Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Mẹ T.A (Hà Nội) chia sẻ: Con được 26 tháng mà rất lười nói. Thỉnh thoảng chỉ gầm gừ. Muốn gì thì chỉ tay hoặc kéo tay của mẹ. Nếu đòi không được thì la hét, đập phá đồ đạc. Chuyên gia cho hỏi biểu hiện của con có phải bình thường không? Trẻ em chậm nói nhất là bao nhiêu tháng? Tình trạng lười nói của con có ảnh hưởng gì tới sau này không?
Chuyên gia trả lời: Trẻ bắt đầu học nói từ khi con được 12 tháng. Chậm nhất 24 tháng tuổi đa phần trẻ có thể nói những từ đơn giản. Trường hợp con đã được 26 tháng nhưng không nói được xem là chậm nói. Tuy nhiên để biết chính xác tình trạng của bé có phải là bình thường không thì cần quan tâm đến các dấu hiệu khác đi kèm. Mời mẹ theo dõi câu trả lời chi tiết dưới đây.
Để trả lời được câu hỏi trẻ em chậm nói nhất là bao nhiêu tháng thì trước tiên mẹ nên biết về lộ trình phát triển ngôn ngữ của trẻ theo các mốc sau đây:
Khả năng nói |
Kỹ năng khác |
Trẻ chưa nói được các từ hoàn chỉnh, chỉ có thể tạo ra các âm như ahh, ohh |
- Phản ứng với âm thanh bằng cách tập trung nghe - Thể hiện cảm xúc bằng cách: khóc, cười, hét... - Có hành động nhận thức bằng cách: chạm vào, ngậm đồ vật; quan sát mắt và miệng người khác khi nói chuyện |
Khả năng nói |
Kỹ năng khác |
Trẻ bắt chước âm thanh của người khác bằng các tiếng: p, b, m hơi giống với lời nói |
- Phản ứng với âm thanh bằng cách lắng nghe, có thể trả lời lại bằng cách la hét hoặc cười, nói ê a - Có hành động nhận thức: chơi đồ chơi, theo dõi sự di chuyển và biến mất của đồ vật, đưa tay nhặt đồ vật bị rơi... |
Khả năng nói |
Kỹ năng khác |
Con nói được các từ đơn giản như: pa, ma, ba, bà... |
- Trả lời bằng cách tạo ra âm thanh khi được gọi tên - Hét lớn để người khác chú ý - Biết dùng cử chỉ để diễn đạt ý muốn như: gật đầu, lắc đầu, xua tay... - Biết làm theo mệnh lệnh đơn giản nếu được yêu cầu |
Trẻ 6-12 tháng bắt đầu nói được các từ đơn giản như ba, ma, bà, pa...
Khả năng nói |
Kỹ năng khác |
- Nói được 4 - 6 từ đơn giản - Nói được từ “không” |
- Nhận ra tên khi được gọi, được nhắc đến - Hiểu và làm theo các yêu cầu đơn giản - Nhận ra tên và chỉ đúng các bộ phận cơ thể - Biết dùng âm thanh và cử chỉ để nhờ giúp đỡ |
Khả năng nói |
Kỹ năng khác |
- Nói được 20 từ hoặc nhiều hơn - Ghép được câu với 2 từ ngắn - Phát âm được gần hết nguyên âm và một số phụ âm như: b, p, m, n, h - Hiểu được trên 50 từ người khác nói |
- Giao tiếp bằng lời nói nhiều hơn cử chỉ - Bắt chước lại từ đã nghe thấy - Nhận diện được nhiều đồ vật xung quanh |
Khả năng nói |
Kỹ năng khác |
- Nói được 200 - 300 từ - Bắt chước được câu có 2 - 3 từ đơn giản - Biết đặt câu hỏi đơn giản với 3 - 4 từ. |
- Thường xuyên có từ mới - Biết dùng tên mình để nói chuyện - Tập ghép các từ thành câu - Cố gắng tìm cách kể chuyện và biết chơi giả vờ - Hát theo nhịp điệu đơn giản - Biết làm theo hướng dẫn đơn giản gồm 2 - 3 bước |
Trẻ 2 tuổi có thể nói sõi 200-300 từ, đặt câu hỏi và chơi giả vờ
Các mốc phát triển trên ở mỗi trẻ có thể khác nhau 1-3 tháng. Nhìn chung, trẻ phát triển các kỹ năng nghe trước khi phát triển kỹ năng nói. Nếu con có thể nghe hiểu tốt, vốn từ vựng và kỹ năng nói của trẻ sẽ dần được cải thiện.
Mời mẹ đọc thêm: |
Với vấn đề trẻ em chậm nói nhất là bao nhiêu tháng, như chia sẻ ở trên, chậm nhất tới tháng thứ 18 là con có thể nói được 20 - 50 từ. Tất nhiên khoảng thời gian này không cố định và thay đổi ở nhiều đối tượng khác nhau.
Thời điểm trẻ bắt đầu học nói cũng không giống nhau. Có những trẻ 12 tháng đã bắt đầu bập bẹ tập nói nhưng có trẻ đến 24 tháng mới làm việc này. Các chuyên gia cũng chưa đưa ra một mốc cụ thể nào cho vấn đề trẻ em chậm nói nhất là bao nhiêu tháng.
Mỗi trẻ có nhu cầu giao tiếp và cách thể hiện khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ khác nhau. Dựa trên bảng tham khảo về lộ trình phát triển ngôn ngữ của trẻ 0 - 24 tháng ở trên mẹ hãy quan sát các hoạt động của con mình để có được đánh giá đúng.
Trường hợp trẻ đã qua mốc 24 tháng mà không đảm bảo được lộ trình phát triển ngôn ngữ như bình thường thì mẹ nên cho con đến khám bác sĩ Nhi khoa. Điều này sẽ giúp con được đánh giá đúng mức độ chậm nói và có biện pháp can thiệp hiệu quả.
Không có một đáp án chính xác cho thời điểm khi nào trẻ chậm nói. Chậm nói ở trẻ là kết quả của sự tích lũy lâu dài về khả năng nghe, hiểu và nhắc lại. Sau 2 tuổi, một số dấu hiệu sau đây có thể giúp mẹ nhận biết con chậm nói:
- Khả năng nghe hiểu kém: Trẻ không hiểu lời nói, không có phản ứng với âm thanh, không hiểu mệnh lệnh,...
- Kỹ năng giao tiếp kém: Trẻ có dấu hiệu thờ ơ, mắt lờ đờ, ít đáp ứng nghe gọi, ít hoặc không chơi với bạn cùng độ tuổi, không biết mách, không biết khoe, không biết cách thể hiện ý muốn bằng cử chỉ, không biết xua tay từ chối, không biết vẫy tay chào,...
- Có hành vi bất thường: Thích chơi trò xoay tròn người, có sự cuốn hút mạnh mẽ trước một sự việc hoặc một đồ vật, đưa tay vẫy bất thường, khó ngồi yên một chỗ, thường xuyên cáu giận vô cớ, khó tập trung được trong vài phút,...
Một số dấu hiệu gợi ý trẻ bị chậm nói
Trẻ chậm nói có thể có một hoặc nhiều dấu hiệu kể trên. Đôi khi con không có biểu hiện rõ ràng và rất khó để phân biệt.
Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí
Ngoài vấn đề trẻ em chậm nói nhất là bao nhiêu tháng, các mẹ cũng lo lắng về ảnh hưởng của tình trạng chậm nói đối với sự phát triển của con mình.
Chậm nói ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ hay không còn do nguyên nhân gây nên tình trạng này. Nếu chậm nói chỉ xuất phát từ chậm phát triển ngôn ngữ thì mẹ không cần lo lắng về nguy cơ ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ.
Tuy nhiên, khi không thể giao tiếp bằng lời nói, trẻ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc tìm cách bày tỏ ý kiến, nhu cầu của mình. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, bực bội và tức giận. Trẻ phải dùng ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp. Như trường hợp mẹ chia sẻ ở trên, con gầm gừ, kéo tay, la hét, đập phá đồ đạc là cách con giao tiếp khi không thể biểu đạt bằng lời nói.
Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể trong thời gian dài mà không được can thiệp, trẻ càng gặp khó khăn trong việc truyền đạt ý muốn. Dần dần, trẻ ngày càng cáu bẳn, quen giao tiếp bằng hành động, không kiểm soát được cảm xúc và trở nên cục tính.
Chậm nói cũng là nguyên nhân cản trở giao tiếp của trẻ với bạn bè cùng trang lứa và những người xung quanh. Do không biết cách giao tiếp với bạn bè nên trẻ gặp khó khăn trong kết bạn. Điều này khiến trẻ không có bạn chơi cùng, bị cô lập, trở nên trầm tính, sống khép kín, lầm lì.
Không ít trẻ chậm nói bị bạn bè trêu chọc. Điều này làm cho trẻ xấu hổ, mất tự tin. Theo thời gian, trẻ càng ngại giao tiếp, thậm chí trẻ sẽ không muốn trò chuyện với bất cứ ai. Đây chính là yếu tố tăng nguy cơ trầm cảm ở trẻ.
Trẻ chậm nói ít giao tiếp, ít bạn bè nên thường trầm lặng, không thích chia sẻ và sống thu mình. Tình trạng này kết hợp với vốn từ ít và khả năng nắm bắt tâm lý của người khác kém khiến cho trẻ không biết cách dùng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc của mình.
Bên cạnh những hệ lụy trên đây thì mẹ cũng cần chú ý đến trường hợp:
Trẻ chậm nói có thể do mắc bệnh lý về thính lực cần được kiểm tra để điều trị kịp thời
Trở lại với trường hợp mẹ hỏi phía trên, nếu con chỉ chậm nói và không đi kèm với các dấu hiệu như: không đáp ứng trước âm thanh to hay giọng nói, không nói được từ đơn, không quan tâm đến sự vật quanh mình... thì chỉ là chậm nói đơn thuần.
Nhìn chung, hầu hết các trường hợp trẻ chậm nói không kéo theo hệ lụy nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi các mốc phát triển khả năng nói của con so với độ tuổi để phát hiện dấu hiệu bất thường và can thiệp sớm. Điều này sẽ giúp con được cải thiện khả năng nói và giao tiếp xã hội.
BioAmicus DHA - Dinh dưỡng cho sự phát triển não bộ của trẻ
Đối với trẻ nhỏ, việc thiếu hụt DHA dẫn tới chậm phát triển trí tuệ cũng có thể là nguyên nhân trẻ chậm nói. DHA trong chất xám có tỷ lệ cao và góp phần tạo ra độ nhạy của neuron thần kinh để thông tin được dẫn truyền nhanh chóng và chính xác. Vì thế, bổ sung DHA sẽ hỗ trợ trẻ có cơ hội cải thiện chỉ số IQ, khả năng ngôn ngữ và nghe hiểu ở trẻ.
BioAmicus DHA là DHA nhập khẩu từ Canada. Sản phẩm chứa thành phần DHA và EPA dạng Triglyceride có khả năng hấp thu cao gấp 150% so với các dạng Ethyl Este. Với công thức siêu cô đặc, bổ sung từ 0,5ml BioAmicus DHA hỗ trợ trẻ:
Sản phẩm được chiết xuất từ dầu cá tinh khiết của các loài cá chuẩn sạch không tích tụ độc tố nên siêu an toàn với trẻ nhỏ. đảm bảo tiêu chí 5 KHÔNG: không chất tạo mùi vị nhân tạo, không chất bảo quản, không tạo màu tổng hợp, không thành phần biến đổi gen, không chứa chất gây dị ứng.
BioAmicus - Tự hào là nhãn hiệu chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì một thế hệ trẻ em Việt Nam khỏe thể chất - mạnh tinh thần.
Những thông tin được chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp mẹ trả lời được câu hỏi trẻ em chậm nói nhất là bao nhiêu tháng để biết khi nào cần đưa trẻ thăm khám, can thiệp y khoa. Nhận diện sớm và có biện pháp hỗ trợ kịp thời là cách mẹ giúp con có được khả năng phát triển ngôn ngữ tốt nhất.
Theo dõi BioAmicus để cập nhật những thông tin chăm sóc trẻ khoa học. Hoặc liên hệ hotline 1900 636 985 để nhận tư vấn 1-1.