Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cực đơn giản

Mục lục

Nghiên cứu, cứ 2 trẻ có 1 trẻ gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa bao gồm, nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy và táo bón dẫn đến biếng ăn, còi cọc, thậm chí nhập viện. Vậy đâu là cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nhanh khỏi nhất và giúp con tăng trưởng tốt. Xem ngay trong bài viết dưới đây.

cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

1. Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nhanh nhất

Cách chữa trẻ bị rối loạn tiêu hóa hiệu quả cần áp dụng riêng biệt đối với từng biểu hiện nôn trớ, tiêu chảy… trẻ gặp phải.

1.1. Cách chữa đối với trẻ bị nôn trớ

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có biểu hiện nôn trớ thường kèm các cảnh báo quan trọng:

– Nôn trớ trên 4 lần trong ngày. Trớ lượng sữa lớn ngay sau khi bú.

– Ưỡn cong lưng, khó chịu, quấy khóc nhiều trong và sau khi nôn.

– Bỏ ăn chậm phát triển.

– Hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản (GER).

Khi con gặp tình trạng này, cách chữa cần quan tâm đến sinh lý dạ dày của trẻ. Bởi cơ vòng dạ dày chưa phát triển. Đường ruột cũng thiếu hụt lợi khuẩn nên việc dung nạp sữa chỉ được 1 lượng nhỏ. Mẹ cần thực hiện các biện pháp sau.

Có thể mẹ quan tâm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em dưới 1 tuổi: Thông tin chi tiết

Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh – giảm lượng sữa mỗi lần trẻ bú

Rối loạn tiêu hóa gây nôn trớ gặp ở trẻ dặm sữa công thức nhiều hơn trẻ bú mẹ hoàn toàn. Chủ yếu do thành phần đạm lớn khó tiêu hóa ở sữa công thức. Do vậy, cần chia nhỏ lượng sữa để trẻ hấp thu tốt hơn. Hạn chế việc ọc sữa ngay sau khi bú.

Thông thường lượng sữa trong ngày của trẻ = Cân nặng x 150 (ml). Tức lượng sữa mỗi cữ đang khoảng 50-150ml. Nếu trẻ đang bú 5 cữ có thể tăng lên 6 cữ để chia tổng lượng sữa cho mỗi lần nhỏ hơn.

Lượng sữa giảm mỗi lần thường từ 20-30ml. Mẹ duy trì trong 1 tuần sau đó tăng dần trong mỗi cữ 5-10ml thì trẻ sẽ làm quen dần dần được với lượng sữa này và giảm trớ sữa đáng kể.

giảm lượng sữa mỗi lần bú chữa nôn trớ cho trẻ

Giảm 20-30ml sữa mỗi cữ để cải thiện nôn trớ sữa do quá tải ở trẻ

Cách chữa bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em – không cho trẻ bú quá nhanh

Cho trẻ bú quá nhanh đồng nghĩa lượng sữa vào dạ dày ồ ạt. Điều chỉnh thời gian bú cho trẻ giúp giảm sự khó chịu và áp lực lên dạ dày.

Thời gian bú ở mỗi trẻ khác nhau nhưng trung bình mỗi cữ khoảng 10-20 phút. Không để trẻ bú ngắn hơn 10 phút để điều chỉnh tốc độ bú phù hợp.

Ngoài ra ở trẻ sơ sinh, sau 2h mới nên cho trẻ bú lại để lượng sữa cữ trước đã xuống ruột non và hấp thu hết. Giúp hạn chế rối loạn tiêu hóa mà trẻ vẫn có đủ năng lượng và giải quyết vấn đề còi cọc, quấy khóc do khó chịu.

Cùng với tốc độ bú quá nhanh, nếu trẻ bị nôn trớ do đang bú quá lâu (45-60 phút) cũng cần điều chỉnh ngay. Điều này rút ngắn thời gian co bóp của dạ dày và hỗ trợ dạ dày hoàn thiện nhanh hơn.

Khắc phục tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc như kháng sinh gây rối loạn tiêu hóa nôn trớ bởi làm yếu hệ lợi khuẩn đường ruột. Hại khuẩn tăng nhanh chóng và lấn áp không chỉ gây nôn trớ mà kèm theo tiêu chảy, đau bụng. Do vậy, bổ sung men vi sinh đa chủng là cách khắc phục tốt nhất.

Men vi sinh đa chủng cung cấp lượng lớn lợi khuẩn giúp ức chế tình trạng này. Lợi khuẩn tăng phân giải sữa và thức ăn tạo enzym cùng các chất tăng đề kháng.

Đường ruột ổn định sẽ khắc phục nhanh chóng nôn trớ. Một số men vi sinh chứa chủng lợi khuẩn thuộc nhóm L. Reuteri hoặc L. Gasseri đã có nghiên cứu đặc hiệu cải thiện nôn trớ ở trẻ sơ sinh.

sử dụng men vi sinh chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Bổ sung men vi sinh ngừa rối loạn tiêu hóa do tác dụng phụ của kháng sinh

Ngoài ra, một số trẻ mới sinh được bác sĩ kê đơn thuốc ức chế bơm Proton (như Omeprazol, Lansoprazol…) cũng khắc phục tình trạng trào ngược.

Tuy nhiên, chỉ áp dụng cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em bằng thuốc nếu có đơn của bác sĩ. Việc chữa tại nhà hiệu quả thì bổ sung men vi sinh đa chủng là cách ưu tiên.

1.2. Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bé bị tiêu chảy

Ở trẻ sơ sinh trong những lần đi ngoài đầu tiên có hiện tượng phân su. Phân có tính chất dính, màu xanh đen hoặc đen đậm. Sau bú mẹ khoảng 3-5 ngày phân sẽ chuyển vàng dần và lỏng hơn. Đôi khi có lổn nhổn hạt trắng.

Tuy nhiên khi bị rối loạn tiêu hóa, phân của trẻ lỏng hơn rất nhiều, phần lớn là nước. Số lần đi ngoài trong ngày cũng tăng gấp 2-3 lần bình thường. Tình trạng này dẫn đến mất nước nghiêm trọng và cần điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em ngay lập tức.

Có thể mẹ quan tâm: Mẹo trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Cách bù nước ngay nếu bé bị tiêu chảy

Là nguyên tắc đầu tiên mẹ phải nhớ. Để hạn chế mất nước dẫn đến sốc và rối loạn điện giải. Dung dịch thường dùng nhất là nước và Oresol.

Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng: Nguồn cung nước chính là sữa mẹ. Trong 12h đầu trẻ bị tiêu chảy cần tăng liên tục lần bú ở 2 bên bầu sữa. Dòng sữa đầu chứa lượng lớn nước. Còn sữa cuối sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng ngừa mất năng lượng cho bé.

Đối với trẻ lớn hơn: Có thể dùng nước lọc, nước hoa quả, súp hoặc cháo. Đảm bảo tổng nước khoảng 250ml/mỗi lần uống ngay trong 4 giờ đầu trẻ bị tiêu chảy và duy trì sau đó.

– Để bù cả điện giải (Na+, K+…) và đường Glucose, tuân thủ lượng uống Oresol:

+ Cho trẻ uống 50 – 100ml sau mỗi lần đi ngoài tiêu chảy

+ Trẻ từ 2 tuổi trở lên cho uống 100 – 200ml/mỗi lần.

Ngày có thể bù 1000-1200ml Oresol cho bé theo nhu cầu.

Bù nước khi trẻ bị tiêu chảy

Bù nước cho trẻ bị tiêu chảy bằng sữa mẹ, nước hoa quả và oresol

Sau khi bù nước, cách chữa bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em quan trọng cần đánh đúng vào nguyên nhân gây nên.

Sử dụng kháng sinh

Khi xác định trẻ tiêu chảy do nhiễm khuẩn (E.Coli, Salmonela…), thường kèm theo tiêu chảy lẫn nhầy, có vệt bóng trong phân, hoặc lẫn máu. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh sẽ gây tác dụng phụ nôn trớ như trên. Do vậy, cần thiết kết hợp cả men vi sinh đa chủng trong trường hợp này.

Khánh sinh cùng men vi sinh có khả năng phá bỏ chất độc do vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời tiết chất ức chế, tiêu diệt chúng.

Một số lợi khuẩn trong men vi sinh thuộc nhóm L. Johnsonii, L. Plantarum, B. Infantis…tạo màng bao bảo vệ ruột. Từ đó cầm tiêu chảy cho trẻ nhanh chóng.

Không sử dụng kháng sinh điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nếu tiêu chảy do nhiễm virus. Trừ khi để dự phòng nhiễm khuẩn thứ phát.

Bổ sung kẽm 14 ngày

Kẽm có tác dụng chữa lành nhanh các tổn thương niêm mạc trong đường ruột. Giảm mức độ nghiêm trọng tiêu chảy gây ra. Sử dụng khi trẻ tiêu chảy nhiều nước, liên tục hoặc phân sống. Ngoài ra, kẽm kích thích vị giác giúp con ăn được nhiều hơn trong giai đoạn rối loạn.

– Trẻ dưới 6 tuổi: 10 mg kẽm/ngày, dang kẽm nước

– Trẻ trên 6 tuổi: 20mg/ngày.

Đợt điều trị tiêu chảy bằng kẽm kéo dài 10-14 ngày, tuân theo sự hướng dẫn và theo dõi của chuyên gia

Hạn chế sữa bò, phô mai là cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Cách này rất cần thiết đối với trẻ rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp lactose. Hạn chế các sản phẩm từ sữa sẽ hạn chế lượng đường lactose mà trẻ không tiêu hóa được. Việc đẩy tống chúng thật nhanh qua phân sẽ ngưng diễn ra và chữa được tiêu chảy cho trẻ.

1.3. Cách chữa trẻ bị táo bón

Trẻ táo bón rất khó chịu và sợ đi ngoài do phân khô cứng. Tiêu hóa ngưng trệ do các cục phân lổn nhổn tích tụ lâu trong đại tràng. Khắc phục táo bón khó hơn 2 tình trạng trên. Nhưng cách chữa trẻ bị rối loạn tiêu hóa vẫn dựa trên các tác động cụ thể:

– Nếu táo bón do sữa công thức (chứa dầu cọ hoặc lượng đạm lớn) cần đổi sữa. Để tránh tạo tủa với canxi trong sữa và thức ăn.

– Táo bón do chế độ ăn và sinh hoạt thì cách chữa phải dùng thuốc (Nhuận tràng, men vi sinh, chất xơ hòa tan).

Dùng thuốc nhuận tràng

Lợi ích để giải phóng khối phân tắc và phòng ngừa táo bón trở lại. Bởi tác dụng kéo nước làm mềm phân nhanh chóng của thuốc.

Thường dùng Lactulose (Duphalac) liều 1-3ml/kg/ngày. Tuy nhiên, liều này có thể thay đổi theo tính chất phân. Nếu dùng thuốc thấy bé đi phân còn khô cứng có thể tăng 2-2,5ml/ngày đến khi nào bé đi phân mềm đẹp thì thôi. Duy trì trong ít nhất 1 tháng.

Ngoài ra, nếu xác định trẻ ở cấp độ táo bón nặng, cần can thiệp thụt tháo phân 3 ngày rồi tiếp tục điều trị bằng thuốc nhuận tràng.

Kết hợp men vi sinh 10 chủng

Rối loạn tiêu hóa trường hợp này gây thiếu hụt lợi khuẩn nghiêm trọng. Kết hợp với men 10 chủng không chỉ bù đắp ngay sự nghèo nàn lợi khuẩn. Chúng còn sản sinh acid lactic, kích thích nhu động ruột và làm mềm phân.

Nhận được đánh giá cao hàng đầu từ chuyên gia là Men 10 chủng BioAmicus Complete. Cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em cực đơn giản với 5 giọt mỗi ngày. Trẻ được cung cấp 1 tỷ lợi khuẩn. Tăng cường phân giải thức ăn dư thừa. Giải quyết nhanh chóng khối phân ứ đọng. Men 10 chủng còn chứa lợi khuẩn B. Breve đặc hiệu cải thiện táo bón.

Duy trì sử dụng Men vi sinh 10 chủng BioAmicus 2-3 tháng/đợt giúp ổn định đường ruột, hỗ trợ cải thiện triệt để rối loạn hấp thu. Phòng ngừa biếng ăn, quấy khóc.

Hiện đang là giải pháp đầu tay sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Men vi sinh Men vi sinh BioAmicus Complete giảm táo bón ở trẻ sơ sinh bú mẹBioAmicus Complete

Men 10 chủng BioAmicus Complete khắc phục hiệu quả rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bổ sung chất xơ hòa tan là cách chữa rối loạn tiêu hóa nhanh nhất tại nhà

Cùng tác dụng của thuốc nhuận tràng và men vi sinh, chất xơ hòa tan hiệp đồng làm mềm phân. Đặc biệt hơn cả là tác dụng lên men bởi lợi khuẩn. Giúp tăng hiệu quả sử dụng men vi sinh gấp nhiều lần.

Lượng chất xơ hòa tan khuyến nghị dùng cho trẻ 1-3g/ngày. Nên hòa tan cùng bữa ăn hoặc pha nước uống sau bữa ăn 30 phút.

Ngoài ra, việc tăng rau trong bữa ăn cũng giúp tăng lượng chất xơ không hòa tan (cải bắp, súp lơ, các hoạt loại đậu, trái cây, yến mạch…). Điều này cũng hỗ trợ trong quá trình chữa táo bón.

1.4. Cải thiện đau bụng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Đây cũng là biểu hiện rối loạn tiêu hóa điển hình. Nhưng đau bụng thường xuất hiện kèm 3 vấn đề: Nôn trớ, tiêu chảy hoặc táo bón. 1 số trường hợp trẻ sơ sinh bị chướng bụng, đầy hơi.

Do vậy, giải quyết đau bụng ở trẻ cần áp dụng các cách chữa trẻ bị rối loạn tiêu hóa như trên. Cùng với đó, thực hiện massage bụng hoặc tập vận động cho trẻ mỗi ngày.

Mẹ đặt bé nằm trên giường. Dùng tay đẩy 2 chân bé về phía bụng đan xen như đang đẹp xe. Hoặc có thể đẩy 2 chân đồng thời. Đièu này giúp tăng nhu động ruột. Hạn chế các cơn co thắt gây đau. Hơn nữa, đẩy được lượng khí thừa gây chướng bụng.

Ngoài ra việc đau khiến trẻ khó chịu không ngừng. Mẹ cần bình tĩnh và ôm ấp vỗ về có thể xoa dịu trẻ. Thay đổi tư thế bú từ ngồi sang nằm cũng giúp bé giảm bớt cơn đau.

Có thể mẹ quan tâm

Đau bụng rối loạn tiêu hoá ở trẻ: 5 cách xử trí tức thì
Dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

2. Một số mẹo dân gian trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bé Tác dụng đem lại

2.1 Táo

Táo giàu pectin giúp lợi khuẩn đường ruột lên men. Ngừa táo bón, tiêu chảy. Được chứng minh giảm viêm ruột

2.2 Chuối tiêu xanh

Xay nhuyễn chuối tiêu xanh cùng cháo có thể cải thiện vấn đề tiêu chảy

2.3 Thìa là

Thành phần cũng giàu chất xơ, chống co thắt, giảm đau bụng

2.4 Gạo lứt

Gạo lứt vừa là nguồn dinh dưỡng dồi dào, vừa giúp giảm đầy hơi, nôn trớ, táo bón ở trẻ

2.5 Đu đủ

Trong đu đủ chứa enzym papain giúp phân cắt Protein giảm táo bón, đầy hơi

2.6 Gừng

Gừng hạn chế dư thừa hơi, chướng bụng, nôn trớ. Cũng có tác dụng ngừa tiêu chảy gây nên rối loạn tiêu hóa

2.7 Ngũ cốc nguyên hạt

Chứa mầm, nội nhũ, nhiều xơ hòa tan giảm táo bón, giúp hệ vi sinh phát triển ổn định đường ruột

2.8 Rau mồng rơi

Kết hợp mồng tơi trong cháo có tác dụng nhuận tràng, bù nước

2.9 Mẹo chữa sử dụng tinh dầu bạc hà

Sử dụng tinh dầu bạc hà để massge bụng cho trẻ giúp tăng nhu động ruột và đẩy nhanh việc tiêu hóa thức ăn

táo chữa bệnh rối loạn tiêu hóa cho trẻ

Sử dụng táo là cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em tại nhà đơn giản

3. Chữa trẻ bị rối loạn tiêu hóa bao lâu thì khỏi?

Thời gian cải thiện cũng phụ thuộc vào phương pháp chữa và tình trạng của trẻ.

– Nếu trẻ chỉ gặp 1 vấn đề riêng lẻ, việc cải thiện thấy ngay sau 3-5 ngày, khi xác định đúng cách chữa. Sau 2 tuần có thể khắc phục hoàn toàn.

– Tuy nhiên, trẻ có đồng thời trên 2-3 biểu hiện trên và kéo dài trên 2 tuần. Cách chữa cũng cần phối hợp theo phác đồ, duy trì 1-3 tháng để khỏi. Có thể cần 2-3 đợt/năm đề phòng ngừa và cho bé hệ tiêu hóa ổn định nhất.

Như vậy, qua bài viết mẹ đã có thể có cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em hiệu quả tại nhà. nếu có bất kỳ vấn đề gì hoặc cần nhận tư vấn từ chuyên gia, hãy liên hệ ngay hotline 1900 63 69 85. Đội ngũ Dược sĩ giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ trực tiếp và miễn phí 24/7.


Nguồn tham khảo


Bài viết liên quan