Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Mỗi năm tại Việt Nam có hàng nghìn ca tiêu chảy cấp ở trẻ em. Vậy tiêu chảy cấp ở trẻ là bệnh lý gì? Có nguyên nhân do đâu? Khắc phục tiêu chảy cấp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật thông tin về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em qua bài viết sau đây.
Theo Bộ Y tế, tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng bất thường từ 3 lần trở lên trong 24 giờ. Tiêu chảy cấp ở trẻ là tình trạng tiêu chảy cấp tính, diễn ra không quá 2 tuần. Mẹ chú ý đến tính chất phân lỏng, tóe nước khác với đi ngoài nhiều lần mà phân có hình khuôn bình thường.
Riêng với trẻ sơ sinh bú mẹ, con có thể đi ngoài không thành khuôn nhiều hơn 3 lần/ngày mà không phải tiêu chảy. Xác định tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh khi con đi ngoài nhiều hơn so với bình thường kèm các dấu hiệu mất nước.
Các dấu hiệu mất nước gặp ở cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc tiêu chảy cấp là: da khô, nhăn nheo, môi khô, mắt trũng, người mệt lả, sốt,…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ. Tiêu chảy cấp do virus và hại khuẩn là các tình trạng hay gặp nhất. Bên cạnh đó, tiêu chảy do ký sinh trùng, do thức ăn và sử dụng kháng sinh cũng là các nguyên nhân đáng được chú ý.
Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em
Virus, cụ thể là Rotavirus là tác nhân chính gây tiêu chảy cấp ở trẻ nhỏ.
Trẻ tiêu chảy Rota thường có các biểu hiện rầm rộ, nhanh chóng và đột ngột. Tiêu chảy nặng kèm theo các triệu chứng như nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, mất nước…
Ngoài ra, Adenovirus, Enterovirus, Notovirus cũng là các chủng virus gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ, xong ít phổ biến hơn.
Vi khuẩn gây tiêu chảy cấp ở trẻ thường do E.coli, trực khuẩn lỵ Shigella, Salmonella enterrocolitica, vi khuẩn tả Vibrio cholerae…
Mỗi vi khuẩn gây biểu hiện khác nhau, dựa trên tính chất phân. Trực khuẩn lỵ gây phân máu. E.coli và vi khuẩn tả sinh nội độc tố gây tiêu chảy phân nước. Salmonella gây tiêu chảy phân nước hoặc phân máu.
Các tình trạng loạn khuẩn ruột do tăng số lượng hại khuẩn cũng gây ra tiêu chảy. Các biểu hiện giống rối loạn tiêu hóa và có thể đi ngoài lúc lỏng lúc táo.
Ký sinh trùng tồn tại nhiều trong đất. Vì vậy, trẻ em 1-3 tuổi dễ bị nhiễm ký sinh trùng gây tiêu chảy cấp do trẻ thích nằm, bò dưới đất, ngậm đồ chơi. Các ký sinh trùng gây tiêu chảy cấp phổ biến ở trẻ là: Amip, Giardia, Cryptosporodia
Trẻ nhiễm ký sinh trùng thường bị tiêu chảy nặng và kéo dài. Đôi khi, trẻ cũng có thể nhiễm tiêu chảy cấp kèm biếng ăn, bụng chướng, ngứa hậu môn…
Sử dụng kháng sinh kéo dài gây tiêu chảy cấp ở trẻ em
Sử dụng kháng sinh đường uống trong thời gian dài dẫn đến lợi khuẩn đường ruột bị tiêu diệt. Như vậy tạo điều kiện cho các hại khuẩn phát triển, làm mất cân bằng hệ vi sinh. Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột, dễ nhiễm độc C.difficile.
Tiêu chảy do sử dụng kháng sinh thường có có diễn biến nhẹ, hết khi ngừng kháng sinh và bổ sung lợi khuẩn.
Trẻ có thể bị tiêu chảy do dị ứng với protein “lạ” trong thức ăn như: sữa bò, lạc, đậu nành, tôm, cá,… Trong đó phổ biến nhất là dị ứng đạm bò. Đừng lầm tưởng sữa tươi mới chứa đạm bò. Các loại sữa công thức thông thường cũng chứa đạm bò và có thể là tác nhân gây tiêu chảy cấp.
Trẻ thường có các biểu hiện dị ứng khác kèm theo như: chảy nước mắt, mũi, ngứa quanh miệng, nổi mẩn…
Tiêu chảy cấp gặp ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ em, những đối tượng sau đây có nguy cơ cao mắc tiêu chảy cấp tính:
Tiêu chảy cấp ở trẻ em rất dễ lây lan thành dịch. Theo ghi nhận từ Bệnh viện Nhi Trung ương, năm 2022 có tổng số 5487 ca tiêu chảy do Rotavirus phát hiện tại Bệnh viện, tăng gấp 2.8 lần so với năm 2021 (1.960 ca). Đặc biệt đầu năm 2023, Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận 417 trẻ mắc tiêu chảy do Rotavirus đến khám và điều trị .
3 lý do tiêu chảy cấp có thể bùng phát thành dịch bao gồm:
Mời mẹ đọc thêm:
Biến chứng nguy hiểm do tiêu chảy cấp ở trẻ em
Cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em
Tiêu chảy cấp ở trẻ có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề như:
Rối loạn chuyển hóa và rối loạn huyết động có thể đồng thời gây các bệnh lý tại các cơ quan. Suy yếu cơ, suy thận, nhiễm độc thần kinh, trụy tim mạch… đều là các biến chứng có thể xảy ra với trẻ bị tiêu chảy cấp không được điều trị đúng cách.
Phác đồ điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ được Bộ Y tế đưa ra như sau:
Mất nước là dấu hiệu diễn ra nhanh chóng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ở trẻ em bị tiêu chảy cấp. Vì vậy tất cả trẻ bị tiêu chảy cấp đều được theo dõi, phân loại mất nước theo 3 cấp độ:
Mức độ mất nước | Dấu hiệu (có ≥ 2 dấu hiệu) |
Mất nước nặng | Trẻ ngủ li bì hoặc khó đánh thức.
Mắt trũng. Trẻ không uống được hoặc uống kém Nếp véo da mất rất chậm. Vật vã, kích thích. |
Có mất nước | Uống nước háo hức, khát.
Vật vã, kích thích. Mắt trũng. |
Không mất nước | Không đủ dấu hiệu để phân loại có mất nước hoặc mất nước nặng. |
Quá trình theo dõi tình trạng mất nước diễn ra thường xuyên, liện tục, từ 30-60 phút một lần. Tránh trường hợp con chuyển từ cấp độ mất nước nhẹ lên nặng mà mẹ không hay biết.
Bù nước cho trẻ em bị tiêu chảy cấp
Bù nước, điện giải cho trẻ dựa vào phân loại mất nước. Cách bù nước, điện giải như sau:
Áp dụng trường hợp trẻ chưa có dấu hiệu mất nước. Mẹ cho trẻ uống nhiều hơn so với bình thường. Uống nước theo nhu cầu của trẻ. Nghĩa là nếu con còn khát và tiêu chảy, mẹ hãy cứ để con uống nước.
Cách mẹ cho trẻ uống:
Trẻ có mất nước cần được bù cả nước và điện giải bằng ORS. Cho trẻ uống ORS theo cân nặng, khuyến cáo bù trong vòng 4 giờ. Sau 4 giờ, đánh giá lại tình trạng mất nước.
Số lượng nước (ml) trong 4 giờ đầu = cân nặng (kg) x 75ml.
Cách uống tương tự như trên.
Nếu trẻ có dấu hiệu mất nước nặng, mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà. Hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer lactat (hoặc nước muối sinh lý).
Kháng sinh sẽ được dùng điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em khi biết rõ nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn. Thuốc kháng sinh điều trị tiêu chảy cấp phổ biến: Azithromycin, Ciprofloxacin, Metronidarole.
Thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ. Mẹ bé không tự ý sử dụng.
Phần lớn trẻ tiêu chảy phân nước sẽ thèm ăn trở lại ngay khi được bù đủ nước. Khuyến khích trẻ ăn lại chế độ ăn bình thường càng sớm càng tốt.
Những thức ăn mẹ nên tránh cho trẻ bị tiêu chảy cấp ăn:
Không nên hạn chế trẻ ăn và không nên pha loãng thức ăn. Tránh làm trẻ bị giảm cân, chức năng đường ruột phục hồi chậm hơn.
Hai thuốc được sử dụng phổ biến điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em là:
Mẹ lưu ý không cho trẻ dùng thuốc cầm nôn, cầm tiêu chảy.
Như đã nói ở trên, trẻ em bị tiêu chảy cấp tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao. Tiêu chảy có thể lây lan nhanh tới những người sống chung, tiếp xúc gần với trẻ.
Áp dụng các biện pháp phòng tiêu chảy là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ.
Sử dụng men vi sinh đa chủng hỗ trợ điều trị tiêu chảy ở trẻ em
Hệ tiêu hóa quyết định 70% sức đề kháng của trẻ nhỏ. Đường tiêu hóa bị rối loạn cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm giảm khả năng chống lại các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào. Tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn tả, lỵ,…bám dính lên niêm mạc ruột gây tiêu chảy cấp.
Bổ sung men vi sinh đa chủng giúp trẻ duy trì cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường sức khỏe tiêu hóa.
Men 10 chủng BioAmicus với công thức đột phá, chứa tới 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm Lactobacillus và Bifidobacteria. Đây là 2 nhóm lợi khuẩn có nhiều nhất trong đường tiêu hóa. Bổ sung đa dạng chủng lợi khuẩn, hỗ trợ toàn diện các vấn đề từ rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, tiêu chảy và kém hấp thu sau tiêu chảy
Bổ sung 1 liều Men 10 chủng BioAmicus, mẹ đã giúp bé bổ sung hàng tỷ lợi khuẩn. Bổ sung lượng lớn lợi khuẩn giúp nhanh chóng lấy lại cân bằng vi sinh. Hỗ trợ khác phục các hậu quả của tiêu chảy và ngăn ngừa các đợt tiêu chảy cấp tiếp theo.
Thông thường, tiêu chảy cấp ở trẻ em kéo dài từ 2 đến 7 ngày và tự khỏi nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, thời gian cụ thể phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của trẻ.
Nếu mẹ thấy con bị tiêu chảy kéo dài hơn 7 ngày kèm các dấu hiệu sau, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế:
Tiêu chảy cấp ở trẻ em là bệnh lý thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cách hạn chế tốt nhất là tăng cường sức khỏe tiêu hóa, tăng cường miễn dịch. Men vi sinh đa chủng là trợ thủ của mẹ giải quyết nỗi lo tiêu chảy cấp ở bé. Mẹ muốn tìm hiểu thêm về tình trạng tiêu chảy ở trẻ, có thể để lại thông tin liên lạc tại BioAmicus và nhận tư vấn miễn phí mẹ nhé!