Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ chậm nói hay nói linh tinh: Hiểu đúng và cách khắc phục

Mục lục

Trẻ chậm nói hay nói linh tinh khiến ba mẹ rất lo lắng, không biết con có gặp vấn đề gì không? Cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách khắc phục nó để gỡ rối tơ lòng của các bậc làm cha mẹ ngay trong bài viết dưới đây.

trẻ chậm nói hay nói linh tinh

1. Hiểu đúng hơn về chậm nói và nói linh tinh

Trẻ đang học nói sẽ có một giai đoạn kéo dài 6 tháng tới 1 năm con nói linh tinh vô nghĩa. Con có thể nói nhanh và liên tục, nói không kiểm soát nhưng không đúng vào trọng tâm.

Trẻ nói linh tinh thường có các biểu hiện như: nói lắp, nói liến thoắng, không biết ngắt câu, nói liên tục và lặp lại những chuỗi âm thanh,  những câu nói vô nghĩa...

Ba mẹ không thể hiểu được con đang cố nói gì, nói với ai. Thỉnh thoảng ba mẹ có thể bắt gặp con nói chuyện một mình, nói chuyện với đồ chơi.

Ở trẻ chậm nói, tình trạng nói linh tinh có thể kéo dài hơn, kèm theo các biểu hiện:

  • Trẻ từ 18 - 30 tháng tuổi có vốn từ vựng hạn chế so với bạn đồng lứa.
  • Một số phụ âm giới hạn và không bắt chước được từ ngữ người lớn nói.
  • Sử dụng chủ yếu là danh từ và các động từ đơn giản.
  • Sự chậm hiểu ở mức độ nhẹ so với độ tuổi của chúng.
  • Thích sử dụng cử chỉ để giao tiếp hơn là lời nói.

Đôi khi, trẻ chậm nói và nói từ vô nghĩa thể hiện việc mất kiểm soát ngôn ngữ hoặc rối loạn trong sử dụng từ vựng. Tuy nhiên, phần lớn trẻ có biểu hiện nói linh tinh, nói vô nghĩa chỉ là một phần của quá trình học cách lấy hơi, bật âm và sử dụng ngôn ngữ đúng cách.

Mẹ không cần quá lo lắng, đặc biệt không nên quy chụp các biểu hiện chậm phát triển ở trẻ với các vấn đề tâm linh.

biểu hiện trẻ chậm nói và nói linh tinh

Hiểu đúng hơn về chậm nói và nói linh tinh

2. Vì sao trẻ chậm nói hay nói linh tinh?

Trên thực tế, có nhiều lí do khiến con chậm nói và hay nói linh tinh. Để làm rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu một số nguyên nhân phổ biến nhất như:

  • Não bộ trẻ chưa phát triển dẫn tới những hạn chế trong nhận thức, tư duy. Trẻ có thể chưa xử lý được thông tin mà mình tiếp nhận hoặc não không thể phân tích để đưa ra câu trả lời nên hay nói linh tinh.
  • Do trẻ bị hạn chế về vốn từ nên không có đủ từ ngữ để biểu đạt ý của mình. Do vậy, cha mẹ không hiểu ý và cảm thấy trẻ nói khó hiểu, vô nghĩa.
  • Lời nói là một chuỗi âm thanh liên tục, các từ trong câu cần được sắp xếp hợp nghĩa và hợp ngữ cảnh để người nghe có thể tiếp nhận đúng thông tin. Việc bé hay nói linh tinh cũng có thể là do trẻ chưa biết sắp xếp trật tự các từ, nhất là các trẻ có vốn từ rộng thì việc lựa chọn và đặt các từ ở đâu càng dễ bị hỗn loạn.
  • Mỗi trẻ sẽ có lộ trình phát triển ngôn ngữ khác nhau. Có trẻ đã bắt đầu nói được từ sớm, một số trẻ khác lại cần thêm thời gian để trau dồi và luyện tập. Trong giai đoạn học hỏi này, bé có thể chưa hiểu được chính xác nghĩa hay cách dùng của các từ, dẫn tới sử dụng chúng nhầm ngữ cảnh.
  • Ngoài ra, việc trẻ suy nghĩ quá nhanh khiến não bộ không kịp xử lý câu hỏi và đưa ra được câu trả lời phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.

5 nguyên nhân trẻ chậm nói có biểu hiện nói linh tinh

Vì sao trẻ chậm nói hay nói linh tinh

Mời mẹ xem thêm:

3. Bé chậm nói hay nói linh tinh có phải tự kỷ không?

Trẻ chậm nói hay nói linh tinh là một trong những biểu hiện của trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Song chưa thể khẳng định chắc chắn điều gì bởi nhiều trẻ đang trong quá trình tập nói cũng gặp tình trạng tương tự. Do đó, ba mẹ có con rơi vào trường hợp này cần có một cái nhìn tổng quan hơn bởi trẻ tự kỷ sẽ đi kèm các biểu hiện khác nữa như:

  • Trẻ có những hành vi kì lạ như hay đi kiễng gót, xoay tròn người, nhảy chân sáo.
  • Thói quen rập khuôn, lặp đi lặp lại.
  • Ít sở thích, mối quan tâm bị thu hẹp.
  • Trẻ mất kỹ năng giao tiếp, tương tác xã hội, ít khi chia sẻ cảm xúc với người xung quanh.
  • Ít khi biểu lộ sự quan tâm tới xung quanh.
  • Bất thường trong tần suất nói, hay hỏi những câu vô nghĩa và lặp lại một câu hỏi nhiều lần.

Khi phát hiện con có những dấu hiệu kể trên, ba mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế hoặc các chuyên gia để có biện pháp can thiệp phù hợp, giúp cải thiện khả năng giao tiếp.

4. Cách khắc phục cho trẻ chậm nói, nói vô nghĩa

Trẻ chậm nói hay nói linh tinh ít nhiều cũng gây bất lợi tới quá trình phát triển, tiếp thu kiến thức của trẻ hoặc ảnh hưởng tới những người xung quanh. Do vậy, dù nguyên nhân gây nên tình trạng này là đơn thuần hay do bệnh lý đều nên được can thiệp từ sớm để bé có thể bắt kịp tốt với bạn bè.

4.1. Tạo môi trường kích thích trẻ nói chuyện

Cha mẹ nên thường xuyên có các hoạt động đọc sách, nói chuyện, giao lưu cùng bé để tạo môi trường kích thích con phát triển ngôn ngữ. Mẹ cần lựa chọn những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu và phù hợp để trẻ dễ tiếp thu.

Bên cạnh đó, việc hạn chế cho con xem tivi, quảng cáo là cần thiết. Bởi lẽ đây là những âm thanh phát ra một chiều, trẻ tiếp nhận tất cả mà không biết chọn lọc, cũng không hiểu hết nghĩa của các từ gây nhiễu vốn từ. Điều này dẫn tới việc trẻ bắt chước lại và nói một cách vô nghĩa.

4.2. Chủ động giao tiếp với con

Trong giai đoạn tập nói, bé để ý và học hỏi từ cả cha mẹ và môi trường xung quanh. Trẻ sẽ dần học cách dùng từ để mô tả mọi thứ mà bé thấy và cảm nhận được. Việc cha mẹ chăm giao tiếp với con sẽ làm phong phú vốn từ của bé cũng như hình thành trong bé các kĩ năng để giao tiếp trôi chảy hơn.

mẹ chủ động nói chuyện và tương tác giúp trẻ nhanh biết nói hơn

Chủ động tương tác với trẻ

4.3. Đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để có biện pháp can thiệp sớm

Nếu con chậm nói, hay nói linh tinh kèm những bất thường trong hành vi như đi nhón gót, nhảy chân sáo, không hay chia sẻ và thờ ơ với xung quanh, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Bởi đây rất có thể là những dấu hiệu “cờ đỏ” cảnh báo việc trẻ mắc các bệnh nghiêm trọng hơn như chứng tự kỷ. Các chương trình can thiệp hỗ trợ cải thiện bệnh lý này bao gồm: tâm lý trị liệu, ngữ âm trị liệu,...

Tất cả trẻ từ 18 - 24 tháng, nhất là những trẻ có biểu hiện chậm nói cần được khám sàng lọc phát triển. Điều này có thể giúp xác định chứng tự kỉ sớm ở trẻ để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.

‎Tại đây, phụ huynh cần điền thông tin vào một bảng câu hỏi. Sau đó, các bác sĩ chuyên khoa tâm lý sẽ sử dụng các bài test phản xạ, đánh giá hành vi, xét nghiệm các yếu tố di truyền,… nhằm xác định nguy cơ mắc chứng tự kỉ của trẻ.

BioAmicus DHA - Bổ sung DHA giúp trẻ phát triển trí não

Một trí não phát triển sẽ xử lý được thông tin nhanh và đưa ra được những câu trả lời chính xác. Do vậy, việc bổ sung vi chất tốt cho não bộ như DHA sẽ hỗ trợ trí não trẻ phát triển cũng như tiến bộ hơn trong giao tiếp.

BioAmicus Omega-3 với hàm lượng cao “dưỡng chất vàng” DHA trong từng ml sản phẩm, đảm bảo đáp ứng đầy đủ tiêu chí của mẹ như ít tanh, an toàn và tinh khiết.

Sản phẩm có dạng nhỏ giọt, chia liều chính xác nhờ pipet đi kèm, vị ngọt nhẹ và hương cam thanh mát giúp che giấu mùi vị tốt, bé yêu thích. Sản phẩm dùng được cho các bé ở mọi độ tuổi, kể cả trẻ sơ sinh.

bioamicus DHA - dạng nhỏ giọt tiện dụng, chia liều chính xác, bổ sung DHA cho trẻ phát triển trí não

Sản phẩm BioAmicus DHA - dầu cá tinh khiết từ Canada

Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng quyết định khả năng giao tiếp, nhận thức và bộc lộ cảm xúc. Do vậy, cha mẹ có trẻ chậm nói hay nói linh tinh nên sớm tìm ra nguyên nhân của tình trạng này và có cách xử trí kịp thời để tốc độ phát triển của con bắt kịp với bạn bè nhé!

Nếu còn thắc mắc, cha mẹ có thể liên hệ đến đội ngũ chuyên gia Bioamicus qua hotline 1900 636 985 hoặc chat trực tiếp, để lại thông tin trên website https://bioamicus.vn/



Bài viết liên quan