Tư vấn ngay: 1900 636 985
Giỏ hàng
Biếng ăn ở trẻ luôn là vấn đề khiến các bậc cha mẹ đau đầu, đặc biệt khi trẻ bước vào tháng thứ 7 - giai đoạn phát triển quan trọng với sự bắt đầu của ăn dặm và những thay đổi thể chất. Việc bé biếng ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làm chậm quá trình phát triển của trẻ. Trong bài viết này, cha mẹ hãy cùng chuyên gia Bioamicus tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp khắc phục nhé.
Một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ 7 tháng biếng ăn giúp mẹ dễ dàng nhận biết như sau:
Khi mẹ nhận thấy các dấu hiệu biếng ăn kéo dài từ 1-2 tuần, mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp xử trí kịp thời.
Khi trẻ được 7 tháng tuổi có nghĩa là bé đang bước vào giai đoạn tập ăn dặm và có nhiều sự thay đổi về thể chất là nhận thức. Do đó, trẻ có thể biếng ăn bởi các nguyên nhân sau.
Nhiều trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn do trẻ đang bước vào giai đoạn biếng ăn sinh lý. Biếng ăn sinh lý ở trẻ 7 tháng tuổi có thể do:
Khi trẻ 7 tháng biếng ăn, mẹ cần chú ý quan sát trẻ vì có thể con bị biếng ăn do bệnh lý.
Trẻ 7 tháng tuổi, hệ miễn dịch còn yếu và chưa được hoàn thiện nên dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus gây ra các bệnh viêm đường hô hấp. Từ đó làm bé mệt mỏi và không muốn ăn uống.
Bên cạnh đó, các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa như: loạn khuẩn, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, chướng bụng… cũng gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu và tiêu thụ thức ăn dẫn đến trẻ 7 tháng biếng ăn, lười ăn.
Biếng ăn bệnh lý ở trẻ 7 tháng tuổi
Trẻ 7 tháng tuổi thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Khi cha mẹ thay thế hoàn toàn bằng các bữa ăn dặm sẽ ảnh hưởng nhu cầu dinh dưỡng và bé không thích nghi được dẫn đến trẻ 7 tháng lười ăn.
Bên cạnh đó, trong quá trình chế biến thức ăn, nhiều bậc phụ huynh chưa có kinh nghiệm nên chế biến không đúng cách, thêm việc cố ép bé ăn thật nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ lười ăn, biếng ăn.
Khi trẻ bị ốm hoặc một số nguyên nhân cần phải dùng thuốc kháng sinh sẽ làm rối loạn hệ vi sinh trong đường ruột. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thức ăn của trẻ dẫn đến tình trạng biếng ăn.
Khi cơ thể của bé bị thiếu các dưỡng chất như vitamin A, vitamin C, kẽm, sắt, canxi… có thể dẫn đến trẻ 7 tháng biếng ăn. Vì những loại dưỡng chất này có vai trò thúc đẩy quá trình chuyển hóa và kích thích vị giác, giúp bé ăn ngon miệng hơn.
Có thể mẹ quan tâm: |
Đối với trường hợp trẻ 7 tháng tuổi biếng ăn cha mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây để cải thiện tình trạng này.
Đối với những trẻ vừa sử dụng kháng sinh xong hoặc những trẻ đang bị rối loạn đường tiêu hóa, khả năng hấp thu kém thì mẹ nên bổ sung các loại men vi sinh để cân bằng lợi khuẩn trong đường ruột.
Đồng thời giúp nâng cao hệ thống miễn dịch, phòng ngừa các tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu…
Một trong các dòng men đa chủng được các chuyên gia và bác sĩ khuyên dùng chính là men 10 chủng Bioamicus Complete, đây là sản phẩm nhận được danh hiệu cao quý "sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng".
Ở giai đoạn 7 tháng tuổi mẹ cần cho bé ăn khoảng 700 ml sữa và khoảng 2 cữ bột hoặc cháo ăn dặm mỗi ngày.
Khi trẻ 7 tháng tuổi bước vào giai đoạn tập ăn dặm cha mẹ cần luân phiên thay đổi thực đơn cho bé. Việc thường xuyên thay đổi sẽ tránh được tình trạng chán ăn, hoặc thiếu các dưỡng chất cần thiết.
Khi xây dựng thực đơn hàng ngày cho bé mẹ nên chú ý là đảm bảo đủ các nhóm dưỡng chất sau.
Bên cạnh đó, mẹ cũng chú ý là hạn chế sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp hoặc chế biến sẵn vì chúng chứa nhiều chất bảo quản có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Để hạn chế tình trạng biếng ăn ở trẻ 7 tháng tuổi cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề khi cho bé ăn như:
Trên đây là những thông tin liên quan đến chủ đề trẻ 7 tháng biếng ăn. Hy vọng qua bài viết này mẹ đã có thêm nhiều kiến thức giúp bé ăn được nhiều và ngon miệng hơn. Và đừng quên truy cập Website BioAmicus để cập nhật kiến thức chăm con khoa học. Chúc bé yêu luôn khỏe mạnh!
1. Why Is My Child Suddenly Not Eating?
https://healthcare.utah.edu/the-scope/kids-zone/all/2019/02/why-my-child-suddenly-not-eating2. 14 reasons why your Toddler is refusing to eat
https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/21662630.2016.1175958