Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số trẻ bú mẹ lại gặp tình trạng tiêu chảy. Giải pháp cho vấn đề này là gì? Trẻ bú mẹ bị tiêu chảy có nên cai sữa hay không? Hãy xem ngay câu trả lời qua phần chia sẻ của chuyên gia phía dưới đây.
Trẻ bị tiêu chảy là khi con đi ngoài phân lỏng và tóe nước trên 3 lần/ngày.
Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ, dấu hiệu có thể có sự khác biệt. Trẻ sơ sinh đi ngoài phân lỏng, nhão là bình thường. Nhưng khi tần suất đi ngoài nhiều hơn 2-3 lần/ngày thì trẻ được chẩn đoán là mắc tiêu chảy. Đôi khi, lượng phân nhiều hơn bình thường có thể làm tràn bỉm
Dấu hiệu trẻ bú mẹ bị tiêu chảy
Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp các triệu chứng khác đi kèm như:
Trẻ bú mẹ hoàn toàn thường ít gặp các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng tại sao trường hợp trẻ bị tiêu chảy vẫn xảy ra? Dưới đây là một số lý do phổ biến nhất.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp tới thành phần và chất lượng sữa mẹ. Mẹ ăn các thực phẩm khó tiêu, cay hoặc chứa các chất kích thích như cafein, gia vị nặng, đồ uống có cồn… có thể khiến trẻ bú mẹ bị tiêu chảy.
Ngoài ra, việc mẹ sử dụng một số loại thuốc cũng là lý do gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Điển hình như các thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột của bé dẫn đến rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy sau khi mẹ dùng kháng sinh 7-10 ngày.
Đối với người mẹ đang cho con bú, hãy tuân thủ các chỉ định của bác sĩ khi dùng bất cứ loại thuốc nào.
Mẹ dùng thuốc trong quá trình cho con bú khiến bé tiêu chảy
Trường hợp trẻ bú sai cách thường gặp ở mẹ mới tập cho bú, khiến cho bé bị tiêu chảy.
Khi mới bú sữa, sữa sẽ thường trong và loãng hơn, khi bú gần hết sữa sẽ đặc lại. Nếu mẹ chỉ cho con bú trong thời gian ngắn và liên tục đổi bên, trẻ sẽ chỉ nhận được sữa đầu (loãng và nhiều nước) dẫn đến đi ngoài nhiều hơn, phân lỏng.
Cho bú đúng cách, mẹ cần cho bé bú liên tục một bên đến khi hết sữa để nhận được cả sữa đầu và sữa cuối (chứa nhiều dinh dưỡng, chất béo).
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu, dễ bị nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột khi tiếp xúc với môi trường, bình sữa, núm vú, đồ chơi không sạch sẽ.
Nếu mẹ không vệ sinh núm vú hoặc vệ sinh sai cách có thể tạo môi trường thuận lợi cho hại khuẩn phát triển và gây tiêu chảy ở trẻ khi con bú trực tiếp.
Trẻ bị bất dung nạp lactose có thể bị tiêu chảy khi bú mẹ hay uống sữa bò, sữa công thức. Đây là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ enzyme lactase để phân hủy lactose - một loại đường có nhiều trong sữa.
Bất dung nạp lactose có thể xảy ra với bất kỳ trẻ nào, thường bị tác động bởi các yếu tố sau:
Khi trẻ bị tiêu chảy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ đóng vai trò quan trọng, giúp hỗ trợ đường tiêu hóa của trẻ được khỏe mạnh.
Bữa ăn của mẹ không chỉ cần có đủ dinh dưỡng để bé phát triển mà còn cần an toàn, vì nhiều chất trong thức ăn có thể trực tiếp đi qua sữa. Mẹ nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất khoáng, kali và có thể bổ sung lợi khuẩn:
Mẹ nên ăn nhiều rau, củ, quả để bổ sung vitamin, khoáng chất, đặc biệt là kali
Ngoài những thực phẩm mẹ nên ăn, có một số thực phẩm mẹ cần tránh khi bé bị tiêu chảy:
Ngoài ra, nếu nghi ngờ bất kỳ loại thực phẩm nào gây tiêu chảy cho bé, hãy loại bỏ chúng khỏi bữa ăn của mẹ.
Khi trẻ bú mẹ bị tiêu chảy, việc chăm sóc tại nhà đúng cách rất quan trọng để đảm bảo bé không bị mất nước, nhanh chóng hồi phục và hạn chế tiêu chảy lây lan.
Chăm sóc bé sơ sinh bị tiêu chảy như thế nào
Vệ sinh cho trẻ sau mỗi lần đi tiêu và luôn rửa tay sau khi thay tã cho bé. Điều này giúp tình trạng tiêu chảy ở trẻ bú mẹ nhanh chóng kết thúc và không lây lan cho các thành viên khác trong gia đình.
Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ bình sữa, núm vú sạch sẽ để hạn chế nhiễm khuẩn.
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ có thể tăng dần cữ bú để bổ sung nước. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống thêm nước, nước ép trái cây hoặc dung dịch điện giải.
Bổ sung men vi sinh giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ hoạt động ổn định, hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, loạn khuẩn. Một hệ vi sinh khỏe mạnh không chỉ giúp con phòng ngừa tiêu chảy mà còn kích thích hấp thu dinh dưỡng, cải thiện vị giác và hỗ trợ tăng cân tự nhiên.
Bổ sung men vi sinh cho trẻ sơ sinh, mẹ nên ưu tiên những sản phẩm an toàn, được chuyên gia khuyên dùng và có mặt tại các nhà thuốc, bệnh viện lớn như Men 10 chủng BioAmicus.
Men vi sinh 10 chủng BioAmicus - Hỗ trợ cải thiện tiêu chảy, tiêu hóa trơn tru
Nếu nguyên nhân của tình trạng tiêu chảy đến từ việc cho bú sai cách, mẹ cần điều chỉnh lại tư thế bú của trẻ. Hãy cho con bú hết một bên bầu sữa, sau đó đổi sang bên còn lại.
Nếu trẻ không thế bú hết, mẹ có thể vắt bỏ một phần sữa đầu (chứa nhiều nước) để cho trẻ bú phần sữa sau (đặc và nhiều dinh dưỡng).
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy khi bú mẹ thường đi kèm hăm ở vùng da xung quanh hậu môn. Để xử lý, hãy rửa sạch hậu môn của trẻ sau mỗi lần đi tiêu và thoa một lớp kem hăm hoặc vaselin.
Ngoài ra, thay tã nhanh ngay sau khi trẻ di ngoài cũng có tác dụng chống hăm tã do tiêu chảy.
Mời mẹ đọc thêm: Cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em theo đúng phác đồ.
Trong đa phần các trường hợp, trẻ bú mẹ bị tiêu chảy không nên cai sữa. Ngược lại, các chuyên gia khuyên mẹ cho bé bú nhiều hơn. Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng và kháng thể tốt, giúp con chống lại các yếu tố gây tiêu chảy.
Nếu trẻ bị mất nước nhiều và không chịu bú, hãy tìm cách bù nước trước, sau đó cho trẻ bú lại sau. Nếu mẹ bị áp xe hoặc đang sử dụng một số loại thuốc, hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ trước khi cai sữa cho con.
Bài viết trên đã cung cấp những dấu hiệu, nguyên nhân thường gặp và một số cách chăm sóc trẻ bú mẹ bị tiêu chảy. Mong rằng qua đây ba mẹ đã có được cách chăm sóc bé tốt nhất cho riêng mình. Nếu có những thắc mắc khác, vui lòng liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc nhắn tin qua website BioAmicus để được hỗ trợ 24/7 nhé!