Dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy – Cách chăm sóc bé khoa học
Trẻ bị tiêu chảy khiến cơ thể mất nhiều dinh dưỡng, gây ảnh hưởng tới sự tăng trưởng, phát triển của trẻ. Để khắc phục điều này, cần có một chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy khoa học nhất. Giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và không để lại hậu quả biếng ăn.
Mục lục
1. Triệu chứng thường thấy khi trẻ mắc tiêu chảy cấp
– Trẻ bị tiêu chảy thường có biểu hiện sốt nhẹ, nôn. Phân thường nhiều nước, đi ngoài nhiều lần trong ngày gây mệt mỏi, quấy khóc, sụt cân, biếng ăn.
– Có những trường hợp bé đi ngoài hơn 10 lần/ngày, nôn liên tục khiến cơ thể suy kiệt:
+ Trẻ vật vã hoặc lờ đờ.
+ Khát nước, đi tiểu ít, nước tiểu vàng đậm. Khóc không có nước mắt; mắt trũng. Miệng khô.
+ Thở nhanh, sâu hơn bình thường, thóp lõm.
+ Trẻ có thể sốt cao đột ngột (39 – 400C). Nguy cơ cao xảy ra co giật.
Do vậy ngay từ khi trẻ có các dấu hiệu tiêu chảy, mẹ cần nhanh chóng xử trí để phòng mất nước và điện giải. Đồng thời cần quan tâm đặc biệt đến chế độ ăn, chăm sóc trẻ bị tiêu chảy để hạn chế mức độ nguy hiểm của bệnh và giúp bé mau hồi phục.
Để nhận phương pháp cải thiện tiêu chảy cho bé hiệu quả nhất, mẹ vui lòng để lại thông tin liên lạc. Chuyên gia sẽ đánh giá tình trạng và giải đáp trực tiếp cho mẹ.
2. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy, đồng thời có tác dụng thúc đẩy phục hồi niêm mạc ruột nhanh chóng.
Trong thời gian trẻ bị tiêu chảy, lượng thức ăn hấp thu qua ruột giảm 40% so với bình thường. Do vậy, cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, ăn kiêng.
2.1. Nguyên tắc trong bổ sung dinh dưỡng, chăm sóc trẻ bị tiêu chảy
– Nhanh chóng điều trị mất nước và để phòng mất nước. Bổ sung dung dịch bù nước cho trẻ như: Oresol, nước gạo rang, các loại súp mềm, lỏng dễ tiêu hóa như súp cà rốt
Lưu ý: các loại súp không được quá mặn, lượng muối dùng cho 1 lít nước là khoảng 3g. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi không thêm muối.
– Cung cấp đầy đủ năng lượng, Protein, Vitamin và các yếu tố vi lượng để tái tạo và phục hồi niêm mạc ruột bị tổn thương, cải thiện tình trạng dinh dưỡng toàn thân.
– Chọn các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa…
– Uống và ăn thêm quả tươi để cung cấp các vitamin và muối khoáng.
Xem thêm: 10 bài thuốc dân gian trị tiêu chảy ở trẻ em hiệu quả |
2.2. Thực đơn khoa học chăm sóc trẻ tiêu chảy
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé tăng cân ngay cả trong khi bị tiêu chảy. Mẹ có thể tham khảo một số mẫu thực đơn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy sau đây:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
Trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm
Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi
Trẻ 1 tuổi trở lên
Trẻ dưới 6 tháng tuổi
– Tiếp tục cho trẻ bú mẹ. Do sữa mẹ chứa kháng thể giúp tăng miễn dịch ở trẻ. Đồng thời, sữa mẹ hấp thu tốt đối với trẻ bị tiêu chảy. Do vậy cần tăng số lần bú và số lượng mỗi lần bé bú.
– Trẻ bú mẹ thường giảm tiêu chảy nhanh hơn. Do vậy, mẹ không nên ăn kiêng.
– Nếu mẹ không có sữa, nên tăng lượng sữa công thức đang dùng. Nên dùng các loại sữa không có đường lactose, hoặc các loại sữa đã lên men như sữa chua hoặc sữa đậu nành. Sữa chua phải được làm từ loại sữa dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm
Ngoài sữa mẹ cần cho trẻ ăn bổ sung thức ăn loãng, ăn nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá, trứng, sữa… và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần. (ít nhất 6 bữa).
Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi
– Nếu trẻ không bú mẹ, tăng cường sữa công thức cho trẻ, mỗi cữ sữa cách nhau khoảng 3 giờ.
– Có thể thay sữa công thức bằng sữa đậu tương 10% (100g đậu tương/1 lít sữa).
Trẻ 1 tuổi trở lên
Trong thời gian này mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình điều trị tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.
3. Cách phòng ngừa tiêu chảy cho bé
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, một số phương pháp sau giúp mẹ phòng ngừa tiêu chảy cho bé hiệu quả:
– Cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời. Kết hợp cùng sữa công thức phù hợp với trẻ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết.
– Sử dụng men vi sinh để tăng cường sức khỏe đường ruột.
Có thể mẹ quan tâm |
Men vi sinh giúp phòng ngừa hiệu quả tiêu chảy ở trẻ
– Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ nguồn thức ăn đến cách chế biến, bảo quản. Chén, đũa, ly, muỗng… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.
– Trong quá trình chăm sóc trẻ, mẹ cũng cần giữ tay sạch sẽ, rửa tay xà phòng (khi cho bé ăn, thay tã,..).
– Xử lý an toàn phân của trẻ khi bị tiêu chảy bằng hố xí hợp vệ sinh.
Hy vọng chia sẻ trên có thể giúp mẹ có một chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy hợp lý. Đem lại sức khỏe toàn diện cho bé.
BioAmicus Complete – Đồng hành cùng con khôn lớn.
BIOAMICUS VIỆT NAM
Hotline: 1900 636 985 Website: https://bioamicus.vn Email: info@hunmed.vn |
Các bài khác
Búp ổi trị tiêu chảy cho bé như thế nào? Khi nào dùng, khi nào tránh?
Búp ổi trị tiêu chảy cho bé là bài thuốc cổ truyền được nhiều mẹ mách nhau. Đây cũng là mẹo hay dân gian đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu khoa học. Thế nhưng không ít mẹ bối rối không biết sử dụng búp ổi thế nào để an toàn cho con. Bài […]
Các loại tiêu chảy ở trẻ em [NHẬN BIẾT NGAY]
Đã bảo giờ mẹ tò mò có bao nhiêu loại tiêu chảy? Liệu có phải tất cả tiêu chảy đều giống nhau? Con đang mắc loại tiêu chảy nào? Bài viết dưới đây cho mẹ thông tin về các loại tiêu chảy ở trẻ em. Từ đó cho mẹ cái nhìn tổng quan về những […]
[XỬ TRÍ NHANH] Tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em
Mất nước ở trẻ em là một trong những biến chứng nghiêm trọng của tiêu chảy. Vì vậy, mẹ cần có những biện pháp xử trí nhanh chóng khi gặp tình trạng tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em. Mục lục1. Tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em có nguy hiểm không?2. Xử […]
Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không để lây lan
Tiêu chảy cấp là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Tiêu chảy nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe của trẻ. Nhưng mẹ chớ lo lắng, ta có thể phòng bệnh tiêu chảy cấp cho bé bằng những […]
Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa.
Tiêu chảy kéo dài khiến trẻ chậm phát triển, suy dinh dưỡng và có thể kéo theo những bệnh lý, triệu chứng nguy hiểm khác. Do đó, các mẹ nên nắm bắt một số thông tin về tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Điều này giúp mẹ có những phương pháp xử trí hữu hiệu, […]
Top 15 mẹo trị tiêu chảy cho bé tại nhà ngay và luôn
Mẹ lúng túng, không rõ cách xử trí khi con tiêu chảy ? Mẹ cần những giải pháp dễ áp dụng tại nhà ? Bài viết này sẽ cung cấp 15 mẹo đơn giản giúp mẹ điều trị tiêu chảy cho bé đơn giản tại nhà. Mục lục1. Bù đủ nước trị tiêu chảy cấp […]
[TỔNG HỢP] Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gặp nhất
Tiêu chảy cấp là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, chỉ đứng sau nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy cấp như nhiễm trùng, nhiễm virus, loạn khuẩn ruột, sử dụng kháng sinh, dị ứng với thức ăn,…Bài viết dưới đây tổng hợp chi tiết các […]
Điều trị tiêu chảy ở trẻ em đơn giản tại nhà
Trẻ cần được theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt khi có các biểu hiện tiêu chảy cấp. Tránh để kéo dài có thể dẫn đến rối loạn, mất nước nghiêm trọng và nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Bài viết chia sẻ những dấu hiệu, nguyên nhân của tiêu chảy cùng […]
Tác hại của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không thể bỏ qua
Nhắc đến tiêu chảy cấp, chắc hẳn cha mẹ đều lo lắng vì con đi ngoài nhiều, dẫn tới mệt mỏi, suy nhược suy thể. Tuy nhiên, các tác hại của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không chỉ dừng lại ở đó. Mời mẹ tham khảo bài viết dưới đây để hiểu về […]
[Nhận biết tiêu chảy] Hình ảnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Tiêu chảy mỗi năm cướp đi hàng trăm ngàn tính mạng của trẻ sơ sinh. Cha mẹ càng sớm nhận ra bệnh thì con càng mau khỏi. Bài viết sau đây sẽ đưa cho cha mẹ hình ảnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh để nổi bật những dấu hiệu của bệnh này. Lưu ý: […]