Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không để lây lan

Mục lục

Tiêu chảy cấp là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng với sức khỏe của trẻ. Nhưng mẹ chớ lo lắng, ta có thể phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em bằng những cách đơn giản mà hiệu quả. Mẹ hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây!

cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

1. Nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ

Các nguyên nhân tiêu chảy cấp ở trẻ thường gặp nhất là:

  • Vi khuẩn: E.coli, tụ cầu, thương hàn, tả, lỵ…
  • Virus: Rotavirus, Enterovirus…
  • Ký sinh trùng: lỵ amip, bệnh giun, sán…

Các loại vi sinh vật này truyền từ người bệnh sang trẻ nhỏ qua phân tới thực phẩm, nước, đất, đồ dùng sinh hoạt…

Đặc biệt là một số loại vi khuẩn ký sinh tự nhiên có sẵn trong đường ruột như E.coli. Chúng có thể gây tiêu chảy cơ hội khi mất cân bằng vi sinh và suy giảm sức đề kháng ở trẻ. Đây tác nhân chiếm 25% nguyên nhân gây tiêu chảy cấp. E.coli gây tiêu chảy tạm thời và nhẹ hoặc một số nhiễm trùng nặng đường ruột dẫn đến bệnh nặng hơn và tiêu chảy, đau bụng và sốt.

E.coli tồn tại tự nhiên trong ruột gây bệnh tiêu chảy cấp cơ hội ở trẻ

Tiêu chảy cấp cơ hội khi hệ miễn dịch suy yếu, loạn khuẩn ruột

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác gây tiêu chảy. Như: kém hấp thu, tiêu hóa kém, dị ứng thức ăn (sữa, hải sản,…), tác dụng phụ của thuốc (thường là thuốc kháng sinh, thuốc nhuận tràng…) hay do một số bệnh như viêm màng não, sởi,…Các nguyên nhân trên cùng với lối sinh hoạt vệ sinh không hợp lý khiến tiêu chảy cấp dễ lây lan, nhất là với trẻ nhỏ.

2. Các cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Các nguyên nhân gây tiêu chảy cấp có thể đến từ bất kỳ đâu. Vậy nên mẹ cần chủ động quan tâm đến các cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở con.

2.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt – đề phòng với những nguyên nhân gây bệnh

Mẹ có biết, đường tiêu hóa là con đường chính gây nên tiêu chảy cấp ở bé. Những thói quen hàng ngày lại chính là tác nguyên thuận lợi giúp hại khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ. Như mút, cắn ngón tay, đồ chơi; trẻ uống nước lạnh hay không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn…

Mẹ thay đổi các thói quen vệ sinh như rửa tay bằng xà phòng, ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh… Để tránh những tác nhân gây bệnh và xây dựng cho bé thói quen tốt nhé.

Quy trình rửa tay đúng cách của Bộ y tế

Rửa tay đúng cách phòng chống tiêu chảy cấp ở trẻ em

2.2. Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em bằng hệ lợi khuẩn khỏe mạnh

Hãy tưởng tượng một chiếc bụng khỏe mạnh với tỷ lệ lợi khuẩn lên tới 85%. Chắc hẳn hoạt động và ảnh hưởng của hại khuẩn sẽ bị hạn chế đi rất nhiều. Trẻ sinh đủ ngày tháng, sinh thường và được bổ sung lợi khuẩn từ sớm thường ít mắc tiêu chảy và các vấn đề về tiêu hóa hơn.

Lợi khuẩn cạnh tranh chỗ bám, thức ăn, đánh bật hại khuẩn ra khỏi hệ tiêu hóa. Từ đó tạo nên hàng rào miễn dịch vi sinh vật, chống lại các đợt tấn công của hại khuẩn trong tương lại. Lợi khuẩn cũng giúp hỗ trợ tiêu hóa, kích thích sản xuất men tiêu hóa, hấp thu thức ăn, sớm giúp trẻ phục hồi sau tiêu chảy.

Có nhiều cách giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột. Trong đó sử dụng men vi sinh đa chủng hiện nay là biện pháp an toàn, và mang lại hiệu quả toàn diện nhất.

2.3. Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên chống lại tác nhân tiêu chảy cấp

Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, đường ruột, là nơi tập trung hơn 70% hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch đường ruột bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh, sản xuất kháng thể, vai trò quan trọng phòng bệnh. Vậy nên việc tăng cường hệ miễn dịch đường ruột cũng là tăng cường chống lại tác nhân gây các bệnh tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy cấp.

Mách mẹ cách giúp con tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên nhé:

  • Ăn uống lành mạnh
  • Tập thể dục
  • Vệ sinh hợp lý
  • Bổ sung các lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh như probiotic, prebiotic

2.4. Bảo vệ nguồn nước sạch

Việc lây nhiễm các vi khuẩn đường ruột đến từ cả đường ăn và đường uống, đây cũng là nguồn lây bệnh và virus. Vậy nên việc giữ một nguồn nước sạch là vô cùng quan trọng. Sau đây là vài biện pháp đảm bảo nguồn nước sạch:

  • Dùng nguồn nước đã được xử lý bằng cloramin B
  • Vệ sinh phương tiện chứa nước định kỳ như bể nước, thùng, xô tránh tạo môi trường sống cho vi khuẩn, ký sinh trùng sốt rét
  • Sử dụng nước đun sôi để nguội nhằm loại bỏ vi khuẩn
  • Xây dựng khu vực vệ sinh xa nguồn nước để đảm bảo nguồn nước không bị nhiễm bẩn

2.5. Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ với thói quen ăn uống lành mạnh

Bổ sung đầy đủ các nhóm chất cho trẻ là tốt và cần thiết. Nhưng mẹ có biết từ những thực phẩm sữa, nước trái cây chưa tiệt trùng, thịt nguội, đồ đóng hộp, trái cây, rau chưa rửa sạch,… có thể nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng – nguyên nhân gây ra tiêu chảy cấp. Ví dụ như cá hồi là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin nhưng nếu cho trẻ ăn tái, sống có thể trực tiếp đưa vi khuẩn vào cơ thể, làm bé bị đau bụng, tiêu chảy.

Vậy nên mẹ cần nấu chín; vệ sinh, bảo quản thực phẩm hợp lý, cũng như lựa chọn nguồn thực phẩm an toàn cho bé. Bên cạnh đó mẹ cần chú ý việc kết hợp thức ăn hợp lý để trẻ dễ tiêu hóa, tránh bị ngộ độc do các loại thực phẩm kỵ nhau như trứng gà – tỏi, thịt bò – đậu đen, sữa bò – nước cam…

2.6. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ sau khi bị tiêu chảy cấp

Việc mắc tiêu chảy cấp đã làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, sụt cân, suy dinh dưỡng, giảm sức khỏe ở trẻ. Vậy nên dinh dưỡng trong hồi phục sức khỏe sau tiêu chảy là cấp thiết để trẻ khỏe mạnh trở lại. Mẹ cần chú ý một số loại thực phẩm nên dùng như gạo, khoai tây, cà rốt, trái cây giàu vitamin và khoáng chất (táo,hồng xiêm,…) đối với trẻ đã ăn dặm, còn với trẻ bú mẹ thì cho trẻ bú mẹ bình thường, có thể cho bé uống thêm nước. Bên cạnh đó cần chú ý cách chế biến để trẻ dễ tiêu như ăn chín uống sôi, nấu mềm…

Tuy nhiên trẻ sau khi khỏi bệnh đường ruột vẫn còn yếu nên mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa để giúp con tăng cường hệ vi sinh đường ruột, tăng hệ miễn dịch tự nhiên.

2.7. Uống vacxin Rota chủng ngừa tiêu chảy do virus

Tiêu chảy cấp do virus Rota là bệnh cấp tính, gây nôn ói, tiêu chảy, đau bụng. Tiêu chảy cấp mất nước dễ dẫn đến trụy mạch, thậm chí tử vong nếu không điều trị kịp thời. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, trẻ từ 2 tuổi cần được uống dự phòng vacxin Rota để phòng bệnh đồng thời giảm nhẹ biến chứng do tiêu chảy cấp với trẻ.

Men 10 chủng BioAmicus – Men vi sinh đa chủng xây dựng hệ lợi khuẩn khỏe mạnh

Ưu điểm BioAmicus giảm tiêu chảy cấp

Men 10 chủng BioAmicus Complete chứa các chủng lợi khuẩn Plantarum, Salivarius, Rhamnous, Infantis,… Hỗ trợ kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy, thúc đẩy miễn dịch cơ thể. Rất thích hợp với trẻ bị tiêu chảy, táo bón, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa.

Men 10 chủng BioAmicus chứa 10 chủng lợi khuẩn thuần khiết, lưu trú tại cả ruột non và ruột già. Với mức phạm vi hoạt động lớn, Men 10 chủng hỗ trợ được toàn diện các vấn đề trên đường tiêu hóa. Như kén ăn, tiêu chảy, viêm loét, nôn và các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa khác.

Men 10 chủng sẵn sàng đồng hành cùng con hằng ngày. Tự tin với thành phần an lành như nước, BioAmicus Complete có thể sử dụng kéo dài trên 3 tháng. Có thể dùng trong thời gian dài tại nhà để hỗ trợ phòng ngừa tiêu chảy cấp ở trẻ.

Men10 chủng BioAmicus được sản xuất tại Canada, tự hào có mặt tại hơn 30 quốc gia, được các mẹ tin dùng. Hiện nay men đã có tại các bệnh viện, nhà thuốc uy tín, mẹ có thể dễ dàng tìm mua và cho con dùng.

Mong rằng bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu hơn về các cách phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em. Nếu mẹ còn vấn đề cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ hotline 1900 636 985 hoặc truy cập website BioAmicus để nhận tư vấn 1:1 hoàn toàn miễn phí! BioAmicus đồng hành cùng con khôn lớn, bé khỏe mẹ yên tâm.

Mời mẹ xem thêm:

Tác hại của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Dấu hiệu tiêu chảy cấp ở trẻ em



Bài viết liên quan