Logo

Tư vấn ngay: 1900 636 985

0

Giỏ hàng

Giỏ hàng của bạn đang trống

[XỬ TRÍ NHANH] Tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em

Mục lục

Mất nước ở trẻ em là một trong những biến chứng nghiêm trọng của tiêu chảy. Vì vậy, mẹ cần có những biện pháp xử trí nhanh chóng khi gặp tình trạng tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em.

Xử trí nhanh tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ

1. Tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tình trạng tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em vô cùng nguy hiểm, mẹ cần lưu ý và xử trí ngay.

Khi ruột non bị rối loạn hấp thu, nhiều nước xuống đại tràng và không tái hấp thu trở lại, gây tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng. Từ đó, cơ thể trẻ nhỏ bị mất nước và điện giải. Nếu không được bù các chất này kịp thời, tiêu chảy kéo dài và mất nước trầm trọng hơn. Sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng tính mạng.

Đặc biệt, trẻ nhỏ nhạy cảm hơn với các ảnh hưởng xấu của mất nước. Nhu cầu nước và lượng dịch cơ bản ở trẻ cao bởi tỷ lệ trao đổi chất cao hơn. Tỷ lệ diện tích bề mặt lớn hơn so với thể tích làm bay hơi. Mất dịch nhiều và trẻ có khả năng phục hồi thấp.

Mời mẹ đọc thêm: Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở trẻ em thường gặp nhất

2. Xử trí nhanh tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em

Đối với tiêu chảy cấp ở trẻ em, bổ sung nước và điện giải là việc làm đầu tiên trong quá trình điều trị, tránh để mất nước nghiêm trọng.

2.1. Bù nước bằng đường uống

Sử dụng dung dịch bù nước bằng đường uống là một bước tiến quan trọng trong xử trí mất nước do tiêu chảy cấp. Đây là liệu pháp an toàn và hiệu quả trong phần lớn trường hợp tiêu chảy ở mọi lứa tuổi, do mọi căn nguyên.

Hầu hết các loại dịch trẻ thường dùng đều có thể sử dụng để bù nước. Các loại dịch này gồm hai nhóm:

– Các dung dịch chứa muối như Oresol, dung dịch có vị mặn (nước cháo muối, nước cơm có muối), súp rau quả hoặc súp gà, súp thịt,…

– Các dung dịch không chứa muối như nước tinh khiết, nước cơm, súp không muối, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường,…

Bù nước cho trẻ tiêu chảy cấp

Bù nước cho trẻ bị tiêu chảy mất nước

Cách bù nước cho trẻ đạt hiệu quả:

– Cần nhanh chóng bù nước trong vòng 4 giờ đầu trẻ bị tiêu chảy, nên cho trẻ uống từng ngụm nhỏ và chia làm nhiều lần.

– Cách uống theo liều: Sau mỗi lần đi ngoài, bổ sung khoảng 50-100ml với trẻ dưới 2 tuổi, khoảng 100-200ml với trẻ từ 2 đến 10 tuổi.

– Cách uống theo nhu cầu: Với trẻ lớn hơn, theo mong muốn của trẻ cho uống càng nhiều nước tinh khiết càng tốt.

2.2. Bù điện giải

Bù nước luôn cần đi kèm bù điện giải khi xử trí tình trạng mất nước ở trẻ em tiêu chảy cấp. Nhằm cân bằng dịch cơ thể, bù đắp nhanh và chính xác những chất bị mất đi. Từ đó, dần phục hồi trạng thái cơ thể trẻ.

Sự hiện diện của glucose làm tăng hấp thu muối Natri lên gấp 3 lần và đây chính là cơ sở của việc bù nước và điện giải bằng đường uống và công thức của gói Oresol. Với thành phần chính là đường và muối, nếu pha đúng tỉ lệ mang lại hiệu quả bù dịch cao.

Cách pha dung dịch Oresol và liều lượng cần uống

Để pha dung dịch Oresol, mẹ cần thực hiện đúng các bước sau:

– Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước

– Đổ bột trong gói vào một bình hay ấm sạch

– Đong 01 lít nước tinh khiết đổ vào bình chứa (theo đúng tỉ lệ hướng dẫn trên từng gói Oresol)

– Khuấy kỹ đến khi bột trong bình tan hoàn toàn

Cần pha Oresol hàng ngày, chỉ dùng dung dịch trong vòng 24 giờ và được bảo quản sạch sẽ.

Lựa chọn oresol y tế để bù nước, điện giải

Bù điện giải đúng cách, tránh xa đồ uống nhiều đường, đồ có gas

Xác định lượng Oresol cho trẻ uống trong 04 giờ đầu, ưu tiên theo cân nặng với công thức: Số lượng Oresol (ml) cần dùng = Cân nặng trẻ (kg) x 75. Nếu không biết cân nặng của trẻ, ước tính theo độ tuổi.

Tuổi Dưới 04 tháng 04 tháng đến dưới 12 tháng 12 tháng đến dưới 02 tuổi 02 tuổi đến dưới 5 tuổi
Cân nặng (kg) <06 06 – <10 10 – <12 12 – 19
Lượng ORS (ml) 200 – 400 400 – 700 700 – 900 900 – 1400

Nếu trẻ muốn uống Oresol nhiều hơn, hãy cho trẻ uống thêm. Lượng dịch chính xác cần bổ sung phụ thuộc vào tình trạng mất nước của trẻ.

Một số sai lầm nên tránh khi bù điện giải

– Pha quá đậm đặc: Do Oresol thường có mùi khó chịu, khiến nhiều trẻ không hợp tác nên phụ huynh pha cả gói với một chút nước cho con uống. Điều này có thể làm cơ thể càng bị mất nước trầm trọng hơn, gây nguy hiểm tới tính mạng trẻ.

– Pha quá loãng: Oresol pha quá loãng tuy cũng có tác dụng, nhưng sẽ không đạt hiệu quả điều trị mong muốn.

– Pha theo kiểu “ước lượng”: Không nên pha theo tỉ lệ khác như nửa gói + nửa lít nước bởi thành phần gói bột Oresol không được trộn đều.

Khi gặp tình trạng tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ, mẹ cần lập tức bù nước, bù điện giải cho con. Giúp trẻ lấy lại cân bằng nội môi, tránh những nguy hiểm rình rập.

3. Biện pháp cải thiện đường ruột, đẩy lùi tiêu chảy cấp mất nước

Áp dụng liệu pháp bù nước, điện giải sớm, sử dụng phác đồ điều trị phù hợp cũng như cải thiện đường ruột lâu dài sẽ đẩy lùi tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em. Từ đó, giảm được tỷ lệ nhập viện, tử vong, suy dinh dưỡng và ngăn ngừa tái phát tiêu chảy.

3.1. Bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy sẽ mất đi lượng lớn kẽm. Trong khi kẽm đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của trẻ, sẽ rút ngắn thời gian tiêu chảy và tăng tốc độ hồi phục đường ruột.

Bổ sung kẽm cho trẻ tiêu chảy càng sớm càng tốt ngay sau giai đoạn bốn giờ đầu bù dịch, qua viên uống, siro và chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

– Chế độ ăn với đa dạng thực phẩm chứa nhiều kẽm như thịt gà, hải sản có vỏ, các loại hạt, các loại rau củ, nấm,…

– Việc bổ sung dạng thuốc, cần lưu ý liều lượng và có sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ.

Bổ sung kẽm qua thực phẩm và thực phẩm chức năng

Bổ sung kẽm cho trẻ bị tiêu chảy cấp

Liều bổ sung kẽm cho trẻ

Độ tuổi Liều lượng trên ngày Thời gian sử dụng
Trẻ < 6 tháng Nửa viên 20mg hoặc 5ml sirup 14 ngày
Trẻ ≥ 6 tháng 1 viên 20mg hoặc 10ml sirup 14 ngày

* Mẹ phải cho trẻ uống bổ sung kẽm đủ liều trong 14 ngày

3.2. Bổ sung men vi sinh đa chủng

Bổ sung men vi sinh có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ sớm hơn một ngày. Bởi các sản phẩm men vi sinh chứa lợi khuẩn phát triển ổn định trong ruột. Chúng ức chế tác nhân gây tiêu chảy và giúp cơ thể chống lại hại khuẩn. Từ đó, bảo vệ đường ruột của trẻ và tăng cường miễn dịch.

Men 10 chủng BioAmicus – Giải pháp vi sinh cải thiện đường ruột, hỗ trợ phòng ngừa tiêu chảy mất nước ở trẻ em

men 10 chủng BioAmicus Complete cải thiện rối loạn tiêu hóa

Men 10 chủng BioAmicus – Đa chủng, đa tác dụng toàn diện

Men 10 chủng BioAmicus Complete là giải pháp vàng khi sở hữu những điểm vượt trội:

– Men vi sinh đa chủng đầu tiên cung cấp 10 chủng lợi khuẩn thuộc 2 nhóm quan trọng nhất đã được minh chứng tác dụng.

– Liều bổ sung đảm bảo 01 tỷ lợi khuẩn mỗi liều, hỗ trợ nhanh chóng lấy lại cân bằng hệ vi sinh hỗ trợ khắc phục toàn diện các vấn đề tiêu chảy, nôn ói,…

– Lợi khuẩn dồi dào hỗ trợ trẻ tiêu hóa thức ăn dễ dàng, hấp thu hiệu quả, từ đó rút ngắn thời gian tiêu chảy ở trẻ.

Chỉ 05 giọt men 10 chủng BioAmicus hỗ trợ mẹ giải quyết từ gốc rễ mọi vấn đề tiêu hoá cho trẻ.

3.3. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trước – trong – sau tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em

Đối với trẻ nhỏ, tiêu chảy cấp mất nước rất dễ làm cho trẻ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy cần duy trì chế độ ăn thích hợp trong từng trường hợp trước – trong – sau tiêu chảy cho trẻ.

Trẻ tiêu chảy cấp mất nước nên ăn gì

Trước khi trẻ tiêu chảy cấp mất nước, cho trẻ ăn đa dạng, đủ chất dinh dưỡng. Giúp cơ thể tiếp tục tăng trưởng, hồi phục nhanh chức năng tiêu hóa và hấp thu của đường ruột.

chế độ ăn phòng ngừa tiêu chảy

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trước – trong – sau tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em

Trong khi tiêu chảy cấp ở trẻ mất nước, nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, chia nhỏ, dễ tiêu hóa. Với một số món ăn như cháo khoai tây thịt nạc, cháo gà nấm hương, súp cà rốt,…

Sau khi trẻ mất nước do tiêu chảy, nhanh chóng cho trẻ quay trở lại chế độ ăn bình thường. Trong vòng 02 tuần, có thể thêm 01 bữa mỗi ngày để trẻ mau hồi phục và ngăn ngừa nguy cơ suy dinh dưỡng.

Trẻ tiêu chảy cấp mất nước nên tránh ăn gì

Những thức ăn nên tránh vì có thể làm tình trạng tiêu chảy ở trẻ trầm trọng hơn.

– Tránh dùng các loại đồ ăn, đồ uống chứa quá nhiều đường.

– Tránh dùng các loại thực phẩm nhiều chất xơ, khó tiêu hóa hoặc ít chất dinh dưỡng như các loại rau sợi thô (măng, rau cần), củ quả, hạt ngũ cốc (ngô, đỗ).

– Nước cháo loãng mặc dù có tác dụng bù nước nhưng lại làm trẻ có cảm giác no mà không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng.

Mẹ cần quan sát tình trạng tiêu chảy của con có diễn ra khi ăn các loại thực phẩm trên không, để xác định được nguyên nhân và dự phòng. Không để trẻ bị mất nước nặng hơn và sụt cân, suy dinh dưỡng.

4. Yếu tố làm tăng nặng nguy cơ mất nước ở trẻ tiêu chảy

Thực tế, sẽ tồn tại nhiều yếu tố làm tăng nặng nguy cơ tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em.

– Trẻ tiêu chảy kèm theo nôn sẽ khiến lượng dịch của cơ thể mất đi nhiều hơn, khó bù nước và điện giải nhanh chóng và tiện lợi qua đường uống. Trẻ có thể vừa bù dịch, vừa nôn ói và phải khắc phục bằng đường tiêm, truyền tĩnh mạch.

– Trẻ tiêu chảy kèm theo sốt cũng làm mất đi một lượng dịch lớn của cơ thể trẻ, có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra.

– Trẻ tiêu chảy và quấy khóc nhiều bởi tình trạng mệt mỏi, khó chịu, chán ăn. Không đáp ứng yêu cầu bổ sung nước và điện giải, có thể bỏ lỡ thời gian đầu.

– Trẻ ăn sữa công thức, ăn thức ăn khô, chế độ ăn ít nước gây tiêu chảy có thể do nhiều tác nhân. Nhưng rối loạn đường tiêu hóa hay mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là những nguyên nhân hàng đầu góp phần làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy mất nước ở trẻ.

Mời mẹ đọc thêm: Phòng bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

5. Trẻ tiêu chảy cấp mất nước khi nào cần đi khám bác sĩ

đưa trẻ đi khám trong tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ

Đưa con tới cơ sở y tế để được kiểm tra, đánh giá, chẩn đoán chính xác

Khi tiêu chảy cấp, trẻ có các dấu hiệu mất nước nặng, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay. Mất nước nặng biểu hiện qua những triệu chứng dưới đây:

– Nhịp tim nhanh, tụt huyết áp hoặc không đo được

– Sốt cao trên 38,5 độ C liên tục không đỡ

– Đau bụng nhiều, quặn từng cơn không cố định

– Đi ngoài ra phân lẫn máu

– Chán ăn, bỏ bú, không uống được nước

– Mắt bị trũng, ngủ li bì, khó đánh thức

Nếu trẻ xuất hiện một trong những triệu chứng trên, mẹ cần nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Tránh việc bệnh tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ trở nặng hay gặp nhiều khó khăn trong điều trị.

Hy vọng qua bài viết trên, mẹ đã có những biện pháp xử trí nhanh và phù hợp khi gặp tình trạng tiêu chảy cấp mất nước ở trẻ em. Hãy thường xuyên truy cập website BioAmicus và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho trẻ đúng cách nhé!



Bài viết liên quan