Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Mục lục

Tiêu chảy là 1 trong 5 nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Phát hiện sớm dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ có thể ngăn ngừa các biến chứng nặng của bệnh. Hãy cùng BioAmicus điểm danh các dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ sơ sinh đi ngoài như thế nào là bình thường?

Trẻ em là một cơ thể đang lớn và đang hoàn thiện. Tùy từng giai đoạn phát triển mà phân của trẻ có những tính chất khác nhau. Không trẻ nào giống trẻ nào hoàn toàn. Thậm chí nó có sự khác biệt giữa các ngày với nhau. Do đó, trước khi xem đến những biểu hiện tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Cùng tìm hiểu những điều BÌNH THƯỜNG ở trẻ mà nhiều khi ta vẫn coi là khác thường mẹ nhé!

Về tần suất đi ngoài

Trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần trong ngày là bình thường. Có trẻ đi ngoài 1-2 lần/ngày, có trẻ lại đi ngoài 3-4 lần/ngày. Điều này là do trong giai đoạn sơ sinh, hệ thống tiêu hóa của trẻ ngắn, lại ít đường cong.

Số lần đi tiêu có thể thay đổi tùy vào độ tuổi của trẻ:

  • Trong những ngày đầu sau sinh: Phân su (màu xanh đen, dính, và đặc) được thải ra trong 24-48 giờ đầu.
  • Tuần đầu tiên: Trẻ bú mẹ thường đi ngoài 3-4 lần/ngày, thậm chí sau mỗi lần bú. Trẻ bú sữa công thức có thể đi ít hơn, khoảng 1-2 lần/ngày.
  • Sau 1 tháng: Trẻ bú mẹ có thể đi ngoài từ vài lần/ngày đến vài ngày mới đi một lần. Điều này do sữa mẹ dễ tiêu hóa và có thể được hấp thu gần như hoàn toàn. Trẻ bú sữa công thức vẫn thường đi ngoài đều đặn 1-2 lần/ngày.

Về màu sắc và kết cấu phân

Phân của trẻ thường là màu xanh - vàng, thay đổi tùy vào thực phẩm mà con ăn. Trong những tháng đầu, phân của trẻ sẽ lỏng hơn bình thường. Trẻ càng nhiều tháng, phân của bé càng thuôn và vào khuôn.

  • Sữa mẹ: Phân thường mềm, lỏng, màu vàng hoặc vàng xanh, đôi khi có mùi chua nhẹ.
  • Sữa công thức: Phân đặc hơn, màu vàng nhạt hoặc nâu.
  • Phân chuyển tiếp (sau phân su): Màu xanh lục, dần chuyển sang vàng.
  • Trẻ ăn dặm (từ 6 tháng tuổi): Màu vàng đến xanh, có thể có lẫn hạt ngô, thức ăn chưa tiêu hóa hoàn toàn

màu sắc và kết cấu phân bình thường ở trẻ sơ sinh

Tính chất phân bình thường ở trẻ sơ sinh

Về mùi

Trong những tuần đầu tiên sau sinh, hệ vi sinh đường ruột của trẻ chưa phát triển, phân của bé thường không có mùi. Ngoài ra, phân của trẻ bú mẹ cũng có mùi nhẹ hơn phân của trẻ bú sữa công thức.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Trẻ đi ngoài nhiều hơn bình thường

Trong tiêu chuẩn chẩn đoán tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, tần suất đi vệ sinh nhiều hơn bình thường được đánh giá là tiêu chí chính. Nếu bình thường con chỉ đi ngoài 2-3 lần, nhưng trông vòng 24 giờ gần đây lại đi ngoài lên tới 5-6 lần, thậm chí 12 lần, tức là bé đã bị tiêu chảy. 

Mẹ có thể nhận biết dấu hiệu này thông qua số lần thay tã, thay bỉm. Một chiếc bỉm nhanh chóng bị đầy cũng có thể cho thấy lượng phân con đi ngoài trong ngày nhiều hơn bình thường.

triệu chứng Tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh

Nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy dựa trên số bỉm đầy trong ngày

Trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước

Một dấu hiệu khác để biết trẻ sơ sinh có bị tiêu chảy hay không là quan sát tính chất phân. Nếu bỗng một ngày phân của trẻ lỏng, rất lỏng, thậm chí toàn nước, màu nhạt hơn bình thường hoặc trắng đục, hãy nghĩ ngay đến tiêu chảy.

Mẹ có thể nhận biết phân lỏng qua tình trạng tràn bỉm. Tiêu chảy phân lỏng đôi khi còn thấm vào cả quần áo của con nếu mẹ không kịp thời dọn dẹp.

Mẹ cũng có thể chụp lại mẫu phân và liên hệ BioAmicus để được tư vấn 1-1 về tình trạng của bé.

Hãy trả lời những câu hỏi dưới đây để được tư vấn chính xác và phù hợp nhất với tình trạng của bé

Trẻ đau bụng, cáu gắt, bỏ bú

Trẻ tiêu chảy thường đi kèm rối loạn tiêu hóa, khó tiêu khiến bụng ọc ạch, khó chịu. Đây là nguyên nhân khiến con cáu gắt, bỏ bú. Mẹ cũng thường thấy con cong người, co người hoặc nắm chặt tay để giảm bớt các cơn đau bụng do tiêu chảy.

Nôn và sốt

Nôn và sốt là biểu hiện trẻ sơ sinh mắc tiêu chảy nhiễm khuẩn, nhiễm virus. Biểu hiện nôn, sốt và tiêu chảy ở trẻ sơ sinh chính là phản ứng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. 

Ngoài ra, tình trạng nôn, sốt, tiêu chảy đi kèm với chảy dãi nhiều, là dấu hiệu trẻ sắp mọc răng, thường gặp ở trẻ 6-8 tháng tuổi.

Những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Bên cạnh những dấu hiệu nhận biết nêu trên, nếu trẻ sơ sinh có những dấu hiệu bất thường sau đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời:

  • Phân có máu, chất nhầy, hoặc màu trắng/xám.
  • Trẻ tiêu chảy nhiều lần, không đỡ sau 7 ngày.
  • Trẻ không chịu uống nước, khóc khó
  • Trẻ không đi tiểu hoặc đi tiểu rất ít
  • Sốt cao (>39 độ) hoặc không thể hạ sốt
  • Trẻ nôn nhiều, dịch nôn có màu, mùi lạ

Ngoài ra, nếu con thuộc những đối tượng sau đây, tình trạng tiêu chảy có thể diễn biến trở nặng nhanh chóng, mẹ không nên chủ quan mà cần liên hệ ngay với bác sĩ để được theo dõi:

  • Trẻ dưới 4 tháng tuổi
  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân, suy dinh dưỡng

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Nếu được chăm sóc đúng cách, tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường cải thiện trong vòng vài ngày. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mà mẹ có thể áp dụng:

  • Cho bé bú nhiều hơn để cung cấp dinh dưỡng và kháng thể cho trẻ
  • Bổ sung dung dịch điện giải, Oresol để bù lại lượng nước bị mất đi do tiêu chảy
  • Giữ vùng da quanh hậu môn sạch sẽ và khô ráo để tránh hăm tã.
  • Thường xuyên theo dõi và đánh giá tình trạng đi ngoài cũng như các dấu hiệu mất nước ở trẻ
  • Vệ sinh tay, dụng cụ cho trẻ ăn để hạn chế tiêu chảy lây lan hoặc tái phát
  • Bổ sung men vi sinh hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện triệu chứng tiêu chảy và cải thiện đề kháng, hỗ trợ phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không cho trẻ uống nước lọc vì có thể khiến bé bị ngộ độc nước, rối loạn nước, điện giải
  • Không tự ý cho trẻ dùng thuốc cầm tiêu chảy khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Có thể mẹ quan tâm

Sử dụng men vi sinh BioAmicus Complete – Hỗ trợ giảm triệu chứng tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh

Theo nghiên cứu tổng hợp năm 2021, bổ sung men vi sinh cho trẻ bị tiêu chảy giúp làm giảm triệu chứng tiêu chảy cấp, tăng cường hiệu quả điều trị tiêu chảy và giảm thời gian nằm viện do tiêu chảy.

Men vi sinh 10 chủng BioAmicus Complete cung cấp 10 chủng lợi khuẩn cần nhiết và quan trọng nhất cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ. Các lợi khuẩn được phân lập tới chủng, thuần chủng về kiểu gen và là lợi khuẩn được đăng ký tại ngân hàng chủng giống thế giới. 

Men 10 chủng hỗ trợ xây dựng một đường ruột tự nhiên, khỏe mạnh và cân bằng với đa dạng các chủng lợi khuẩn. Mỗi lợi khuẩn lại có một vai trò khác nhau, hiệp đồng cho tác dụng vượt trội hơn, hỗ trợ cải thiện nhanh chóng tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.

có men 10 chủng hết lo tiêu chảy

Men vi sinh 10 chủng đầu tiên tại Việt Nam – Bioamicus Complete

Cách dùng:

  •     Với trẻ < 1 tuổi cho bé dùng 5 giọt/ngày, mỗi ngày 1 lần
  •     Trẻ > 1 tuổi dùng 5 giọt/lần, ngày 1-2 lần

BioAmiucus Complete được phân phối chính hãng tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Dược phẩm Hunmed và đã có mặt tại hơn 30 Quốc gia trên thế giới.

Bổ sung men 10 chủng để hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện đề kháng và hỗ trợ phòng ngừa tiêu chảy là giải pháp được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt, nên việc theo dõi phân và thói quen đi ngoài là cách tốt để đánh giá sức khỏe của trẻ và nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy. Để xem thêm những hướng dẫn chăm sóc trẻ khoa học, hãy theo dõi BioAmicus.vn. Để nhận được tư vấn 1-1, hãy liên hệ hotline 1900 636 985.



Bài viết liên quan