên hàng ngày.

Giảm táo bón cho trẻ với cháo mè đen

Cháo vừng đen cho trẻ ăn dặm táo bón

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo ngon: 60g
  • Vừng đen: 15g

Cách chế biến: 

  • Bước 1: Vừng đen đãi sạch, rang chín cho thơm sau đó giã hoặc xay nhỏ.
  • Bước 2: Nấu cháo cho chín rồi thêm vừng đen vào đảo tiếp thêm 3 phút.

3.9. Cháo đậu xanh

Mỗi 100g đậu xanh chứa 16g chất xơ nên là nguồn cung cấp chất xơ hiệu quả. Trong đậu xanh cũng chứa nhiều acid amin, chất béo, tinh bột và vi lượng. Các nghiên cứu cho thấy, lượng protein trong đậu xanh lớn hơn các loại ngũ cốc khác. Vì vậy, đậu xanh là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo ngon: 60g
  • Đậu xanh: 20g
  • Nước dùng: 100ml

Cách chế biến

  • Bước 1: Đậu xanh ngâm nước trong 2-3 giờ.
  • Bước 2: Thêm đậu xanh, gạo vào nước dùng, nấu tới chín. Khi sôi hạ nhỏ lửa, khuấy đều tránh cháy đáy nồi.
  • Bước 3: Để nguội, xay nhỏ lại nếu cần.

Mẹ có thể chuẩn bị đậu xanh cả vỏ hoặc đã tách vỏ. Đậu đã tách vỏ sẽ có thời gian ngâm ngắn hơn chưa tách. Nước dùng mẹ chuẩn bị nước ninh xương, nước thịt gà hoặc rau củ.

3.10. Cháo thịt lợn cà rốt và khoai lang

Thịt lợn nấu chung với cà rốt, khoai lang là món ngon cho trẻ táo bón ăn cháo. Tinh bột tốt trong khoai lang bổ sung cùng với các vitamin trong cà rốt cho bé tiêu hóa thuận lợi và phát triển khỏe mạnh.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo ngon: 60g
  • Khoai lang: 15g
  • Cà rốt: 15g
  • Thịt lợn: 50g

Cách chế biến

  • Bước 1: Sơ chế khoai lang, cà rốt, bỏ vỏ, sắt hạt lựu sau đó đem hấp chín, nghiền mịn.
  • Bước 2: Thịt lợn băm hoặc xay nhỏ.
  • Bước 3: Nấu cháo chín. Thêm thịt lợn đã băm vào, nấu thêm 20 phút.
  • Bước 4: Thêm khoai lang và cà rốt, khuấy đều và nấu thêm 10 phút.

bé bị táo bón ăn cháo thịt cà rốt

Cháo thịt lợn, cà rốt, khoai lang làm dịu tình trạng táo bón

3.11. Cháo tôm bí đỏ ăn dặm

Ngoài nấu súp với sữa bột, bí đỏ còn có thể chế biến thành món cháo tôm bí đỏ cho trẻ táo bón. Chỉ với các nguyên liệu đơn giản, mẹ dễ dàng chế biến món ăn ngon, bổ dưỡng cho con theo công thức sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Gạo ngon: 60g
  • Tôm: 30g
  • Thịt bí đỏ: 30g

Cách chế biến

  • Bước 1: Bí đỏ mẹ đem luộc hoặc hấp chín, nghiền nhuyễn.
  • Bước 2: Tôm mẹ rửa sạch, lấy đầu nấu nước dùng, phần thịt băm hoặc xay nhỏ.
  • Bước 3: Vớt đầu tôm, lọc nước dùng lấy nước nấu cháo.
  • Bước 4: Cháo chín thêm thịt tôm vào, nấu thêm 10 phút.
  • Bước 5: Thêm bí đỏ nghiền, trộn đều, nấu tiếp trong 5 phút.
11 món cháo cho trẻ táo bón ở trên là những công thức dễ làm, nguyên liệu phổ biến, phù hợp với trẻ. Nếu muốn thay đổi độ thô, mẹ có thể xay lại cháo hoặc cách chia nhỏ nguyên liệu mà không cần thay đổi công thức. Đa phần các món cháo đều có thể thêm men vi sinh để tăng cường hiệu quả chữa táo bón, ổn định hệ vi khuẩn đường ruột, cho bé tiêu hóa dễ dàng, thuận lợi.

4. BioAmicus Men 10 chủng – Giải pháp an toàn cho trẻ táo bón

Men 10 chủng BioAmicus vừa cải thiện tình trạng táo bón, vừa phòng táo bón ở trẻ ăn cháo với ưu điểm nổi bật: Chứa 10 chủng lợi khuẩn được phân lập tới cấp chủng từ hai nhóm Bifidobacterium và Lactobacillus

Việc kết hợp 10 chủng lợi khuẩn mang lại hiệu quả toàn diện. Các lợi khuẩn đã được chứng minh có khả năng tiêu diệt hại khuẩn, hạn chế quá trình lên men kỵ khí, hoàn thiện hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Các vấn đề trên đường tiêu hóa được giải quyết dễ dàng, trong đó có táo bón, đầy hơi, chướng bụng.

Men vi sinh BioAmicus Complete cho trẻ hết táo bón

BioAmicus Men 10 chủng – Giải pháp an toàn cho trẻ táo bón

Men vi sinh 10 chủng còn tốt hơn khi dùng cùng cháo. Hai nhóm lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus hỗ trợ thủy phân tinh bột, chất đạm và tận dụng tối đa chất xơ từ rau củ trong cháo. Không có thức ăn ùn ứ, nguy cơ trẻ mắc táo bón sẽ giảm đáng kể.

Các lợi khuẩn trong men 10 chủng BioAmicus Complete có khả năng sống sót lên tới 95% khi qua đường tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên bổ sung vào cháo nguội để đảm bảo đủ lợi khuẩn có tác dụng.

BioAmicus Complete cam kết an toàn với tiêu chí 5 không: Không chất bảo quản, không chất tạo mùi, tạo vị, không thành phần biến đổi gen và không chứa chất gây dị ứng. Vì thế, mẹ có thể an tâm sử dụng cho bé hàng ngày.

Hãy liên hệ với hotline 1900 636 985 hoặc để lại thông tin tại trang web chính thức BioAmicus để nhận tư vấn miễn phí từ đội ngũ dược sĩ giàu kinh nghiệm.



Bài viết liên quan