Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa? Có phải đổi sữa?
Nhiều tin đồn cho rằng, khi trẻ đang mắc rối loạn tiêu hóa thì không nên uống sữa. Liệu thực hư chuyện này ra sao? Cùng tìm hiểu cơ sở khoa học trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa hay không ngay sau đây nhé.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không còn tùy trường hợp cần xem xét
Mục lục
- 1. Trẻ uống sữa có bị rối loạn tiêu hóa không?
- 2. Trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên đổi sữa
- 3. Trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa không cần đổi sữa
- 4.Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống sữa như thế nào?
- 5. Các giải pháp hỗ trợ trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên làm
- 6. Men 10 chủng BioAmicus- Giải pháp lợi khuẩn ổn định tiêu hóa (Ưu điểm của men 10 chủng)
1. Trẻ uống sữa có bị rối loạn tiêu hóa không?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa vẫn có thể uống sữa để bù lượng dinh dưỡng trong quá trình bị bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp sữa có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc nặng thêm tình trạng này do:
1.1. Tùy thuộc loại sữa gây rối loạn tiêu hóa
Mẹ hãy cùng xem sự khác biệt giữa sữa bò, sữa mẹ và sữa công thức trong bảng sau:
Đặc điểm |
Sữa mẹ | Sữa bò | Sữa công thức |
Thành phần | dễ hấp thu, bổ sung men lipase, có kháng thể làm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa | có các casein khó tiêu, gây rối loạn tiêu hóa với trẻ dị ứng casein |
carbohydrate khó tiêu, gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ thiếu men lactose |
1.2. Do đổi sữa hoặc chọn sai loại sữa gây rối loạn tiêu hóa
Khi đổi từ sữa mẹ sang các loại sữa khác như sữa bò hoặc sữa công thức, con có thể mắc rối loạn tiêu hóa do:
– Đổi sữa làm hệ vi sinh vật đường ruột chưa kịp thích nghi, gây giảm hiệu quả tiêu hóa, gây táo bón hoặc tiêu chảy.
– Đổi có thành phần khó tiêu hơn sữa cũ, có nguy cơ gây táo bón.
– Con đang thiếu men lactase nhưng mẹ đổi từ sữa mẹ sang sữa bò có thể tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
– Một số thành phần trong loại sữa mới đổi có thể gây dị ứng cho trẻ như: casein, protein…dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
– Khi đổi từ loại sữa này sang loại sữa khác có cách pha khác nhau nhưng mẹ không để ý, có thể pha quá ít nước gây táo bón…
Ngoài ra, nếu bảo quản các loại sữa không đúng cách, sữa rất dễ hỏng (kể cả sữa mẹ). Do hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ sinh ra vi sinh vật gây hại, gây rối loạn tiêu hóa khi ăn phải.
Đổi từ sữa mẹ sang sữa công thức có thể gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ do thành phần khó tiêu
2. Trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên đổi sữa
Trong các trường hợp sữa là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thì mẹ nên đổi sữa cho con. Mẹ hãy tìm hiểu ngay 3 trường hợp sau:
2.1. Trẻ bị tiêu chảy do bất dung nạp Lactose
Bất dung nạp lactose thường gặp ở trẻ bị tổn thương ruột non (nguyên phát) hoặc không sản xuất đủ men lactose vô căn (thứ phát). Triệu chứng xuất hiện là đau bụng, tiêu chảy chỉ sau 30 phút – 2 giờ uống sữa.
Khi không đủ enzym lactase để tiêu hóa đường, lactose sẽ không bị phân giải mà đi thẳng xuống đại tràng. Tại đây, vi sinh vật phát triển sẽ lên men lactose, tăng hút nước gây tiêu chảy, chướng bụng.
Khi tiêu chảy cấp, độc tố của vi khuẩn tăng lên, càng làm giảm sản xuất men lactose. Đây là vòng xoắn bệnh lý làm tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ càng nặng thêm. Do đó, mẹ nên đổi sữa trong các trường hợp sau:
– Trẻ không có men lactose thì nên sử dụng sữa không chứa đường lactose như: sữa đậu nành, sữa yến mạch…
– Trẻ chỉ thiếu men lactase thì mẹ vẫn có thể sử dụng sữa có chứa đường lactose. Mẹ có thể lựa chọn sữa có thêm men lactase. Đồng thời sử dụng lượng ít và tăng dần sữa để lượng men tăng lên như sữa bò, sữa dê…
Trẻ tiêu chảy do thiếu men lactase vẫn có thể bổ sung sữa từ từ để tăng dần lượng men
2.2. Trẻ rối loạn tiêu hóa do dị ứng đạm bò
Dị ứng đạm bò xảy ra ở những trẻ có cơ địa dị ứng với 1 trong 2 loại protein trong sữa bò là casein hoặc whey. Theo nghiên cứu, dị ứng đạm bò có tính chất di truyền, nếu cha mẹ có tiền sử dị ứng sữa bò thì rất có thể trẻ sinh ra khả năng cao cũng bị dị ứng.
Triệu chứng cho thấy trẻ đang khởi động cơ chế miễn dịch để chống lại tác nhân lạ đó là: tiêu chảy, sưng mặt môi, mẩn ngứa, nôn mửa, khó thở…Triệu chứng này xuất hiện sau 48 phút đến 2 giờ sau khi trẻ uống sữa bò.
Nếu trẻ có khả năng cao hoặc đã từng bị dị ứng đạm bò, mẹ nên đổi sang sữa thủy phân hoàn toàn, sữa acid amin…Đồng thời tránh xa sữa bò và các loại sữa động vật khác như sữa dê, sữa cừu do có thành phần tương tự sữa bò dễ gây dị ứng cho trẻ.
Trẻ dị ứng đạm bò khi uống sữa bò, sữa dê có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy
2.3. Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích
Có khoảng 5 – 20% trẻ bị mắc hội chứng ruột kích thích do hệ tiêu hóa mẫn cảm so với người trưởng thành. Triệu chứng hội chứng này đó là thường xuyên bị đau bụng, đầy hơi, lúc táo bón, lúc tiêu chảy. Tần suất xuất hiện ít nhất 1 lần/tuần liên tiếp trong 2 tháng.
Theo hướng dẫn của viện quốc gia, chế độ ăn FODMAP thấp là cần thiết để làm giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Giảm FODMAP là cắt giảm lượng carbohydrat chuỗi ngắn như lúa mì, lúa mạch, trái cây có hàm lượng fructose cao, chất làm ngọt sorbitol,…
Sữa đặc, sữa bò, sữa công thức chứa nhiều lactose cần hạn chế. Thay vào đó, những loại sữa mẹ có thể cho trẻ dùng là sữa hạt, sữa đậu nành, sữa mẹ.
Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích nên đổi sang các loại sữa hạt, sữa đậu nành
3. Trường hợp trẻ bị rối loạn tiêu hóa không cần đổi sữa
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào đổi sữa cũng là biện pháp tốt. Với 2 trường hợp sau, mẹ không cần đổi sữa cho trẻ:
3.1. Trẻ sơ sinh bú mẹ
Dù trẻ không dung nạp lactose thì mẹ vẫn cần tiếp tục cho trẻ bú mẹ, không nên kiêng hoặc đổi loại sữa. Vì trong sữa mẹ đã cung cấp sẵn 1 lượng men lactose cho trẻ. Do đó, trẻ vẫn có thể tiêu hóa sữa mẹ dù thiếu enzym trong ruột.
Hơn nữa, trong sữa mẹ có chứa kháng thể IgG, bạch cầu sống giúp tăng cường miễn dịch, bảo vệ niêm mạc ruột. Trong sữa mẹ còn chứa các nucleotides giúp tái tạo niêm mạc, chống viêm. Từ đó giúp trẻ nhanh hồi phục sau rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón).
3.2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không do sữa
Tất nhiên, nếu rối loạn tiêu hóa do các nguyên nhân khác như thức ăn không hợp vệ sinh, lạm dụng kháng sinh…thì đổi sữa cũng không cải thiện triệu chứng. Do đó, mẹ vẫn nên duy trì cứ sữa theo nhu cầu của trẻ để đảm bảo dinh dưỡng. Đồng thời cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây rối loạn và cách khắc phục hợp lý.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không do sữa thì vẫn có thể uống sữa như bình thường
4.Trẻ bị rối loạn tiêu hóa uống sữa như thế nào?
Để đảm bảo sữa không làm nặng thêm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, mẹ cần thực hiện cho trẻ uống sữa một cách phù hợp. Sau đây là 3 trường hợp cụ thể cách cho con uống sữa khi bị rối loạn tiêu hóa:
4.1. Lựa chọn sữa dành cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Với những trẻ đường ruột kém, mẹ nên lựa chọn sữa dựa trên 3 tiêu chí sau:
– Nguồn gốc rõ ràng: đảm bảo chất lượng của sữa đã được kiểm duyệt, an toàn cho hệ tiêu hóa của con.
– Bảo quản trong điều kiện tốt nhất: tránh sữa bị ôi thiu, tăng sinh vi sinh vật gây hại cho đường ruột của trẻ.
– Thành phần dễ hấp thu, tiêu hóa: chứa hàm lượng cao probiotic, chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, giảm triệu chứng rối loạn như táo bón, tiêu chảy.
4.2. Uống sữa khi dùng kháng sinh
Khi dùng kháng sinh, cả hại khuẩn và lợi khuẩn trong đường ruột đều bị tiêu diệt. Lúc này, hệ tiêu hóa còn yếu nên hạn chế các loại sữa chứa nhiều đường lactose.
Đồng thời, các khoáng chất như canxi, sắt trong sữa sẽ tương tác làm giảm hấp thu kháng sinh. Do đó, mẹ cần giãn cách thời gian uống sữa và dùng kháng sinh ít nhất 2 giờ để đảm bảo tác dụng và hiệu quả của thuốc.
Cần cho trẻ uống kháng sinh và sữa cách nhau ít nhất 2 giờ
4.3. Uống sữa khi ăn cùng hải sản
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa cùng hải sản không? Theo nghiên cứu, nên giãn cách thời gian ăn hải sản và uống sữa ít nhất 1 – 2 giờ do:
– Sữa và hải sản đều có hàm lượng đạm cao, dễ gây khó tiêu, đầy hơi cho trẻ.
– Mùi hải sản tanh tương kỵ với vị ngọt của sữa. Do đó uống sữa sẽ vô cùng khó chịu, khi dùng chung hải sản và sữa còn có nguy cơ đau bụng, tiêu chảy.
5. Các giải pháp hỗ trợ trẻ bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên làm
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, mẹ nên áp dụng các biện pháp sau:
5.1. Dinh dưỡng cho trẻ rối loạn tiêu hóa
Trẻ cần đảm bảo dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ để đảm bảo năng lượng hoạt động cho các cơ quan, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Một số nguyên tắc mẹ nên áp dụng:
– Cho trẻ uống sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
– Hạn chế cho con bú bình hoặc đổi loại sữa công thức, sữa bò.
– Mỗi lần chỉ cho trẻ uống sữa theo nhu cầu, trung bình 3 giờ nên cho trẻ bú 1 lần, không nên ép trẻ bú quá no.
– Mẹ có thể bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ với liều lượng khuyên dùng bởi bác sĩ.
5.2. Vệ sinh sạch sẽ tránh rối loạn tiêu hóa
Giữ vệ sinh là cách đơn giản nhất để tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ, tránh xa yếu tố độc hại với đường ruột. Một số lưu ý mẹ cần nắm để giữ vệ sinh cho trẻ:
– Cho trẻ ăn chín uống sôi.
– Dạy trẻ không mút tay, bỏ đồ chơi vào miệng.
– Với trẻ sơ sinh, mẹ nên lau miệng bằng gạc sạch.
– Vệ sinh sạch bình sữa và núm vú sau khi trẻ bú xong.
– Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Vệ sinh bình sữa cho trẻ sạch sẽ ngay sau khi trẻ bú song để tránh rối loạn tiêu hóa
5.3. Bổ sung men vi sinh
Men vi sinh cung cấp lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, ổn định hệ tiêu hóa. Lợi khuẩn trong men vi sinh là nguồn nhân lực hỗ trợ tối đa hệ tiêu hóa hoạt động. Ngoài ra, men vi sinh còn tăng đề kháng, ức chế hại khuẩn, giảm tình trạng đầy hơi, tiêu chảy.
6. Men 10 chủng BioAmicus- Giải pháp lợi khuẩn ổn định tiêu hóa (Ưu điểm của men 10 chủng)
1 tỷ lợi khuẩn mỗi liều trong men vi sinh BioAmicus Complete là nguồn cung cấp lợi khuẩn dồi dào cho trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa. Men 10 chủng BioAmicus Complete giải quyết rối loạn tiêu hóa ở trẻ em nhờ các ưu điểm sau:
– Kết hợp 10 chủng lợi khuẩn, trong đó có 2 nhóm quan trọng nhất với hệ vi sinh đường ruột là Bifidobacteria và Lactobacillus. Mỗi chủng lại có vai trò nhất định, hỗ trợ giải quyết các vấn đề rối loạn tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, nôn trớ…
– Nghiên cứu ổn định với acid mật và acid dạ dày, giúp 1 tỷ lợi khuẩn đạt tác dụng tại ruột, tạo màng bảo vệ trước vi khuẩn gây hại.
– Các chủng lợi khuẩn giúp kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng. Đặc biệt nhóm lợi khuẩn chủng lactobacillus giúp kích thích tăng sản sinh men lactase, giúp tiêu hóa đường lactose trong sữa.
– An toàn tuyệt đối với trẻ em: không màu, không mùi, không vị, không chất bảo quản, không GMO.
Sản phẩm chia liều nhỏ giọt dễ dùng, mẹ có thể nhỏ vào sữa hoặc cho con trực tiếp với liều như sau:
– Trẻ dưới 1 tuổi: 5 giọt.
– Trẻ trên 1 tuổi: 10 giọt.
Men 10 chủng BioAmicus Complete có thể trộn cùng sữa để cải thiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Hy vọng với những chia sẻ ở trên, mẹ có thể trả lời cho câu hỏi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên uống sữa không? Nếu còn băn khoăn, mẹ liên hệ ngay với số Hotline 1900636985 để được tư vấn trực tiếp hoàn toàn miễn phí.
Nguồn tham khảo:
-
1. FODMAP Food List
https://www.ibsdiets.org/fodmap-diet/fodmap-food-list/
Các bài khác
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn tôm [LƯU Ý CHO MẸ]
Tôm là thực phẩm bổ dưỡng chứa nhiều đạm và canxi giúp trẻ cao lớn. Tuy nhiên, có nhiều tin đồn trẻ ăn tôm dễ lạnh bụng, dị ứng, dễ tiêu chảy khi đang rối loạn tiêu hóa. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nên ăn tôm không? Mẹ tìm hiểu ngay nhé. […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu, mẹ phải làm sao?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khiến hệ tiêu hóa yếu đi, thức ăn khó được hấp thu. Từ đó, trẻ ăn không tiêu, sụt cân, gầy ốm. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn không tiêu, mẹ phải làm sao? Sau đây là tất cả các thông tin mẹ cần biết để đưa […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục do đâu? [KHẮC PHỤC NGAY]
Mục lụcTrẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục do đâu? [KHẮC PHỤC NGAY]1. Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa nôn liên tục1.1. Nhiễm khuẩn đường ruột1.2. Trẻ bị nôn trớ liên tục do thức ăn1.3. Tắc nghẽn đường tiêu hóa1.4. Một số bệnh lý khác2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa […]
Rối loạn tiêu hóa ở độ tuổi ăn dặm, cha mẹ cần làm gì ?
Ăn dặm là một thử thách đối với hệ tiêu hóa của bé. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ ăn dặm có thể kéo dài hàng tuần và diễn biến nghiêm trọng hơn, khiến cả con lẫn mẹ đều rất vất vả. Để tránh trường hợp này, mẹ cần hiểu kỹ nguyên nhân cũng như […]
Trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng? [LƯU Ý CHO MẸ]
Các mẹ truyền tai nhau “Trứng gà tốt, sạch lại giàu dinh dưỡng. Cho con ăn nhiều trứng gà để con cao lớn”. Liệu điều này có đúng? Đặc biệt, khi trẻ rối loạn tiêu hóa có nên ăn trứng? Mẹ hãy xem ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé. Mục lục1. […]
Chăm sóc y khoa chuẩn cho trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa
Thống kê cho thấy 20% trẻ sau khi uống thuốc kháng sinh đều gặp tình trạng tiêu chảy. Với trẻ dưới 2 tuổi, tỉ lệ này còn tăng cao hơn. Vậy vì sao trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa? Biện pháp chăm sóc trẻ như thế nào để cải thiện rối loạn […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa biếng ăn làm sao nhanh khỏi?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ gây nhiều hậu quả cho trẻ trong đó có biếng ăn, ăn không ngon. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa biếng ăn phải làm sao? Mẹ cùng tìm hiểu ngay 4 nguyên nhân và 4 giải pháp ngay trong bài viết dưới đây. Mục lục1. Rối loạn tiêu […]
Bé bị rối loạn tiêu hóa ăn yến được không? Chế biến thế nào?
Yến sào từ xưa đến nay được coi là “thần dược” cực kỳ bổ dưỡng. Tuy nhiên bé bị rối loạn tiêu hóa ăn yến được không? Chế biến yến sào như thế nào để có hiệu quả tốt nhất? Mẹ hãy cùng tìm hiểu ngay. Mục lục1. Bé bị rối loạn tiêu hóa ăn […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì để khỏi nhanh
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa hết sức nhạy cảm với thức ăn. Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể làm tình trạng của trẻ nặng hơn và kéo dài. Chính vì vậy, câu hỏi “Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì” là nỗi trăn trở của không ít bà […]
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì nhẹ bụng dễ tiêu?
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên được ăn những loại thực phẩm lỏng, mềm, giàu chất xơ. Và lựa chọn không thể tốt hơn chính là “cháo”. Vậy trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì để nhanh khỏi là câu hỏi của không ít bậc cha mẹ. Hãy xem ngay bài […]