Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì để nhanh khỏe? Cần tránh ăn gì?

Mục lục

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì? Có cần kiêng ăn gì không?… Đó là những băn khoăn, lo lắng của các mẹ khi thấy con mình bị tiêu chảy. Hãy cùng Bioamicus tìm hiểu bé bị tiêu chảy nên ăn gì để phục hồi sức khỏe nhanh chóng, và cần tránh ăn gì qua bài viết sau đây

Bé bị tiêu chảy nên ăn gì

1. Bệnh tiêu chảy ở trẻ em nguy hiểm như thế nào?

Hậu quả đầu tiên gặp ở bé bị tiêu chảy là mất nước và điện giải. Điều này gây ảnh hưởng lên các hoạt động thường ngày của trẻ. Bé lừ đừ, chán chơi, bỏ bú.

Xem thêm: Dấu hiệu mất nước ở trẻ mẹ cần đặc biệt lưu ý

Đặc biệt, mất muối và rối loạn điện giải là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng ở trẻ.

Một số trường hợp tiêu chảy nặng có thể dẫn đến chí tử vong nếu trẻ không được xử trí và phục hồi nhanh chóng.

Vì vậy cách bù nước cho trẻ cùng chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy là vô cùng quan trọng. Để giúp trẻ phục hồi nhanh sau tiêu chảy cần cho trẻ ăn uống đầy đủ. Hơn nữa, phải cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng ngay khi bé muốn ăn, càng sớm càng tốt

Để nhận cách cải thiện tiêu chảy hiệu quả, an toàn và phù hợp với từng trẻ, mẹ vui lòng để lại thông tin. Dược sĩ chuyên môn sẽ liên hệ để đánh giá tình trạng và tư vấn miễn phí

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí

2. Bé bị tiêu chảy nên ăn gì để mau phục hồi?

Thực phẩm tốt nhất cho trẻ bị tiêu chảy là những thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu hóa, những món ăn kích thích vị giác ăn ngon ở trẻ. Hơn nữa cũng cần bổ sung các loại đồ ăn chứa một ít muối giúp bổ sung điện giải (Na+, K+ và Cl-) bị mất qua phân.

2.1. Thực phẩm dễ tiêu hóa

Đứng đầu danh sách trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì chính là các thực phẩm dễ tiêu hóa. 

Thực phẩm dễ tiêu hóa là nhóm thực phẩm nhẹ nhàng cho hệ tiêu hóa, giúp bé hấp thu dưỡng chất mà không gây kích ứng dạ dày hoặc đường ruột. Khi bé bị tiêu chảy, những thực phẩm này vừa cung cấp năng lượng, vừa hỗ trợ hồi phục hệ tiêu hóa.

Các thực phẩm dễ tiêu nên thêm vào thực đơn bao gồm:

  • Chuối: Giàu kali, giúp bổ sung chất điện giải.
  • Táo: Nên nấu chín hoặc nghiền để dễ tiêu hóa.
  • Cơm trắng, bánh mì trắng: Nguồn tinh bột dễ tiêu hóa.
  • Khoai tây: Có thể luộc hoặc hấp, cung cấp năng lượng và dưỡng chất.
  • Cháo: Có thể kết hợp đầy đủ dinh dưỡng, lại được nấu mềm nhữ dễ tiêu hóa, hấp thu.

Trẻ em bị tiêu chảy nên ăn cháo

Cháo rau củ cho trẻ bị tiêu chảy

Xem thêm: Giải đáp: Bé bị tiêu chảy có nên ăn thịt bò

2.2. Thức ăn giàu protein nhẹ

Thực phẩm giàu protein nhẹ rất quan trọng khi bé bị tiêu chảy, vì chúng giúp cơ thể bé duy trì năng lượng và phục hồi nhanh mà không làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Dưới đây là danh sách chi tiết các thực phẩm này cùng cách chế biến phù hợp:

  • Thịt trắng: thịt gà nạc hoặc thịt lợn được luộc, hấp hoặc ninh nhừ
  • Cá: Các loại cá nước ngọt hoặc cá biển ít mỡ, được hấp, nướng
  • Trứng: Trứng gà hoặc trúng cút, được luộc, hấp, ăn cùng với cháo trắng hoặc ăn như món phụ
  • Đậu phụ: đậu hũ non, mềm, được chế biến trong ngày để hạn chế ôi, chua

2.3. Thực phẩm giúp cân bằng hệ vi sinh

Mẹ có thể cho trẻ ăn các thực phẩm như sữa chua, sữa chua uống, phô mai lên men để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột của trẻ, giúp cân bằng hệ vi sinh. Các lợi khuẩn có khả năng ổn định nhu động ruột, giảm số lần đi tiêu và hạn chế tình trạng đi ngoài phân lỏng.

Bé bị tiêu chảy nên ăn sữa chua

Sữa chua có tác dụng cải thiện tiêu chảy hiệu quả cho bé 

Các chuyên gia khuyến nghị nên cho bé ăn sữa chua không thêm hương vị hay chất phụ gia. Tốt nhất nên sử dụng sữa chua từ sữa mẹ, thân thiện lành tính với đường ruột của trẻ.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cơ thể trẻ có thể hấp thu sữa chua gấp 3 lần sữa tươi. Như vậy, sử dụng sữa chua còn giúp bé hấp thu dưỡng chất tốt hơn, hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Bên cạnh sữa chua, mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột của bé bằng các sản phẩm men vi sinh đơn chủng, đa chủng. Trong đó, men 10 chủng BioAmicus được nhiều chuyên gia khuyên dùng cho trẻ không chỉ khi trẻ bị táo bón mà cả khi con gặp các vấn đề tiêu hóa như:

  • Sử dụng kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột
  • Rối loạn hệ vi sinh đường ruột gây tiêu chảy, táo bón, nôn trớ, biếng ăn
  • Trẻ có sức đề kháng yếu, muốn bổ sung lợi khuẩn để nâng cao sức khỏe đường ruột

men vi sinh cho trẻ bị tiêu chảy-min

Tác dụng của men vi sinh đối với tình trạng tiêu chảy 

Lưu ý: Chỉ sử dụng sữa chua cho trẻ trên 6 tháng tuổi, đã bắt đầu ăn dặm. Trẻ 0 – 6 tháng tuối hấp thu sữa chua khó hơn do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Đường ruột khó dung nạp khiến sữa chua bị đẩy ra ngoài. Điều này làm có thể làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy ở trẻ.

2.4. Nước và dung dịch bù điện giải

Khi trẻ bị tiêu chảy, việc nhanh chóng bù nước, điện giải cho bé là một việc làm hết sức cần thiết. Điều này có thể giúp bé tránh được các biến chứng nguy hiểm như trụy tim mạch.

Các dung dịch bù nước, điện giải mẹ nên chuẩn bị khi trẻ bị tiêu chảy bao gồm:

  • ORS (Oresol): Dung dịch bù nước và chất điện giải y tế, nên được pha theo hướng dẫn và bổ sung ngay sau mỗi lần đi tiêu, nên dùng cho mọi trường hợp tiêu chảy, cả mất nước nhẹ và mất nước nặng.
  • Nước cơm, nước gạo rang: Cung cấp năng lượng nhẹ, có thể dùng để bù nước cho trẻ từ trên 6 tháng tuổi.
  • Nước lọc hoặc nước canh rau: Có tác dụng chính là giữ cơ thể không bị mất nước, có thể dùng trong trường hợp tiêu chảy nhẹ.

3. Trẻ bị tiêu chảy nên kiêng ăn gì?

trẻ bị tiêu chảy không nên ăn gì

Trẻ em bị tiêu chảy nên kiêng ăn gì

3.1. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Các loại đường và protein trong sữa công thức, sữa bò làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy ở trẻ. Ngoài ra, các sản phẩm sữa có chứa lactose cũng là nguyên nhân khiến bé tiêu chảy. Nếu có thể, hãy hạn chế sử dụng các sản phẩm này. 

Thay vào đó, mẹ có thể tăng cường cữ bú mẹ, sử dụng sản phẩm sữa thủy phân đạm bò, sữa không chứa lactose để thay thế.

3.2. Cá, tôm và các loại thủy sản

Các loại thủy sản như cá, tôm thường chứa các protein khó tiêu hóa và các thành phần dễ gây dị ứng, đau bụng và nôn trớ ở trẻ. Hơn nữa, đây cũng là những thực phẩm dễ bị nhiễm các vi khuẩn gây hại.

Do đó, hãy tạm ngưng việc cho trẻ ăn hải sản đến khi đường ruột của bé ổn định.

3.3. Thực phẩm nhiều đường

Bánh, kẹo, siro, mứt, nước ngọt... chứa nhiều đường làm tăng áp lực thẩm thấu tại ruột, khiến nước bị kéo vào ruột nhiều hơn gây tiêu chảy. Một số thành phần trong những loại thực phẩm trên còn có thể gây kích thích nhu động ruột, khiến tiêu chảy lâu hồi phục. 

Tương tự thực phẩm nhiều đường, những món ăn chứa nhiều gia vị, cay nóng cũng là thực phẩm gây kích thích niêm mạc ruột.

3.4. Rau củ sống

Trong khi rau củ nấu chín được khuyến khích để bổ sung vitamin, các chất điện giải cho bé thì rau củ sống lại là những thực phẩm cần tránh khi trẻ bị tiêu chảy. Rau củ sống chứa nhiều chất xơ không hòa tan, thường khiến trẻ bị khó tiêu. Ngoài ra, chúng cũng chứa nhiều vi khuẩn, khi không rửa sạch có thể khiến trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.

3.5. Đồ chiên rán

Cuối cùng trong danh sách trẻ em bị tiêu chảy nên kiêng ăn gì chính là đồ chiên rán, thức ăn sẵn chứa nhiều dầu mỡ. 

Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ lại có thể khiến bé khó tiêu hóa do chức năng tỳ vị kém và làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy ở trẻ. 

Thức ăn nhanh, chế biến sẵn thường mang nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản.  Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế để trẻ ăn các thực phẩm chưa được nấu chín kỹ, thức ăn để qua đêm bởi nguy cơ nhiễm khuẩn cao.

Trên đây là những thực phẩm quen thuộc trả lời cho câu hỏi trẻ em bị tiêu chảy nên ăn gì, cần tránh ăn gì để nhanh chóng hồi phục. Nếu mẹ biết thêm những mẹo hoặc lưu ý nào khác về việc sử dụng thực phẩm khi con bị tiêu chảy, đừng ngần ngại chia sẻ với BioAmicus qua hotline 1900 636 985 hoặc để lại thông tin phía dưới đây.

Mẹ hãy để lại số điện thoại và tình trạng cụ thể của bé để nhận tư vấn miễn phí

Có thể mẹ quan tâm

Bioamicus Complete – Đồng hành cùng con khôn lớn.

BIOAMICUS VIỆT NAM

Hotline: 1900 636 985

Website: https://bioamicus.vn/

Email: info@hunmed.vn



Bài viết liên quan